Tuy là cây sống nhiều năm, sinh sản theo cách vô tính, tre thỉnh thoảng có hiện tượng ra hoa lẻ tẻ hoặc đồng loạt, thường những cây mọc từ thân ngầm của những cây này cũng ra hoa, những cây này sẽ chết đi trong vòng vài ba năm, đặc biệt có nhữngcây không chết. Hiện tượng cây tre trổ hoa hay còn gọi là tre bị khuy, hai nguyên nhân chính:
Nguyên nhân nội tại : là do trong quá trình sinh trưởng của cây tre đến một thời gian nào đó thì cây tre tự trổ hoa (hay còn gọi là khuy), cây tre đã kết thúc một chu kỳ sinh trưởng. Chu kỳ sinh trưởng là thời gian tính từ khi cây tre mọc từ hạt đến khi cây tre ra hoa. Thông thường tỉ lệ cây tre bị khuy rất ít, chỉ chiếm khoảng 5%, nhưng không phải năm nào cũng gặp phải. Trường hợp cây tre bị khuy thì bụi tre vẫn sinh măng, nhưng chất lượng và phẩm chất măng không cao. Sau đó tre sẽ chết cả bụi.
Nguyên nhân bên ngoài : Là do tác động của các điều kiện ngoại cảnh như: thời tiết, khí hậu, đất đai, điều kiện thâm canh ...làm cho cây tre ra hoa.
Hiện nay còn có nhiều thuyết khác nhau được đưa ra để nói về hiện tượng tre trúc ra hoa và chết:
- Thuyết về tính chu kỳ : Có những loài cứ 60-100 năm lại ra hoa một lần, thường những loài có hạt thì phát triển tốt ra hoa nhiều hơn loài có hạt xấu kém.
- Thuyết sinh trưởng: Quan sát thấy tỷ số cacbon/nitơ ở những cây ít ra hoa cao hơn ở những cây ra hoa.
- Thuyết dòng giống cá thể : Khi một hệ thống thân ngầm bước vào thời kỳ ra hoa thì tất cả những cây phát triển từ thân ngầm thuộc hệ thống đó cũng ra hoa và cùng một thời kỳ.
Đối với những cây tre bị khuy nên chặt bỏ, đào hết gốc, xử lý gốc bằng vôi bột rồi trồng thay thế bằng những cây giống khác. Không nên nhân giống từ những bụi tre đã bị trổ hoa.
CHƯƠNGIV:Lợi ích từ cây tre: IV.1Bảo vệ môi trường
Lợi ích về môi trường dễ thấy nhất là cây tre hấp thụ khí cacbonic, thải khí oxy, giúp điều hòa không khí, còn lá tre giúp chống xói mòn và bảo vệ
dinh dưỡng đất. Loài tre với hệ thống thân ngầm đan chen nhau dày đặc và lan rộng trong đất nên có tác dụng hạn chế dòng chảy, chống xói mòn đất trong mùa mưa, chắn sóng bảo vệ đê chống sạt lở.Nhiều vùng trồng tre hai bên bờ sông đã có tác dụng phòng hộ tốt, giảm tác hại lũ lụt, bảo đảm cân bằng sinh thái.
Việc bảo tồn và xây dựng các mảng xanh được xem như là chủ yếu để ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu, vì rừng hoạt động như một bể chứa carbon, giúp loại bớt khí thải nhà kính (GHG). Sự thay đổi khí hậu chủ yếu do chính con người gây ra, từ việc khai thác và quản lý kém nguồn tài nguyên thiên nhiên, dẫn tới những hậu quả như: sa mạc hóa, lũ lụt, thiếu đất trồng trọt. . . đây là tình trạng chung, nhất là của các nước đang phát triển. Chính con người sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của việc thay đổi khí hậu. Một trong những hậu quả trầm trọng
Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thực vật để góp phần là bão lụt đột xuất, và nhất là ảnh hưởng sau bão lụt, nếu không có sự chuẩn bị để giúp dân chúng ứng phó ngay từ bây giờ, sự nghèo đói sẽ còn gia tăng nhiều, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Sự thay đổi khí hậu còn ảnh hưởng đến việc trồng trọt và diện tích trồng trọt, gián tiếp tác động đến nguồn lương thực thực phẩm của toàn cầu, việc bảo vệ đất đai chống xói mòn là công việc khẩn cấp, đi đôi với việc bảo vệ rừng. Các nghiên cứu về diễn biến khí hậu cho thấy khi quan hệ trực tiếp giữa nồng độ CO2 trong khí quyển và sự dao động chu kỳ nhiệt của trái đất. Theo ICPP, CO2 chiếm đến 60% nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu, nếu nồng độ CO2 tăng lên gấp đôi sẽ làm gia tăng nhiệt độ trung bình của mặt đất lên 2,80C/năm.
