Một số kết quảnghiên cứu về biện pháp kỹthuật

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây hồng (diospyros kaki l.) tại tỉnh phú thọ (Trang 29 - 37)

1.2.2.1. Nghiên cu v phân bón

* Nghiên cứu trên thế giới

Bón phân được khẳng định là khâu kỹ thuật quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng quả. Bón phân dựa vào tính chất nông hoá- thổ nhưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của cây ăn quả... Một số nước đã áp dụng công nghệ tin học xác định hàm lượng dinh dưỡng dựa trên phân tích lá, phân tích đất để bón phân cho cây ăn quả nhưở Israel, Đài Loan, Nhật Bản... kết hợp giữa bón phân gốc, phun phân trên lá, phân vi lượng, chất điều tiết sinh trưởng... đã mang lại hiệu quả rất cao trong sản xuất cây ăn quảở Mỹ, Israel, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan...Theo các nhà khoa học Australia đối với cây ăn quả ôn đới có nhu cầu lạnh thấp trong quá trình quản lý dinh dưỡng cũng cần quan tâm đến việc điều chỉnh độ pH đất làm sao đảm bảo ở khoảng 5,5 – 6,5 và 2 nguyên tố vi lượng kẽm (Zn) và bo (Bo).

Phân tích dinh dưỡng lá là một công cụđược khuyến cáo để hỗ trợ trong việc theo dõi, điều khiển hàm lượng dinh dưỡng trong lá.

Theo Alan George et al., 2005: Việc bón phân qua lá là một biện pháp hữu hiệu trong việc bổ xung dinh dưỡng cho cây hồng. Các chất dinh dưỡng bỗ xung cho lá phổ biến là canxi và bo. Việc bổ xung dinh dưỡng qua lá có tác dụng phòng một số bệnh và tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.

A.P .George et al., đã phân tích dinh dưỡng lá ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của hồng Fuyu và Izu (hồng không chát) để tìm ra thang dinh dưỡng chuẩn làm cơ sở bón phân cho hồng. Lá được thu thập ở các vườn có năng suất cao

và trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Kết quả cho thấy hàm lượng dinh dưỡng trong lá ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau là khác nhau, nhưng không khác nhau giữa 2 giống Fuyu và Izu. So với hồng trồng ở Nhật Bản thì tiêu chuẩn hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá hồng trồng ở úc cao hơn.

Eliwa et al (2003): Bón phân qua lá sẽ cho hiệu quả cao hơn trong việc chống rụng quả và làm tăng năng suất cũng như chất lượng quả khi được phun ở cả 2 giai đoạn kích thước quảđạt 5mm và 15mm so với chỉ phun một lần vào giai đoạn kích thước quả 5mm hoặc 15 mm .

Theo Bellini.E. Khoa làm vườn trường Đại học tổng hợp Fiorentino, Italia: Hồng không có nhu cầu phân bón cao như những cây ăn quả ôn đới khác. Sự đậu quả và năng suất có liên quan chặt chẽ với sự thụ phấn. Phần lớn các giống không hạt và các giống thuộc nhóm PCNA thường xảy ra rụng quả sớm. Tuy nhiên ở Italia và Tây Ban Nha các giống "Kaki Tipo" và "Rojo Brillante" là những giống không hạt lại là những giống chủ yếu.

Bng 1.4. Hàm lượng dinh dưỡng trung bình trong lá và hàm lượng chun ca Úc so vi Nht Bn Cht dinh dưỡng Thi k đậu qu Kết thúc rng quđợt 1 Trước thu hoch Tiêu chun Nht Bn D kiến tiêu chun úc N (%) 2,91 2,29 2,03 2,22 – 3,15 2,49 – 3,33 P %) 0,25 0,15 0,14 0,12 – 0,16 0,21 – 0,29 K (%) 2,7 2,67 2,07 1,47 – 3,86 2,02 – 3,38 Ca (%) 2,06 1,86 2,2 1,01 -2,78 1,36 – 2,76 Mg (%) 0,33 0,66 0,71 0,22 – 0,77 0,25 – 0,41 Cu (%) 6,9 6,8 6,1 - 1 – 13,9 Fe (ppm) 83 101 195 - 63,8 – 101,4 B (ppm) 51 90 122,7 15 – 52 31,7 – 69,3 Zn (ppm) 21 19 29,6 - 15,9 – 25,1 Mn (ppm) 787 1563 2227 70 – 1844 357 - 1217

