Nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Bắc Giang

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang giai đoạn 2011 2013 (Trang 89 - 93)

- Luân chuyển thông tin địa chính Đóng dấu, cập nhật chỉ nh lý bi ế n

3.5.1. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Bắc Giang

3.5.1. Nguyên nhân nh hưởng đến hot động ca Văn phòng đăng ký quyn s dng đất thành ph Bc Giang s dng đất thành ph Bc Giang

3.5.1.1. Về chính sách, pháp luật đất đai

Luật Đất đai (2003) kèm theo đó là các Nghị định, Thông tư và văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành; ngoài ra có các Luật thuộc các lĩnh vực khác như Bộ Luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Nhà ở, Luật Đê điều… đã tạo ra hệ thống văn bản pháp lý với số lượng là rất lớn. Luật Đất đai qua các thời kỳ thể hiện không đồng bộ xuyên suốt quá trình, luật ra sau thông thoáng hơn luật ra trước, điều này đã tạo ra sự bất cập trong xử lý, giải quyết những vấn đề cụ thể về cấp GCN (xác định hạn mức đất ở khi Nhà nước công nhận QSD đất, quy định điều kiện về sự phù hợp quy hoạch, tình trạng tranh chấp khi xét cấp GCN, quy định về việc nộp tiền sử dụng đất đối với trường hợp sử dụng trước 15/10/1993, …).

Mặt khác, với lịch sử phát triển và quản lý đất đai của nước ta qua rất nhiều thời kỳ, có nhiều biến động, thay đổi về chính sách áp dụng, các văn bản pháp luật về đất đai chưa tạo ra sự công bằng giữa những người sử dụng đất, giữa các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79

văn bản quy định có sự chồng chéo, mâu thuẫn (quy định về thẩm quyền công chứng hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, quy định về hoạt động thẩm tra của VPĐK đối với thủ tục chuyển quyền, …) hoặc còn rất nhiều vấn đề khó hiểu do không có văn bản giải thích dẫn đến cách hiểu thế nào cũng được, có thể hiểu sai hoặc hiểu đúng (quy định về lấn, chiếm, tự ý chuyển mục đích hoặc vi phạm đất đai, …); các văn bản về hoạt động dịch vụ của đơn vị sự nghiệp còn ít; nhận thức của người dân về pháp luật đất đai còn nhiều hạn chế.

Đây là những nguyên nhân phát sinh đơn thư khiếu kiện và gặp nhiều khó khăn trong giải quyết TTHC và ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ của VPĐK.

3.5.1.2. Về tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động

- Bộ máy VPĐKQDSĐ thành phố từ năm 2012 đến nay chưa được kiện toàn, thiếu vị trí Giám đốc VPĐK. Việc bố trí đ/c Phó Trưởng phòng TNMT phụ trách chỉ đạo, điều hành công việc của VPĐK, đồng thời tiếp tục thực hiện các công việc có liên quan về cấp GCN theo thẩm quyền của phòng TNMT, bên cạnh mặt tích cực tạo sự thống nhất, đồng bộ trong giải quyết công việc, nhất là xử lý cấp GCN lần đầu, thì việc phân công bố trí lãnh đạo như vậy là chưa phù hợp do không phân định rõ giữa chức năng đăng ký của VPĐK với nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, trong quá trình phân công cán bộ của 02 đơn vị, sử dụng các nguồn lực phục vụ giải quyết công việc.

- Luật Đất đai (2003) đã quy định rõ về vị trí, chức năng của VPĐKQSDĐ là cơ quan dịch vụ công, thực hiện các nhiệm vụ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai và phục vụ người dân thực hiện các TTHC. Tuy nhiên trong thực tế triển khai thực hiện Luật Đất đai, VPĐKQSDĐ các cấp với đặc thù là đơn vị sự nghiệp lại được giao quyền rất lớn trong việc thẩm tra, xác lập các quyền, nghĩa vụ của công dân đối với đất đai.

Thực tế tại VPĐKQSDĐ thành phố việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ VPĐK bao gồm viên chức và lao động hợp đồng là như nhau, mỗi cán bộ phụ trách một số phường, xã và có nhiệm vụ tham mưu thực hiện tất cả các công việc từ hướng dẫn, trao đổi giải đáp với công dân đến giải quyết TTHC về cấp GCN và hoạt động dịch vụ. Đối với phòng TNMT thành phố có chức năng tham mưu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80

UBND trong công tác cấp GCN và là cơ quan chủ trì tham mưu giải quyết đơn thư, khiếu nại phát sinh trong lĩnh vục này, song cán bộ phòng TNMT không được tham gia ngay từ các khâu đầu (thẩm tra hồ sơ, xác minh hiện trạng, thu thập ý kiến người dân,…), mà chỉ được xem xét hồ sơ sau khi VPĐK đã hoàn thiện chuyển đến kiểm tra, trình UBND thành phố cấp GCN. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai vẫn còn tình trạng thẩm tra xác minh lại, tình trạng không thống nhất về quan điểm giải quyết hồ sơ dẫn đến mất rất nhiều thời gian. Do vậy, việc quy định chức năng, nhiệm vụ đối với VPĐKQSDĐ trong lĩnh vực cấp GCN như phân tích nêu trên là chưa thật sự hợp lý khi khối lượng công việc phát sinh lớn, sẽ rất dễ nảy sinh tiêu cực.