Để bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, trongvào việc giảm khí thải CO2. Việc làm sạch môi trường trên cơ sở thực vật có khả năng hấp thụ CO2 thông qua quá trình quang hợp, 1 phân tử CO2 có khối lượng nguyên tử là 44, như vậy, nếu có 1 nguyên tử carbon được lưu giữ trong cây, sẽ có 44 đơn vị khối lượng nguyên tử CO2 loại ra khỏi bầu khí quyển. Vì vậy, nghiên cứu các thực vật có khả năng hấp thụ CO2 cao và hiệu quả rất được chú trọng, để góp phần đáng kể làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, các nghiên cứu về khả năng giữ đất, chống bão lụt của hệ thống thực vật cũng góp phần đáng kể trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Các nghiên cứu của Diệp thị Mỹ Hạnh và cộng sự (2008 -2010), cho thấy cây tre thích ứng với nhiều điều kiện trồng trọt, có thể sử dụng để trồng phủ xanh đất trống đồi trọc, góp phần chống xói mòn đất đai, bảo vệ đất, nhất là ở vùng đồi núi hoặc ven sông. Đất trồng tre có độ dinh dưỡng cao hơn tất cả nhờ lớp lá tre rụng xuống phủ mặt đất, chống xói mòn đất, đồng thời giúp loài trùn sinh sôi, làm đất tơi xốp, phân trùn lại cung cấp nhiều chất dinh
dưỡng cho đất. Các bộ phận thân và rễ cây tre là một bộ phận lọc nước tự nhiên, thân thiện với môi trường. Ở khu vực đầu nguồn, bộ rễ lan rộng của tre còn góp phần giảm vận tốc nước, phòng chống hiện tượng lũ quét. Một số giống tre có khả năng hấp thu CO2 tương đương với các cây thân gỗ, hơn nữa, cây tre còn có ưu thế sinh trưởng nhanh, sẽ nhanh chóng góp phần vào sự hấp thu CO2 làm sạch môi trường trong tình hình biến đổi khí hậu chung. Các nghiên cứu gần đây còn chứng minh cây tre có thể sử dụng trong xử lý nước, góp phần bảo vệ môi trường: sự kết hợp tre và cỏ Vancouver tạo nên một hệ thống xử lý nước thải xanh đã được ứng dụng thực tế và cho hiệu quả tốt tại Công ty Saigon Tan Tec (STT) tại khu công nghiệp Việt Hương II (Bình Dương)
IV.2 Giá trị kinh tế
Tre (lâm sản ngoài gỗ) cũng giữ một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường, tre không chỉ là dụng cụ sinh hoạt hàng ngày trong mỗi gia đình Việt Nam như: bàn, ghế, thúng, mủng,... đồ trang trí lồng đèn tre, chuông gió tre, rèm tre… mà tre còn là một mặt hàng đóng vai trò không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, những sản phẩm thủ công kết hợp giữa những chất liệu mây, tre, lá đang được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước . Bên cạnh đó tre còn là nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất giấy do đặc điểm có sợi xenlulo. Hằng năm các nhà máy giấy đã tiêu thụ một lượng lớn tre trúc thay cho các loài cây thân gỗ, một số loài tre trồng làm cây cảnh được coi là có giá trị kinh tế. Từ tre có thể tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ , sản phẩm từ tre được xem như một dạng văn hóa phi vật thể của Việt Nam
Tre dùng làm ván lát sàn có giá trị kinh tế cao và nội thất tre đem đến cho bạn vẻ đẹp tự nhiên tương tự như các loại ván lát sàn gỗ tự nhiên. Hơn nữa ván lát sàn và nội thất tre là sản phẩm thân thiện với môi trường không gây ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên như việc sử dụng các loại ván sàn gỗ. Tre phát triển nhanh chóng và có thể được thu hoạch trong vòng 3 đến 5 năm trồng, so với gỗ cứng phải mất đến 40 năm để trưởng thành và cho chất lượng tốt để khai thác. Tre có thể được thu hoạch hàng năm và có khả năng tự tái sinh; trên thực tế việc khai thác có kế hoạch góp phần cho sự bền vững của rừng cũng như làm tăng năng suất trong tương lại.