Xu YuHai; Zhang LiTian; Zhou JianShe – Viện nghiên cứu chè và cây ăn quả Hubei, Vũ Hán -Trung Quốc sau 5 năm nghiên cứu nguyên nhân rụng quả của

giống hồng ngọt Luotian không phải do sâu, bệnh, gió hoặc do thụ phấn kém, mà do thiếu P và B trong đất. Kết quả phân tích đất ở những vườn cho năng suất cao với vườn rụng quả nhiều cho thấy hàm lượng P và B trong đất ở vườn năng suất cao tương ứng là 41,2 mg/kg và 0,14 mg/kg, trong khi đó ở vườn bị rụng quả nhiều hàm lượng P và B chỉ có 5,8 mg/kg và 0,03 mg/kg. Phun borax 0,2% trong suốt giai đoạn nở hoa có thể khống chếđược sự rụng quả.

Kết quả nghiên cứu của Haider Ali et al. (2010): cho thấy khi sử dụng hỗn hợp phân qua lá với công thức 30 g ZnSO4, 20 g Borax, 40 g FeSO4 cho hiệu quả cao về năng suất. Đồng thời việc bón hỗn hợp các loại phân nói trên làm tăng số quả trên cây, trọng lượng quả và đường kính quả. Cũng theo nghiên cứu trên thì khi bón riêng rẽ từng loại phân cây hồng có hiệu quả tốt với các chất theo thứ tự Zn, Fe, B. Hơn thế nữa, việc bón phân qua lá giúp cho bộ lá xanh hơn và giúp nâng cao chất lượng quả.

Kassem et al (2010): Phun GA4, axit phosphoric và men khô đã hoạt tính với liều lượng tương ứng 25 ppm, 3 g/L và 4.2 g/L ở 2 giai đoạn quả có đường kính 5mm và 15 mm giúp chống rụng quả, làm tăng năng suất và chất lượng quả hồng Costata

Hossain and Ryu (2009): cho rằng sử dụng phân phosphatic và bón qua lá thúc đẩy quá trình phát triển sinh dưỡng của cây hồng và giảm sự rụng quả từ đó làm tăng năng suất.

Rashid (1993): Các nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây mặc dù yêu cầu của cây đối với các chất này chỉ ở lượng nhỏ. So với các nguyên tố đa lượng (Đạm, lân, Kali) các nguyên tố vi lượng (Bo, Sắt, Kẽm, Đồng, Mangan và Molypden) mà cây cần cho quá trình sinh trưởng chỉ ở lượng nhỏ nhưng thiếu các chất này sẽ làm cho năng suất giảm và ảnh hưởng đến chất lượng quả.

* Nghiên cứu ở Việt Nam

Khi nghiên cứu về phân phức hợp hữu cơ vi sinh tăng năng suất cây trồng nhận thấy: thông thường sau khi hoa nở rộ hoặc hoa đã tàn cây trồng ở trong tình trạng thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Lúc này bộ rễở dưới đất phát triển yếu vì bịức chế do hoa nở rộ, đất thiếu nước nếu bón phân vào đất rễ cũng chưa có điều kiện

hấp thu được ngay.

