Bảo tồn giống tre:

Một phần của tài liệu Bài báo cáo:NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH VÀ HỮU TÍNH CÂY TRE (Trang 39 - 41)

Trung tâm bảo tồn sinh thái Phú An( làng tre Phú An) được hình thành từ năm 1999 trên ý tưởng khoa học của Tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh, giảng viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh với sự hợp tác giữa 4 đơn vị: vùng Rhône Alpes (Pháp), Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Vườn thiên nhiên Pilat (Pháp) và trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, Làng tre Phú An bao gồm: Bảo tàng Sinh thái tre và Bảo tồn Thực vật Phú An, là nơi tập trung khoảng 1.500 bụi tre với hơn 300 mẫu tre, trúc, nứa thuộc 17 giống, chiếm gần 90% giống tre ở Việt Nam, trong đó có nhiều giống quý hiếm như Phyllostachys, Bambusa, Teinostachyum, mai ống, vàng sọc, tre ngà…

Những bộ sưu tập tre được phân chia theo từng khu vực: Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây nguyên, Bắc bộ, Trung bộ…Trên mỗi bụi tre

đều có đánh dấu về tọa độ địa lý, thời gian tìm thấy, tên người sưu tầm và công tác này vẫn được tiếp tục trong thời gian tới để xây dựng làng tre Phú An trở thành một “bảo tàng tre” lớn và đầy đủ nhất không chỉ của Việt Nam mà cả châu Á.

KẾT LUẬN

Tre là loại cây mọc phổ biến ở Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, từ nam chí bắc chỗ nào cũng có cây tre. Tre là cây dễ trồng, mau thu sản phẩm, trồng một lần cho thu hoạch nhiều lần, cây có khả năng tạo ra sinh khối nhanh, giữ được đất chống xói mòn, thích hợp cho đa số nông dân nghèo, cần được khuyến khích trồng

Tuy cây tre đem lại rất nhiều lợi ích ở các lĩnh vực khác nhau những sản lượng tre hằng năm ở nước ta vẫn không đủ, do đó đòi hỏi cần phải áp dụng những biện pháp kĩ thuật( nuôi cấy mô) để tăng sản lượng tre phục vụ nhu cầu xã hội.Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Rừng Hoa Đà Lạt (Dalat FBIO) đã nghiên cứu, nhân giống cây tre thành công bằng kỹ thuật invitro (nuôi cấy mô trong ống nghiệm) và xuất khẩu sang các nước. Phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô có nhiều ưu điểm hơn phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy đốt thân có chứa chồi bên, vừa ít tổn hại đến cây mẹ, vừa có nguồn mẫu dồi dào, vừa có hệ số nhân chồi cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Thúy Hằng, Xác định tên một số loài thuộc chi tre (Bambusa Schreb.) do biến đổi hình thái ở Việt Nam bằng kỹ thuật phân tích AND, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

2.Trung Tâm Khuyến Nông TP HCM, Kỹ Thuật Trồng Tre www.khuyennongtphcm.com/index.php?mnu=3&s=600008&id=145.

3. Hồ Đình Hải, Rau Rừng Việt Nam.

http://hodinhhai.blogspot.com/2012/05/mang-tre.html 4. nuôi cấy mô thực vật TS: Dương Công Kiên

Một phần của tài liệu Bài báo cáo:NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH VÀ HỮU TÍNH CÂY TRE (Trang 39 - 41)