Chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây hồng (diospyros kaki l.) tại tỉnh phú thọ (Trang 41 - 49)

* Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

+ Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh ngọn, đo 1 lần tháng 10 năm 2014, đo toàn bộ cây thí nghiệm tính trung bình;

+ Đường kính tán (cm): Đo theo hướng Đông – Tây, Nam - Bắc, đo 1 lần tháng 10 năm 2014, đo toàn bộ cây thí nghiệm tính trung bình;

+ Chu vi gốc (cm): Đo cách mặt đất 20cm, đo 1 lần tháng 10 năm 2014, đo toàn bộ cây thí nghiệm tính trung bình;

+ Thời gian bắt đầu nhú lộc: Được tính từ khi 10% số cành trên cây bật lộc; + Thời gian kết thúc đợt lộc: Được tính từ khi 80% số lộc trên cây thành thục;

+ Chiều dài cành lộc (cm): Đo khi cành đã thành thục. Số lượng 30 cành trên lần nhắc lại;

+ Đường kính cành lộc (cm): Đo cách gốc cành 1cm khi cành đã thành thục. Số lượng 30 cành trên lần nhắc lại;

+ Số lá/cành lộc: Đếm 30 cành thành thục/lần nhắc, tính trung bình.

+ Kích thước lá (cm): Đo chiều dài, chiều rộng thành thục/lần nhắc lại, lấy ở lưng tán theo 4 hướng ở các đợt lộc.

+ Thời gian sinh trưởng lộc (ngày): Tính từ khi lộc mới nhú đến khi thành thục; + Thời gian bắt đầu nở hoa: Được tính khi có 10% số cành trên cây bắt đầu xuất hiện hoa;

+ Thời gian ra hoa rộ: Được tính khi có 50% số hoa nở trên cây;

+ Thời gian kết thúc nở hoa: Được tính khi trên cây có 70 - 80% số hoa đó nở; + Tổng số hoa trên cành, số quảđậu;

+ Tỷ lệđậu quả ban đầu: Đếm số quảđậu sau khi tàn hoa;

+ Động thái rụng quả: Đếm số quảđậu vào 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày sau tàn hoa, thời điểm thu hoạch;

Số quảđược thu hoạch

Tỷ lệ quảđậu (%) = --- x 100 Tổng số quảđậu ban đầu

+ Kích thước quả (cm): Dùng thước kẹp đo chiều cao, đường kính quả. Số lượng mẫu đo đếm 30 quả/lần nhắc lại;

+ Khối lượng quả (g): Lấy ngẫu nhiên 30 quả/lần nhắc lại rồi cân tính trung bình; + Năng suất lý thuyết (kg/cây) = Pquả x Tổng số quả/cây

+ Năng suất thực thu (kg/cây): Khối lượng quả thực thu của cây;

* Chỉ tiêu về chất lượng

Sau khi thu hoạch trộn đều số quả ở các lần nhắc lại, lấy ngẫu nhiên 30 quả mang đi ngâm nước 2 ngày 3 đêm (mỗi ngày thay nước 1 lần) vớt ra để 1 ngày và mang đi phân tích các chỉ tiêu sinh hóa.

- Các mẫu quả được phân tích tại Phòng phân tích đất và chất lượng nông sản – Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Các chỉ tiêu phân tích gồm:

+ Đường tổng số (%): Theo phương pháp Bertrand; + Độ Brix (%): Đo bằng Brix kế;

+ Vitamin C (mg/100g quả tươi): Xác định theo phương pháp Tilman; + Tanin (%): Xác định bằng phương pháp chuẩn độ KMnO4;

* Thành phần sâu bệnh hại: Số cây (cành, quả) bị hại Tỷ lệ sâu hại (%) = --- x 100 Tổng số cây (cành, quả) điều tra +: Tn xut bt gp < 10%; ++: Tn xut bt gp 10-20%; +++: Tn xut bt gp > 20%. Số cây (cành, quả, lá) bị hại Tỷ lệ bệnh hại (%) = --- x 100 Tổng số cây (cành, quả, lá) điều tra

* Phương pháp tính hiệu quả kinh tế

- Số liệu thu nhập cho 01ha được tính cho mật độ 330 cây/ha (khoảng cách 5m x 6m) - Số lượng, đơn giá nguyên vật liệu, công lao động được tính theo số lượng, đơn giá thực tế.

Chi phí = Nguyên vật liệu, công lao động Thu nhập = Tổng sản phẩm * giá bán Lợi nhuận = Thu nhập – Chi phí

2.6. Phương pháp x lý s liu

Số liệu thí nghiệm được xử lý với phần mềm xử lý thống kê IRRISTART 5.0, giá trị trung bình, phương sai và sai số được tính theo phần mềm Microsoft office Excel 2007.

Chương 3: KT QU VÀ THO LUN 3.1. Kết quđiu tra hin trng sn xut cây hng ti Phú Th (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Thọ

3.1.1.1. V trí địa lý

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Phú Thọ là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô.

Vị trí địa lý của Phú Thọđã tạo điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế trong và ngoài nước.

3.1.1.2. Đặc đim địa hình, đất đai

* Vềđịa hình

Ðịa hình Phú Thọ phức tạp, vùng núi có 3.327,54 km2, chiếm 79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du chiếm 14,35% diện tích; vùng đồng bằng chiếm 6,65% diện tích. Ðiểm cao nhất có độ cao 1.200m so với mực nước biển, điểm thấp nhất cao 30m; độ cao trung bình là 250m so với mực nước biển.

Căn cứ vào điều kiện địa hình, Phú Thọđược chia thành những tiểu vùng chủ yếu sau: Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ có độ cao và độ dốc lớn thích hợp trồng các loại cây lâm nghiệp; tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.

* Vềđất đai

Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.519,56 km2, theo kết quả điều tra thổ nhưỡng gần đây, đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79%. Loại đất này thường có tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng, mùn khá, khả năng thoát nước kém, đất đồi thường bị chua. Ngoài ra còn có các loại đất phù sa ven sông, suối, đất dốc tụ thung lũng...

3.1.1.3. Điu kin khí hu

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.

* Nhit độ không khí

Mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 dương lịch của năm sau, nhiệt độ trung bình giai đoạn này dưới 200. Nhiệt độ tối thấp trung bình qua các tháng đạt thấp nhất vào tháng 1 dương lịch tại Phú Thọ là 90C. Nhiệt độ tăng dần vào tháng 3 và đạt đỉnh điểm vào tháng 6, 7 dương lịch.

* m độ không khí

Ẩm độ là yếu tố cần thiết cho quá trình sinh trưởng của cây, sự phát triển của hoa và quả, ngoài ra ẩm độ còn ảnh hưởng đến quá trình phát sinh và phát triển của sâu bệnh hại. Ẩm độ không khí quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng không tốt đối với cây hồng. Tuy nhiên, tùy vào thời kỳ sinh trưởng mà sựảnh hưởng này là ít hay nhiều.

Độẩm không khí tại Phú Thọ dao động từ 83 – 89%, cao nhất vào vụ xuân khi mưa xuân xuất hiện và thấp nhất vào mùa đông, với đặc trưng thời tiết khô và lạnh.

* Lượng mưa

Mưa là yếu tố rất cần thiết tạo ra độ ẩm không khí và độ ẩm đất, điều hòa nhiệt độ thông qua đó ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây.

Lượng mưa tại Phú Thọ có sự thay đổi rõ rệt theo mùa. Mưa nhiều xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, có thể có các trận bão gây lũ lụt và hư hại đối với cây trồng. Mùa đông lạnh và khô hanh, lượng mưa rất ít và thường là mưa phùn. Tổng lượng mưa trong một năm dao động trong khoảng 1.200 – 1.600 mm.

* S gi nng

Chưa có những nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của số giờ nắng đối với cây hồng. Tuy nhiên, đối với các loại cây trồng nói chung và cây ăn quả nói riêng, ánh sáng mặt trời là yếu tố cần thiết cho quang hợp, nếu thiếu cây sẽ sinh trưởng, phát triển chậm, nhưng nếu số giờ nắng quá cao kéo theo nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến cây.

