1.3.4.1. Kết quảđạt được
- Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, hệ thống VPĐKQSDĐ cấp tỉnh đã được thành lập tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; VPĐKQSDĐ cấp huyện đã được thành lập tại 675/693 huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh (chiếm gần 97,4% tổng số huyện) đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về tiến độ, kết quả thực hiện cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nhất là trong giai đoạn thực hiện Chỉ thị 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Chính phủ).
- Sự ra đời của hệ thống VPĐKQSDĐ các cấp gắn với việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên phạm vi toàn quốc là nền tảng quan trọng cho phát triển của hệ thống dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực đất đai đang từng bước đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Việc thực hiện thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận được thực hiện ngày càng thuận lợi hơn với người dân do cơ quan đăng ký được tổ chức lại ngày
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31
càng chuyên nghiệp; hồ sơ địa chính từng bước được cập nhật, chỉnh lý thường xuyên là cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu đất và cải cách thủ tục hành chính.
1.3.4.2. Tồn tại, hạn chế
- Hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất hiện nay còn mang tính thủ công, thực hiện thiếu thống nhất ở các địa phương. Tổ chức bộ máy của VPĐKQSDĐ ở nhiều địa phương, nhất là VPĐKQSDĐ cấp tỉnh chưa hoàn chỉnh, không thống nhất. Nhiều VPĐKQSDĐ cấp tỉnh chưa hình thành các phòng chuyên trách theo từng công việc. VPĐKQSDĐ cấp huyện thường không thành lập tổ, bộ phận chuyên trách, việc bố trí cán bộ theo đề án vị trí việc làm còn chưa hiệu quả.
- Về nhân lực của các VPĐKQSDĐ cấp huyện hiện còn rất thiếu, trung bình 11,8 người/VPĐK. Diện tích nhà làm việc rất chật hẹp, nhất là cấp huyện; hầu hết các VPĐK cấp huyện chưa có phòng riêng để triển khai công tác lưu trữ hồ sơ địa chính; Về trang thiết bị còn rất thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ.
- Việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp GCN lần đầu đến nay chưa hoàn thành; Hồ sơ địa chính lập chưa đầy đủ, thống nhất; việc cập nhật, chỉnh lý biến động chưa được thực hiện thường xuyên, đồng bộ theo quy định; Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính chậm và phân tán, thiếu đồng bộ.
- Công tác thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thông tin đất đai cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. (BTNMT, 2012)
- Hệ thống VPĐK quyền sử dụng đất tỉnh Bắc Giang chưa thành lập được VPĐK một cấp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu