- Luân chuyển thông tin địa chính Đóng dấu, cập nhật chỉ nh lý bi ế n
3.5.2. xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Bắc Giang
3.5.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai
- Sớm ban hành Thông tư quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất khi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo hướng cần phân định rõ chức năng đăng ký của VPĐKQSDĐ với chức năng quản lý đất đai của cơ quan hành chính nhà nước; quy định hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ theo hướng để Văn phòng ĐKĐĐ trở về đúng nghĩa là đơn vị phục vụ các dịch vụ cho người sử dụng đất. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường các cấp là cơ quan quản lý hành chính nhà nước phải là đầu mối trực tiếp nhận hồ sơ, luân chuyển thông tin địa chính và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, tính pháp lý của hồ sơ, đồng thời đôn đốc các cơ quan trong việc phối hợp giải quyết hồ sơ.
- UBND tỉnh Bắc Giang cần sớm ban hành văn bản Quy định về thời gian, trình tự, thủ tục, hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính theo từng lĩnh vực để thuận tiện cho việc rà soát, sửa đổi bổ sung khi chính sách thay đổi; Quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường được ban hành theo Quyết định số 1839/QĐ-BTNMT ngày 27/8/2014 của Bộ TNMT về công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ TNMT.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phát luật về đất đai bằng nhiều hình thức, hướng trọng tâm vào đối tượng phục vụ là người dân, doanh nghiệp (phải được cụ thể hóa trong kế hoạch thực hiện hàng năm của đơn vị) gắn với tăng cường công khai quy trình, thủ tục thực hiện nhất là các hoạt động dịch vụ công về tại VPĐK, minh bạch trong giải quyết các TTHC làm cơ sở để người sử dụng đất tăng cường vai trò giám sát của mình.
3.5.2.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động
- Cần sớm kiện toàn vị trí Giám đốc VPĐKQSDĐ thành phố gắn với sắp xếp, phân công nhiệm vụ phù hợp với đặc điểm của đơn vị sự nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83
- HĐND tỉnh Bắc Giang ban hành Nghị quyết điều chỉnh tăng mức phí, lệ phí và tỷ lệ trích để lại VPĐKQSDĐ khi thực hiện các thủ tục hành chính và các hoạt động dịch vụ công theo danh mục nhà nước quy định nhằm tăng nguồn thu tự chủ, giảm gánh nặng ngân sách nhà nước cấp; đồng thời, khuyến khích đơn vị sử dụng lao động có hiệu quả gắn với không ngừng cải tiến, có giải pháp phát triển dịch vụ theo nhu cầu của xã hội để tăng nguồn thu sự nghiệp.
- UBND tỉnh Bắc Giang sớm ban hành quy định về cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan theo quy định tại khoản 1, Điều 5, Thông tư số 15/2015/TTTL-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/04/2015.
3.5.2.3. Giải pháp về cơ sở vật chất, kỹ thuật
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT xây dựng hệ quản trị CSDL đất đai, các công cụ phần mềm tác nghiệp (in, sao, lưu hồ sơ, GCN, cập nhật biến động), công nghệ web, công nghệ GIS, công nghệ đường truyền dữ liệu và áp dụng quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo chuẩn ISO 9001:2008 để xây dựng mô hình VPĐK đất đai hiện đại với mức độ chuyên nghiệp cao trong xử lý công việc, cung cấp thông tin, tích hợp dữ liệu và chia sẻ thông tin với các ngành và dịch vụ khác có liên quan. Tiến tới triển khai cung cấp thông tin địa chính và đăng ký điện tử đối với các dịch vụ công và thủ tục hành chính về đất đai.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cần quan tâm chỉ đạo các đơn vị tư vấn đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai thành phố Bắc Giang đưa vào áp dụng trong năm 2015 để hỗ trợ tốt việc quản lý, ra quyết định của các cơ quan hành chính như: thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; xác định giá đất, thuế, phí; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thống kê, kiểm kê đất đai; xây dựng giải pháp kỹ thuật kết nối hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai và hệ thống phần mềm một cửa thành phố để đảm bảo đồng bộ dữ liệu tiếp nhận, thụ lý giải quyết và cập nhật lưu trữ.
- Cần sớm nghiên cứu, chỉ đạo xây dựng và ban hành quy trình TTHC trong lĩnh vực dịch vụ công tại VPĐK để đảm bảo yêu cầu thực hiện công khai,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84
minh bạch và là cơ sở để người dân phát huy quyền giám sát của mình; bên cạnh đó cần quan tâm đầu tư kinh phí, bố trí phòng làm việc, kho lưu trữ, trang thiết bị phục vụ chuyển giao công nghệ mới địa chính.
3.5.2.4. Giải pháp về con người, nhân lực
- Trên cơ sở xây dựng Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp gắn thực hiện Đề án vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch, viên chức, người lao động theo chức danh nghề nghiệp và mô hình tổ chức bộ máy của Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp. Tổ chức rà soát toàn bộ cán bộ biên chế, người lao động hợp đồng về trình độ, năng lực để bố trí, phân công, sắp xếp lại cho phù hợp với nhiệm vụ, điều kiện để phát huy tối đa năng lực của mỗi người.