Số giờ nắng tại Phú Thọ thay đổi theo mùa và không có sự sai khác nhau nhiều. Chỉ tiêu này có xu hướng giảm vào khoảng tháng 10 đến tháng 3 hàng năm và tăng dần từ tháng 4 hàng năm cùng với sự thay đổi về nhiệt độ và độ dài ngày.

3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và đặc điểm đất trồng hồng ở tỉnh Phú Thọ

3.1.2.1. Hin trng s dng đất nông nghip

Theo số liệu của cục thống kê tỉnh Phú Thọ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được trình bày tại bảng 3.1.

Bng 3. 1. Hin trng s dng đất sn xut nông nghip tnh Phú Th Đất sn xut nông nghip Tng s (ha) Cơ cu (%) 98.370,37 27,84 1. Đất trồng cây hàng năm 56.788,17 16,07

Đất rung lúa, cây màu 45.510,30 12,88 Đất nương ry trng cây hàng năm khác 3.535,76 1,00 Đất bng trng cây hàng năm khác 7.688,64 2,18 Đất c dùng chăn nuôi 54,47 0,02

2. Đất trồng cây lâu năm 41.582,20 11,77

Đất trng cây công nghip 13.677,71 3,87 Đất trng cây ăn qu 2.535,00 0,72 Đất trng cây lâu năm khác 25.369,49 7,18 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2013)

Trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây ăn quả chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu sản xuất theo xu thế tự phát, diện tích nhỏ lẻ manh mún.

3.1.2.2. Đặc đim đất trng hng

Cây hồng chủ yếu được trồng trên loại đất đỏ vàng, vàng nhạt (phát triển trên đá Grai), trên sườn đồi thấp 3-250. Nền đất chua và nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Vì vậy, để cây hồng phát triển tốt đạt năng suất cao cần phải bón vôi, bổ xung dinh dưỡng qua lá, qua rễ và nghiên cứu biện pháp che phủ chống xói mòn.

3.1.3. Tình hình sản xuất cây ăn quả 3.1.3.1. Tình hình sn xut mt s loi cây ăn qu chính Bng 3. 2. Din tích mt s cây ăn qu ch yếu tnh Phú Th (ĐVT: ha) Loi cây Năm Cam, chanh, quýt Bưởi Nhãn, vi, hng Chui Da Táo 2005 949,4 1.128,3 2.687,3 2.412,2 451,6 216,8 2010 716,0 1.822,8 2.430,3 2.546,9 455,4 225,5 2011 650,3 1.850,2 2.339,7 2.568,1 458,6 197,2 2012 664,9 1.876,9 2.172,8 2.721,0 453,2 212,6 2013 654,4 1,943,0 2.133,8 3.013,1 392,5 228,1 (Ngun: Cc thng kế tnh Phú Th, 2013)

Qua số liệu thống kê cho thấy, trên địa bàn tỉnh có một số loại cây ăn quả chính như cam, chanh, quýt; bưởi; nhãn, vải, hồng; chuối; táo. Trong đó có 2 nhóm cây ăn quả có diện tích và sản lượng tăng trong các năm qua đó là bưởi và chuối. Các nhóm táo; nhãn, vải, hồng có tăng không ổn định. Nhóm dứa; cam, chanh, quýt có xu hướng giảm cả về diện tích và sản lượng. Bng 3. 3. Sn lượng mt s cây ăn qu ch yếu tnh Phú Th (ĐVT: tn) Loi cây Năm Cam, chanh, quýt Bưởi Nhãn, vi, hng Chui Da Táo 2005 4.470,7 6.157,7 12.674,2 37.599,7 1.855,0 1.915,2 2010 3.443,8 5.000,9 14.405,7 45.849,8 2.122,1 2.151,7 2011 3.213,5 9.548,4 13.636,6 49.102,1 2.152,7 1.964,3 2012 2.979,2 6.481,2 12.443,7 51.226,1 2.145,7 2.045,7 2013 3.167,3 11.597,5 13.269,1 60.341,5 1.751,3 2.208,4 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2013)

3.1.3.2. Tình hình sn xut cây hng * Ging

Kết quả điều tra tại 5 huyện trên địa bàn tỉnh cho thấy hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 3 giống hồng ngâm đang được trồng gồm: hồng Gia Thanh, hồng Hạc Trì, hồng Lục Yên. Qua điều tra tại các vườn hộ, hồng Gia Thanh chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu các giống hồng.