- Đo đạc tách thửa, trích lục, trích đo thửa đất và cung cấp thông tin về đất đai là một trong các hoạt động dịch vụ của VPĐK theo quy định tại Thông tư số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC; VPĐK được thu các khoản phí, lệ phí khi công dân, tổ chức liên hệ thực hiện. Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và các Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009, số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010, số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/5/2011 thì VPĐK không được thu các khoản phí, lệ phí về hoạt động đo đạc tách thửa, trích lục, trích đo thửa đất và cung cấp thông tin về đất đai. Như vậy, cùng quy định về hoạt động của VPĐK nhưng các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính và phát triển các hoạt động dịch vụ công là có sự mâu thuẫn. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2011-2013, Bộ TNMT chưa ban hành quy định cụ thể về việc cung cấp thông tin địa chính về đất đai. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc triển khai dịch vụ cung cấp thông tin còn hạn chế.

3.5.1.3. Nguyên nhân về cơ sở vật chất, kỹ thuật

- Phòng làm việc diện tích nhỏ, không có phòng riêng để tiếp dân, tiếp nhận hồ sơ đăng ký dịch vụ đo đạc bản đồ, cung cấp thông tin, giải quyết đơn thư. Việc sự dụng phòng làm việc chung để thực hiện các công việc này ảnh hưởng lớn đến tiến độ, chất lượng giải quyết công việc do số lượng người dân đến VPĐK liên hệ giải quyết công việc là tương đối nhiều.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81

- Khả năng ứng dụng CNTT vào giải quyết TTHC, phát triển dịch vụ về đo đạc bản đồ, quản lý hồ sơ địa chính còn hạn chế; Việc triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai trên địa bàn thực hiện đến nay còn chậm, chưa hoàn thành đưa vào vận hành dẫn đến việc cập nhật chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, khai thác dữ liệu, cung cấp thông tin chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn.

- Công tác đo đạc bản đồ không lồng ghép với công tác cấp đổi GCN sau đo đạc bản đồ dẫn đến hiện nay trên địa bàn các xã mới sáp nhập về thành phố tồn tại nhiều loại GCN cấp theo các loại bản đồ không chính quy, không có hệ tọa độ để chuyển đổi khi làm thủ tục đăng ký biến động, chuyển quyền; nhiều xã mới sáp nhập về thành phố thất lạc hầu như toàn bộ hệ thống bản đồ trước năm 1993 hoặc tại 11 phường, xã cũ GCN cấp theo bản đồ địa chính năm 1998 đến nay đã biến động nhiều về hiện trạng sử dụng đất.

- Kho lưu trữ chật hẹp là nguyên nhân dẫn đến việc thu thập, lưu trữ hồ sơ, dữ liệu về đất đai qua các thời kỳ (nhất là hồ sơ giao đất ở, hồ sơ cấp GCN đất ở, đất nông nghiệp trước năm 2004) không được thực hiện thường xuyên, tình trạng mất, thất lạc hồ sơ ảnh hướng đến việc tra cứu, tìm kiếm hồ sơ phục vụ giải quyết đơn thư, tòa án, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai, xét công nhận QSD đất gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hướng tiến độ, chất lượng công việc.

3.5.1.4. Về con người, nguồn nhân lực

Luật Đất đai năm 2003 ra đời với nhiều điểm mới về đăng ký cấp giấy chứng nhận QSD đất đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện với trình tự, thủ tục thực hiện đơn giản hóa, công khai, minh bạch so với trước đây. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi mang đến cho người dân là tình trạng hồ sơ quá tải tại các VPĐK, số lượng hồ sơ tồn đọng khá nhiều gây bức xúc cho nhân dân. Nguyên nhân là do thực hiện theo quy trình của Luật Đất đai, VPĐK cùng với UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc từ hướng dẫn công dân đến thu thập hồ sơ tài liệu, xác minh đo đạc hiện trạng, xem xét sự phù hợp quy hoạch, tổ chức lấy ý kiến khu dân cư, công khai hồ sơ,… để hoàn thiện hồ sơ và trình cấp GCN trong thời hạn nhất định. Mỗi cán bộ của VPĐK được giao thụ lý hồ sơ đều phải tốn thời gian đi kiểm tra thẩm định trong khi số lượng cán bộ có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82

hạn. Do vậy, trong thời gian qua áp lực hồ sơ đến với VPĐK là rất lớn dẫn đến việc thời gian giải quyết các TTHC không được đúng hẹn theo như quy định.

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang giai đoạn 2011 2013 (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)