- Tạo điều kiện cho cán bộ, người lao động có điều kiện học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ, tính chuyên nghiệp, chuyên sâu để đáp ứng từng vị trí, việc làm cụ thể của đơn vị, nhất là đối với hoạt động dịch vụ đo đạc.
- Gắn tăng cường tập huấn chuyên môn nghiệp vụ với thường xuyên kiểm tra, giám sát, đổi mới phương pháp lấy ý kiến, đánh giá sự hài lòng của người dân về thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, hiệu quả giải quyết TTHC của đơn vị sự nghiệp theo các tiêu chí đánh giá tại Quyết định số 1383/QĐ-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ để kịp thời phát hiện những thiếu sót, từ đó rút kinh nghiệm và có những giải pháp khắc phục.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả đánh giá hoạt động của VPĐKQSDĐ thành phố Bắc Giang giai đoạn 2011-2013 rút ra được kết luận sau:
1.1. Bắc Giang là thành phố trẻ có vị trí địa lý thuận lợi và có nhiều tiềm năng về đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với sự mở rộng địa giới hành chính thành phố năm 2011 lên gấp hai lần làm tăng quỹ đất phục vụ cho các mục tiêu phát triển tăng, việc triển khai đề án xây dựng thành phố Bắc Giang trở thành đô thị loại 2 vào năm 2015 đã tác động mạnh mẽ đến quá trình đô thị hóa, kéo theo nhiều biến động về sử dụng đất trên địa bàn diễn ra, trong khi bộ máy quản lý đất đai tại thành phố không có nhiều thay đổi đã gây ra áp lực lớn đến công tác quản lý đất đai nói chung và hoạt động của VPĐK nói riêng.
1.2. Công tác quản lý nhà nước về đất đai được UBND thành phố tiếp tục quan tâm, chỉ đạo thực hiện theo quy định của pháp luật; việc triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án số 02/ĐA-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Bắc Giang giai đoạn 2012-2015 đã góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai, ý thức chấp hành pháp luật trên địa bàn tạo điều kiện quản lý, khai thác sử dụng đất, tiết kiệm hợp lý, hiệu quả.
1.3. Trong giai đoạn 2011-2013, hoạt động của VPĐKQSDĐ thành phố đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận: Các chức năng, nhiệm vụ được thực hiện cơ bản đảm bảo theo quy định; Tỷ lệ cấp GCN hàng năm đạt và vượt chỉ tiêu giao (năm 2013 đạt 162% kế hoạch giao), đến hết năm 2013 tỷ lệ cấp GCN đạt 96%; hàng năm giải quyết từ 8.000 - 10.000 hồ sơ chiếm trên 70% tổng hồ sơ tiếp nhận tại Bộ phận một cửa thành phố với tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn đạt trên 97%; hoạt động dịch vụ đã được triển khai thực hiện, nguồn thu đảm bảo 21,77% kinh phí hoạt động; công tác cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính được quan tâm thực hiện (100% hồ sơ chuyển quyền được chỉnh lý biến động) trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ được nâng lên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86
Bên cạnh đó, hoạt động của VPĐK vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như: Giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa đôi khi còn mang tính hình thức (tỷ lệ hồ sơ bổ sung còn cao chiếm 6,11% -7,24%); chưa quản lý được tình trạng thửa đất; công tác cập nhật, chỉnh lý biến động còn thủ công, chưa đầy đủ (100% hồ sơ thế chấp chưa được cập nhật chỉnh lý); việc thu thập, sắp xếp lưu trữ, bảo quản hồ sơ địa chính chưa thường xuyên; ứng dụng CNTT còn hạn chế; hoạt động dịch vụ cung cấp thông tin địa chính chưa phát huy hiệu quả, các dịch vụ đặt hàng chưa được thực hiện.
1.4. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy: Đa số người dân đến làm thủ tục hành chính đều cảm thấy hài lòng về hiệu quả của mô hình đăng ký đất đai theo cơ chế một cửa mang lại thông qua việc đánh giá tốt về mức độ công khai thủ tục hành chính đạt 100%, về thời gian giải quyết đúng và trước hạn đạt 84,44%, chất lượng và hiệu quả giải quyết đạt 85% tốt và rất tốt, về mức phí, lệ phí phải nộp là phù hợp chiếm 78,89% số người được hỏi. Mặt khác, kết quả điều tra cũng chỉ ra những hạn chế về thái độ phục vụ, mức độ hướng dẫn của cán bộ VPĐK (43,33% chưa nhiệt tình), các mặt còn tồn tại đối với sự phát triển của các hoạt động dịch vụ công tại VPĐK như chưa công khai TTHC (70% cho chưa đầy đủ và 30% chưa được công khai), thời gian, chất lượng, hiệu quả còn hạn chế (mới có 20% số ý kiến là hài lòng).
1.5. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ rõ các nhóm nguyên nhân chính ảnh hướng đến hoạt động của VPĐKQSDĐ thành phố Bắc Giang. Trên cơ sở đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKQSDĐ thành phố Bắc Giang, đề tài kiến nghị thực hiện tốt các nhóm giải pháp như: Hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai gắn với tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến người sử dụng đất; Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt đối với đơn vị sự nghiệp; Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị xây dựng hệ thống đăng ký đất đai hiện đại theo hướng đơn giản hóa mẫu giấy tờ, cắt giảm thời gian quy trình thực hiện TTHC gắn với phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, …
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87
2. Kiến nghị