Giống hồng Lục Yên được đưa về từ xã Vĩnh Lại, huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái. Giống hồng Hạc Trì được đưa về từ xã Trưng Vương – Thành phố Việt Trì. Giống hồng Gia Thanh được đưa về từxã Tiên Cát, thành phố Việt Trì.

* Phương pháp nhân ging

Hiện nay cây hồng được nhân giống theo 2 phương pháp là giâm rễ và ghép. Cây gốc ghép là giống hồng trơn địa phương. Với những cây hồng trên 9 năm tuổi đều được nhân giống bằng phương pháp giâm rễ, do người dân tự làm giống. Các vườn hồng được trồng trong những thời gian gần đây thuộc dự án phát triển cây hồng ngâm được nhân giống bằng phương pháp ghép.

Cây được trồng bằng phương pháp giâm rễ cũng có nhiều ưu điểm tuy nhiên còn tồn tại nhiều hạn chế như hệ số nhân giống thấp, khi lấy rễ nhân giống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây hồng mẹ, vì bộ rễ là cơ quan hấp thu dinh dưỡng cung cấp cho cây.

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học thuật cây trồng được nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau trong đó có phương pháp ghép nối ngọn. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều cho cây ăn quả. Hệ số nhân giống nhanh, cây có bộ rễ khỏe nhờ vào gốc ghép, nhanh ra hoa quả.

* Tình hình áp dng các bin pháp k thut trng và chăm sóc hng

Chăm sóc là khâu quan trọng quyết định năng suất và chất lượng của cây hồng nói chung và cây ăn quả nói riêng.Trong chăm sóc cần chú ý đến các biện pháp kỹthuật như: Tưới nước, bón phân, cắt tỉa, phun thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón qua lá và phun thuốc bảo vệthực vật... tuy nhiên qua thực tế điều tra chúng tôi nhận thấy các hộtrồng hồng trên địa bàn tỉnh chưa chú trọng đến các biện pháp này. Sốliệu điều tra thểhiện qua bảng 3.4 sau:

Bng 3. 4. Kết quđiu tra s h, t l h áp dng các bin pháp k thut chăm sóc hng TT Bin pháp k thut S h T l % 1 Bón phân chuồng 35 23,33 2 Bón phân NPK, vi sinh 20 13,33 3 Bón đạm, lân, kali 10 6,67 4 Tưới nước 0 0

5 Phun chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá 0 0

6 Phun thuốc bảo vệ thực vật 0 0

7 Cắt tỉa, tạo tán 5 3,33

8 Không áp dụng biện pháp kỹ thuật 80 53,34

Tng s 150 100

Kết quảđiều tra cho thấy hàng năm không có hộ dân nào áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong canh tác hồng. Số hộ bón phân chuồng là 35 hộ (23,33%) trong tổng số 150 hộđược điều tra tại 3 huyện. Trong khi đó số hộ sử dụng NPK bón sau thu hoạch là 20 hộ (13,33%). Cũng theo số liệu điều tra cho thấy có đến 80 hộ (chiếm 53,34%) không áp dụng các biện pháp kỹ thuật như tưới nước, phun chất kích thích sinh trưởng phân bón lá, phun thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, năng suất cây hồng luôn thấp so với tiềm năng năng suất của cây hồng.

Từ những lý do trên, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào canh tác cây hồng Hạc Trì là cần thiết. Nếu đáp ứng được các yêu cầu sinh trưởng của cây thì nguồn gen hồng Hạc Trì sẽ cho năng suất và chất lượng tốt hơn, sớm trở thành cây ăn quả chủ lực trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung và các tỉnh lân cận nói riêng.

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây hồng (diospyros kaki l.) tại tỉnh phú thọ (Trang 41 - 49)