Theo Phạm Văn Côn (2004): cây ăn quả nói riêng, cây trồng nói chung trong quá trình sinh trưởng phát triển cần hút một lượng chất dinh dưỡng nhất định để nuôi cây. Thiếu dinh dưỡng hoặc các chất dinh dưỡng không cân đối sẽ làm cho cây sinh trưởng kém làm giảm năng suất và phẩm chất nông sản. Nhưng thừa dinh dưỡng sẽ làm cho cây sinh trưởng quá mạnh cũng làm giảm năng suất, phẩm chất nông sản và gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

Theo tài liệu nghiên cứu của một số tác giả thì cây hồng cần tới 14 nguyên tố dinh dưỡng, bao gồm các nguyên tố khoáng và dinh dưỡng đa lượng N, P, K; các nguyên tố khoáng trung lượng Mg, S, Ca; các nguyên tố khoáng vi lượng Zn, Bo... Thiếu một trong những nguyên tốđó, cây hồng sẽ có các biểu hiện như:

- Thiếu đạm (N): Lá vàng, có nhiều chấm đỏ, cành ngắn, quả bị chín ép. - Thiếu phốt pho (P): Lá có màu lá xanh tối, cuốn lại, hàm lượng đường trong quả giảm.

- Thiếu kali (K) lá cuốn lại, nhăn nheo, mép khô, quả dễ bị rụng. - Thiếu magie (Mg) lá có các đám màu nâu nhạt, rìa lá bị khô. - Thiếu lưu huỳnh (S) sẽ kích thích sự rụng quả, rụng lá. - Thiếu canxi (Ca) quả dễ bị rụng.

- Thiếu kẽm (Zn) lá có màu nâu nhạt, gợn sóng và nhăn nheo, đầu các gân nhỏ có hình hoa hồng, lá bé. Kẽm rất cần cho sự tổng hợp Triptophan (tiền thân của auxin) vì vậy thiếu kẽm sẽ dẫn tới thiếu auxin và làm tăng sự rụng quả.

- Thiếu Bo. Bo có vai trò quan trọng trong việc hình thành màng sinh học, đặc biệt khi kết hợp với Ca sẽ làm ổn định thành tế bào vì vậy thiếu Bo quả sẽ bị xốp, ảnh hưởng tới sự nảy mầm của hạt phấn và làm tăng sự rụng quả.

Cây hồng lá rộng, tiềm năng năng suất cao, hàng năm có rụng lá sinh lý nên đểđạt năng suất cao phải cần một lượng dinh dưỡng lớn để tái tạo lại bộ lá mới, vì vậy việc bón phân cho cây là cần thiết lượng bón phải cân đối N,P,K, bón đúng lúc, đúng cách theo nhu cầu của cây.

Lượng phân cần bón cho 1 ha hồng/năm theo các cấp tuổi như sau: - Dưới 5 tuổi bón với lượng: 35 kg N + 20 kg P2O5 + 30 kg K2O.

- Từ 6 - 10 tuổi, năng suất đạt 6 - 10 tấn quả/ha/năm cần bón với lượng: 100 kgN + 60kg P2O5 + 80 K2O.

- Từ 10 - 20 tuổi, năng suất đạt 10-20 tấn quả /ha/năm cần bón với lượng: 200 kg N + 120 kg PO+ 160 kg KO

- Trên 20 tuổi, năng suất đạt khoảng trên 20 tấn quả/ha/năm cần bón với lượng: 265 kg N + 160 kg P2O5 + 210 kg K2O. Bón vào giai đoạn cây ngủ nghỉ (tháng 12, tháng 01) là chủ yếu, bón khoảng 3/4 lượng phân bón các loại, còn lại 1/3 lượng phân bón các loại được sử dụng để bón vào giữa mùa hè (tháng 7) để chống rụng quả trước thu hoạch và phát triển cành thu (Vũ Công Hậu, 1999; Trần Như Ý và cs., 2000).

Theo các tác giả trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội hàng năm nên bón phân lót cho hồng vào tháng 1 trước khi nảy lộc. Đối với những cây đã ra quả ổn định từ năm thứ 8 trở đi cần bón cho mỗi cây là 30- 50 kg phân chuồng hoai trộn

với 0,3 - 0,5 kgN + 0,3kg P2O5 + 0,5kg K2O.