Trồng tre Tàu hay tre Lục Trúc mau cho thu hoạch. Sau khi trồng một năm đã bắt đầu thu hoạch măng và cây làm giống. Sau ba năm, thu hoạch măng ổn định với năng suất từ 6-30 tấn/ha (tùy thuộc vào việc đầu tư chăm sóc). Do hàng năm tre, trúc sinh sản vô tính theo cấp số, nên trong bụi tre có nhiều thế hệ tuổi cây. Nếu được chăm sóc tốt và đúng kỹ thuật thì năm nào
người trồng cũng được thu hoạch cả măng, thân và giống mà không phải trồng lại trong một chu kỳ lâu dài rất nhiều năm.
IV.3 Giá trị thực phẩm
Chồi non của cây tre có thể ăn được gọi là măng. Măng tre được dùng làm thực phẩm ngoài hương vị đặc trưng, nó còn có thành phần dinh dưỡng phong phú:
- Măng tre có các chất dinh dưỡng chính là: protein, carbohydrates, axit amin, khoáng chất, đường, chất béo, chất xơ, và các muối vô cơ. Chất đạm chứa từ 1,49 - 4,04 g (trung bình 2,65 g) mỗi 100 g măng tre tươi. Chất đạm trong măng tươi chứa 17 axit amin, trong đó có 8 axit amin là rất cần thiết cho cơ thể con người ( Qiu 1992 , Ferreira và ctv-1995 ). Tyrosine chiếm 57% đến 67% tổng lượng axit amin ( Kozukue và ctv-1999 ).
- Măng tươi có các axit amin và vitamin quý: thiamin, niacin, vitamin A, vitamin B6, và vitamin E ( Visuphaka 1985 ; Xia 1989 ; Shi và Yang -1992 ).
- Măng tre có ít calo: Măng tre có chất xơ cao, nguồn chất xơ ăn được (6-8 g/100 g trọng lượng tươi), giúp làm giảm cholesterol máu. Măng tre giúp làm giàu chất xơ trong các món ăn giàu đạm và lipid.
- Măng tre có ít chất béo: Chất béo rất thấp trong măng tre (2.46 g/100 g), do đó, rất tốt cho những người ăn kiêng.
- Măng tre giàu chất khoáng vi lượng: Trong măng tre có các chất khoáng gồm: kali (K), canxi (Ca), mangan (Mn), kẽm (Zn), crôm (Cr), đồng (Cu), sắt (Fe), cộng với số lượng thấp hơn của phốt pho (P), và selen (Se) ( Shi và Yang -1992 ; Nirmala và ctv- 2007 ).
Chỉ số in Protebéo thôChất cacbonHydrat Nướcxơ Chất Tro Phần thịt măng ăn được 1,93 % 0,22% 5,31% 90,55 % 0,85 % 1,14 % Bẹ măng non ăn được 2,61 % 0,35% 6,88% 87,3 % 1,15 % 1,67 %
Măng tươi rất giàu các loại Vitamin A, B1,, B2, C. Ở các phần mô mềm gần sát đầu búp măng thường có hàm lượng Protein cao, chất xơ ít hơn. Các khúc măng có bẹ măng non bao bọc của nhiều loại măng ngọt chứa đến 5% hàm lượng N tổng số.
Măng tươi: Trong măng thường có chất glycocid là chất có khả năng biến thành axit cyanhydric gây độc. Ăn quá nhiều măng đắng hoang dại khi chưa được chế biến chu đáo có thể bị nhức đầu, chóng mặt, khó thở. Để khử độc, khi ăn măng tươi cần cắt lát mỏng, xé thành từng sợi nhỏ ngâm ngập nước sạch qua đêm trước khi chế biến món ăn. Ngâm măng vào nước vôi trong, luộc gạn bỏ nước vài lần. Lúc luộc măng để hở nắp vung nồi. Khi sử dụng măng khô để ăn cũng cần luộc lại, gạn đổ nước đi. Muối thành măng chua cũng là một biện pháp giảm độc tố trong măng mà người dân nông thôn thực hiện rất có hiệu quả. Đối với các loại măng ngọt đã được thuần dưỡng gây trồng thì tỷ lệ Glycocid rất thấp hoặc bị loại bỏ hoàn toàn qua các cách chế biến xử lý thông thường. Có một số loài măng trong loài tre Dendrocalamus như D.asper, D.latifflorus đặc biệt măng của D.giganteusrất giàu vitamin.
