Nội dung 1: Điều tra hiện trạng sản xuất hồng tại Phú Thọ
- Thu thập những thông tin về điều kiện tự nhiên (yếu tố khí hậu, điều kiện đất đai) điều kiện kinh tế xã hội, diện tích, năng suất, sản lượng tại cơ quan chuyên môn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, phòng thống kê tỉnh Phú Thọ, Trạm khí tượng thủy văn Phú Hộ).
- Điều tra, thu thập thông tin về hiện trạng giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, tình hình sâu bệnh hại tại các nông hộ đã và đang trồng hồng tại 3 huyện, 5 xã/huyện, 10 hộ/xã kết hợp phiếu điều tra theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn RRA và đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân PRA. Sử dụng phương pháp RRA, PARA theo mẫu phiếu điều tra của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau hoa quả - Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (phụ lục kèm theo) và phỏng vấn người dân địa phương.
Nội dung 2: Đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống hồng Hạc Trì tại Phú Thọ
3 lần nhắc lại (mỗi lần nhắc lại 3 cây). Trên mỗi cây chọn 4 cành ở 4 hướng, đánh dấu vào gốc cành theo dõi. Đánh giá sức sinh trưởng trên cơ sởđo đếm các chỉ tiêu trên toàn bộ số cây thí nghiệm.
Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây hồng Hạc trì tại tỉnh Phú Thọ
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón bổ sung qua rễ cho giống hồng Hạc Trì tại Phú Thọ.
+Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 5 công thức, 3 lần nhắc lại. Mỗi công thức 3 cây, tổng số cây toàn thí nghiệm 45 cây.
+Tuổi cây thí nghiệm: 9-10 tuổi.
+Công thức thí nghiệm: * CT 1 (Đ/c 1): Không bón phân; * CT 2 (Đ/c 2): 0,5 kg N + 0,3 kg P2O5 + 0,5 kg K2O(1); * CT3: CT2 + 100gr Tricho+amine; * CT4: CT2 + 40ml phân Bo-amino; * CT5: CT2+ 3kg rong biển;
Ghi chú: (1): [Phạm Văn Côn], Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2004
+Cách bón: Phân hữu cơ Rong biển, phân lân, phân kali, phân đạm đào rãnh theo hình chiếu tán cây, phân vi sinh Trichoderma và phân Bo amino hòa nước nước tưới.
+ Thời gian bón:
Lần 1 (tháng 2 khi nhú lộc): 100% (Phân vi sinh Trichoderma, phân hữu cơ
Rong biển và Phân lân) + 50% N + 30% K2O + 50% Bo- amino
Lần 2 (tháng 3 khi tàn hoa): 50%N + 40% K2O + 50% Bo-amino
Lần 3 (tháng 6): 30% K2O
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá cho giống hồng Hạc Trì tại Phú Thọ
+ Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 4 công thức, 3 lần nhắc lại. Mỗi công thức 3 cây, tổng số cây toàn thí nghiệm 36 cây.
+ Tuổi cây thí nghiệm: 9-10 tuổi. + Công thức thí nghiệm: * CT 1 (Đ/c): Phun nước lã; * CT 2: phun Kali-Bo; * CT 3: phun Bortrac; * CT 4: phun Komic BFC 201;
+ Thời gian phun: phun 2 lần, lần thứ nhất phun sau khi hoa nở rộ (trường hợp gặp thời tiết xấu, thì muộn nhất là trước rụng sinh lý lần 1) và lần thứ hai, phun sau lần thứ nhất 7 – 10 ngày.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của che phủ cho giống hồng nghiên cứu tại Phú Thọ
+ Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 công thức, 3 lần nhắc lại. Mỗi công thức 3 cây, tổng số cây toàn thí nghiệm 27 cây. + Tuổi cây thí nghiệm: 7-8 tuổi + Công thức thí nghiệm: * CT 1 (Đ/c): Không che phủ; * CT 2: Che phủ bằng lạc lưu niên; * CT 3: Che phủ bằng cỏ tế;
+ Cách tiến hành thí nghiệm: trồng cây lạc lưu niên và che phủ cỏ tế vào thời điểm khi xuất hiện lộc xuân (tủ gốc cách gốc 15-20cm, độ dày che tủ 5-10cm).
- Nghiên cứu cắt tỉa cho giống hồng nghiên cứu tại Phú Thọ
+ Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 2 công thức, 3 lần nhắc lại. Mỗi công thức 3 cây, tổng số cây toàn thí nghiệm 18 cây.
+ Tuổi cây thí nghiệm: 7-8 tuổi
+ Công thức thí nghiệm:
* CT 1 (Đ/c): theo tập quán người dân (1); * CT 2: cắt tỉa định kỳ(2).
Ghi chú: (1) Cắt tỉa khi thu hoạch quả
(2)Tiến hành định kỳ 1 tháng/lần. Cắt tỉa cành sâu bệnh, cành vượt, cành yếu, những cành quá dày.