Bón chiếu theo mép tán cây, đào 3 hố đều nhau với kích thước sâu và rộng 50 cm, sau đó bón phân lấp đất hơi cao hơn mặt đất. Năm sau đào hố bón phân xen kẽ với hố năm trước. Làm như vậy vừa có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa có tác dụng cải tạo đất trong vườn cây (Phạm Văn Côn, 2001).

1.2.2.2. Nghiên cu vđốn ta

Cắt tỉa tạo cho cây khoẻ mạnh sung sức và bồi dưỡng được nhiều cành mẹ tốt, dinh dưỡng không bị phân tán, nhằm điều chỉnh cân đối giữa quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và quá trình sinh trưởng sinh thực tạo điều kiện cho cây ra hoa đậu quả tốt. Cắt tỉa tạo tán là một biện pháp rất có ý nghĩa trong thâm canh cây ăn quả. Cắt tỉa tạo tán là một công việc thường xuyên trong năm, nhằm để cho thân cây phân bố tán đều, nâng cao quang hợp, tập trung dinh dưỡng cho năng suất cao. Tuy nhiên, hiện nay người làm vườn vẫn chưa nhận thức đầy đủ về thâm canh kỹ thuật, mới chỉ tập trung vào khâu bón phân và phòng trừ sâu bệnh.

Tuỳ thuộc vào tuổi cây và điều kiện sinh thái nơi trồng trọt, trong chu kỳ sống một năm hồng thường ra 2-3 đợt lộc là xuân, hè, thu (Vũ Công Hậu, 1999; Trần Như Ý và cs., 2000; Phạn Văn Côn, 2001).

sẽ là tiền đề cho sự ra hoa kết quả năm sau. Nếu có hiểu biết rõ về các quy luật trên có các biện pháp kỹ thuật hợp lý điều khiển quá trình ra lộc sẽ hạn chế hoa đực loại bỏ hoàn toàn hiện tượng ra quả cách năm, bồi dưỡng cành mẹ của cành quả năm sau, điều chỉnh cân đối giữa các bộ phận dưới mặt đất, hạn chế sâu bệnh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng quả hồng (Vũ Công Hậu, 1999).

Thông thường cây hồng vừa đem trồng phải đốn tạo hình ngay, chỉ giữ một thân chính cao 80-100cm. Các cành cắt cụt hết để cây bật ra những cành khoẻ hơn. Chọn trên thân chính 3 cành khoẻ mọc ra 3 hướng khác nhau để làm cành khung. Cuối năm thứ nhất, chủ yếu là cắt ngắn cành khung cấp I chỉđể 2, 3 cành khung cấp II và những vị trí thích hợp sao cho các cành hướng ra phía ngoài. Nếu cây khoẻ có thể gây thêm một cành khung cấp I thứ 4 ở phía ngọn cây. Cuối năm thứ 2 chủ yếu là cắt ngắn các cành khung cấp 2 và năm thứ 3 chủ yếu là cắt ngắn cành khung cấp III. Hết năm thứ 3 coi như tán cây hồng đã ổn định, cây hồng bắt đầu bói quả và bắt đầu bước sang thời kỳ đốn tạo quả (Vũ Công Hậu, 1999; Trần Như Ý và cs., 2000; Phạn Văn Côn, 2001).