Khai thác măng tre
Khai thác măng đúng kỹ thuật giúp kinh doanh măng được lâu dài, luôn duy trì gốc tre nằm sâu trong lòng đất. Trong quá trình khai thác măng sẽ tác động đến các mắt ngủ sát vết cắt, nên bảo vệ các mắt ngủ vì chúng hình thành nên các thế hệ măng tiếp theo. Khi khai thác măng cần xác định thời gian, tuổi khai thác như sau:
- Thời gian chặt măng: Nên chặt vào lúc sáng sớm, khi mặt trời chưa lên cao.
- Tuổi khai thác măng: Tùy phương pháp chế biến mà thời điểm khai thác măng khác nhau để chất lượng măng đạt yêu cầu. Nếu chế biến măng tươi hay phơi khô, thì để măng mọc cao hơn mặt đất khoảng 10cm; nếu chế biến măng thành khoanh đóng hộp, chế biến măng bẹ khô thì để măng đạt chiều cao từ 60cm-80cm.
* Các bước khai thác măng:
- Quan sát mặt đất quanh bụi tre chỗ nào xuất hiện ngọn măng. Dùng cuốc bới đất ra đào sâu xuống để thấy củ măng mọc sát thân ngầm.
- Cắt măng: Vị trí cắt măng là phần tiếp giáp giữa thân ngầm và thân măng. Cắt ở chỗ thắt của củ măng, cách gốc tre mẹ khoảng 3-4 cm, dùng dao cắt tại vị trí phình ra của măng theo chiều thẳng đứng; chừa khoảng 3-4 mắt măng, vết cắt cần nhẵn. Không được cắt ngang gốc măng trên mặt đất, như vậy sẽ cho năng suất thấp, măng lên nhiều nhưng mầm măng rất nhỏ và làm cả bụi tre bị chà, nhanh cỗi, dễ bị trốc gốc đổ ngã khi gặp mưa to gió lớn.
- Lấp đất: Sau khi cắt măng xong lấp đất lại.
Không nên lấy măng quá non vì sản lượng ít, lấy măng quá già thì phần gốc không ăn được.
Nhiều thành phần của cây tre có thể sử dụng làm thuốc như tinh tre xanh (trúc nhự), nước tre non (trúc lịch), lá tre (trúc diệp) với nhiều công dụng giúp chữa bệnh:
- Trúc diệp: chỉ lá tre bánh tẻ hoặc lá non của cây tre. Có tác dụngthanh nhiệt trừ phiền, sinh tân dịch, lợi niệu. Thường dùng chữa nhiệt tà gây tổn thương tân dịch, phiền táo, khát nước, miệng lưỡi lở loét, tiểu tiện sẻn đỏ. Tác dụng của lá bánh tẻ và lá non còn cuộn tròn (búp tre) tương tự như nhau, nhưng khi chữa các bệnh nhiệt ở phủ vị thường dùng lá, còn khi chữa bệnh nhiệt ở tạng tâm thường dùng búp.
- Trúc lịch: là vị thuốc chế bằng cách chặt tre tươi, cắt thành từng đoạn, nướng lên và vắt lấy nước. Hoặc uốn cong cây tre non ngay tại bụi tre, phạt ngọn, buộc cọc ghìm vào miệng bình, lấy đuốc lửa đốt phần giữa, nước cốt - trúc lịch sẽ chảy dần vào bình. Có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, định suyễn. Dùng chữa đàm nhiệt khái suyễn (hen suyễn do đờm nhiệt), trúng phong hôn mê, kinh giản, điên cuồng.
- Trúc nhự (tinh tre): là vị thuốc chế bằng cách cạo bỏ vỏ xanh bên ngoài của cây tre, sau đó cạo lớp thân bên trong thành từng mảnh hay sợi mỏng. Có tác dụng thanh hóa nhiệt đàm, trừ phiền chỉ ẩu (chống nôn). Dùng chữa ho đờm vàng đặc, bồn chồn mất ngủ, nôn mửa ...
Trong tre chứa nhiều cellulose và rất nhiều khoáng tố, sinh tố nhóm B và C. Lá tre còn chứa nhiều acid cyanhdric và axit benzonic. Riêng măng tre non chứa nhiều men tiêu hóa đặc biệt là men protease có khả năng làm mềm các loại protein, giúp dễ tiêu hóa đạm động vật.
Măng tre có vai trò của một thực phẩn chức năng:Măng tre chứa phytosterol và một số lượng lớn chất xơ có thể hội đủ điều kiện như "loại thuốc tự nhiên" có hoạt động làm giảm cholesterol (Brufau và những người khác 2008).