Cành quả chỉ sinh ra trên cành mẹ mọc từ năm trước. Cành mẹ thường sinh ra cành quả ở mắt thứ nhất đến mắt thứ 3 tính từ ngọn xuống. Do vậy, các tác giả trên đã đưa ra nguyên tắc cơ bản của đốn tỉa tạo quả là không đốn hớt ngọn vì dễ làm mất những mắt sinh ra cành quả, mà cắt từ chân loại bỏ hẳn những cành mẹ cành quả nào quá yếu, quá tập trung. Cành đã ra quả do dinh dưỡng tập trung nuôi quả nên sinh trưởng yếu đi, do vậy cũng cần đốn, kỹ thuật đốn tỉa như sau: cắt tận chân hay nếu cành khoẻ, cắt phía trên, nơi đã có quả, để lại một, hai mầm, những mầm này năm sau sẽ phát triển thành cành mẹ cành quả và sẽ chọn ở gốc cành một hai cành mẹ cành quả khoẻ nhất. Những cành mẹ cành quả năm nay nếu được đốn tỉa hợp lý, năm sau sẽ sinh ra những cành quả khoẻ với số lượng phù hợp ở những vị trí cần thiết (Vũ Công Hậu, 1999; Trần Như Ý và cs., 2000; Phạn Văn Côn, 2001).

Như vậy việc nghiên cứu các biện pháp cắt tỉa có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất hồng.

1.2.2.3. Nghiên cu v che t gc

qua là một phương pháp sáng tạo để cải tạo đất, kiểm soát cỏ dại, giảm phụ thuộc phân hóa học, bảo vệđất chống xói mòn và nâng cao tính bền vững của vườn cây ăn trái, nhất là vùng nhiệt đới.

Cây lạc dại có xuất xứ từ Nam Mỹ, ở Việt Nam, lạc dại được du nhập thông qua một số dự án hợp tác quốc tế, đặc biệt là các chương trình nghiên cứu cây thức ăn gia súc với CIAT. Lạc dại tồn tại ngoài thiên nhiên như hàng trăm loài cỏ dại. Thân lá lạc dại có thể dài tới 2 m, xanh tốt quanh năm, nhất là khi được cắt định kỳ. Củ lạc dại nhỏ, chui sâu vào đất, ít khi được thu hoạch. Sau khi nhập nội và tiến hành hàng chục thực nghiệm trên nhiều chân đất, từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển, Viện khoa học kỹ thuật nông – lâm nghiệp (NOMAFSI) nhận xét, lạc dại chịu được đất nghèo dinh dưỡng và những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau; có thể trồng kèm (xen) với cây ăn trái, cây công nghiệp lâu năm (dứa, cà phê, hạt tiêu), trồng xen với bắp trên đất dốc.

Về chống xói mòn, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) đã tiến hành nghiên cứu áp dụng cây lạc dại trong sản xuất nông lâm nghiệp vùng cao đã đưa ra kết luận: vườn cây ăn trái trồng thảm lạc dại đã làm giảm 72,4% lượng đất (đồi) bị xói mòn so với đối chứng không trồng. Độ ẩm của đất có thảm lạc dại luôn cao hơn so với đối chứng từ 10 đến 50% tùy thuộc vào độ dày của thảm che phủ và điều kiện đất đai, vì thế tiết kiệm nước tưới. Các loài vi sinh vật (VSV) có lợi tăng rất cao dưới thảm lạc dại. Cụ thể VSV cốđịnh đạm tăng

200%, VSV phân giải lân tăng 611,1%, VSV phân giải cellulose tăng 138,1% so

với đối chứng (vườn cây cùng loại không trồng lạc dại). Trồng lạc dại giúp hệ sinh thái côn trùng đất như giun, dế phát triển, ngày đêm “cày xới, chế biến lá mục” làm cho đất thêm tơi xốp.

Theo tính toán của NOMAFSI, trồng lạc dại, lượng chất xanh có thể cung cấp 595 kg N, 140 kg P2O5, 200 kg K2O/ha/năm và khẳng định chắc chắn điều này sẽ góp phần quan trọng trong cải tạo độ phì của đất. Ở miền Nam, trồng lạc dại phủđất đã được ứng dụng thử nghiệm vào vườn hồ tiêu, xoài ởĐồng Nai, điều (Bình Phước, Kon Tum, Đăk Lăk), thanh long (Bình Thuận), bước đầu cho kết quả tốt.

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây hồng (diospyros kaki l.) tại tỉnh phú thọ (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)