CHƯƠNG III: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY III.1Kỹ thuật trồng

Một phần của tài liệu Bài báo cáo:NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH VÀ HỮU TÍNH CÂY TRE (Trang 30 - 33)

- Sự hóa thủy tinh thể

CHƯƠNG III: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY III.1Kỹ thuật trồng

III.1Kỹ thuật trồng

Kỹ thuật trồng tre Mạnh Tông:

Mạnh Tông có thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm; thân cây tương đối to, thẳng, cứng, vách dày; chiều cao thân 15-20 m, đường kính gốc 7-15 cm, ngọn dài, rũ xuống, đốt ở gốc thân thường có vòng rễ khí sinh, chiều dài lóng 30-40cm, lúc non thân có lông màu nâu nhạt, trên và dưới vòng đốt đều có lông nhung màu nâu nhạt. Lá hình lưỡi mác dài 10-30 cm, mặt dưới phủ lông mềm. Lớp mo ngoài cùng của măng có màu nâu đen.

Cây tre Mạnh Tông thích hợp với vùng khí hậu nóng và ẩm, có lượng mưa lớn và có ánh sáng dồi dào, nơi có độ cao dưới 1.000 m so với mặt biển, lượng mưa 2.000 - 2.500mm, nhiệt độ trung bình khoảng 24-250C. Tre Mạnh tông là loài cây ưa sáng hoàn toàn vì vậy không được trồng cây dưới tán các cây khác, khi trồng hỗn giao với cây gỗ thì nên trồng theo phương pháp hỗn giao với băng rộng để đảm bảo độ chiếu sáng cho tre.

Cây tre Mạnh Tông thích hợp địa hình đồi thấp; với các loại đất tầng dày, tơi xốp nhiều mùn, đất ẩm nhưng thoát nước, tốt nhất là các loại đất phù sa ven sông suối. Không được trồng tre ở đất bị ngập úng dài ngày, đất quá bí chặt, đất bị đá ong hoá tầng mỏng và đất cát khô rời rạc.

Chọn cây giống: Cây giống là những cây khoảng 1 năm tuổi, cây

sinhtrưởng tốt, không sâu bệnh. Chọn những cây mọc phía ngoài bụi tre. Không chọn cây quá non, quá già; không lấy cây giống ở những bụi tre bị khuy (ra hoa).

Nhân giống bằng hom gốc, hom cành, nhân giống bằng gieo hạt, giâm hom, chiết cành…nên nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì có hệ số nhân giống cao, cây giống sinh trưởng nhanh, ổn định về mặt di truyền.

Thời vụ trồng: Tiến hành trồng rừng vào đầu mùa mưa tháng 6-7 hàng

năm.

Mật độ: Mật độ trồng: 500cây/ha, bố trí trồng theo khoảng cách: cây

cách cây 4m, hàng cách hàng 5m.

Xử lý thực bì và làm đất

- Nơi có địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 150) xử lý thực bì bằng phương pháp phát đốt toàn diện vào cuối mùa khô tháng 4-5.

- Nơi có địa hình dốc thì xử lý thực bì bằng phương pháp phát đốt theo băng, băng chặt có thể trồng được 4-5 hàng cây; băng chừa lại không phát thực bì, rộng từ 2-3m (nhằm giữ đất giảm xói mòn); đào hố trên băng chặt theo đường đồng mức. Khi cây trồng đã khép tán có thể tiếp tục trồng thêm cây trên băng chừa lại.

Bón lót và lấp hố: Đào hố có kích thước 40cm x 40cm x 40cm. Khi đào

hố lớp đất mặt để riêng, lớp đất đáy để riêng. Bón lót 10 kg phân chuồng hoai mục. Trộn đều phần lớp đất mặt với phân bón lót, cho phần đất trên vào hố, lấp khoảng 1/2 hố; phần đất đáy lấp phía trên cho đầy hố và vun cao hơn mặt đất tự nhiên từ 2-3cm. Đào, lấp hố và bón lót phân phải hoàn thành ít nhất 15 ngày trước khi trồng cây.

Trồng cây: Nên trồng cây vào đầu mùa mưa, khi đất rừng đã đủ ẩm,

chọn ngày mưa nhỏ trời mát hoặc nắng nhẹ. Trước và sau khi trồng cây, phòng trừ mối gây hại bằng cách rải thuốc Basudin, Confidor… trong hố và trên mặt đất quanh gốc cây.

Đào ở chính tâm hố một lỗ sâu hơn chiều cao bầu, rạch bỏ vỏ bầu, đặt bầu cây giống vào đúng vị trí tâm hố sao cho thật ngay ngắn và cây thẳng đứng. Nếu trồng bằng hom gốc rễ trần thì đặt gốc tre nghiêng khoảng 450 rồi dùng đất nhỏ mịn lấp đầy hố và nén chặt.

Chăm sóc cây

Chăm sóc rừng bao gồm các công việc sau: Trồng dặm, phát dọn thực bì, rẫy cỏ xới xáo đất vun gốc, bón thúc, phòng trừ sâu bệnh hại, phòng chống cháy và bảo vệ rừng.

Trồng dặm: Sau khi trồng 20 - 30 ngày, tiến hành kiểm tra toàn bộ rừng

trồng, cây chết phải tiến hành trồng dặm lại.

Phát dọn thực bì, dẫy cỏ và xới xáo: Tiến hành 2 lần /năm. Lần 1 vào

đầu mùa mưa, lần 2 vào cuối mùa mưa kết hợp phòng chống cháy rừng. Phát dọn thực bì kết hợp dẫy cỏ, xới xáo đất và vun gốc cây đường kính rộng 80- 100cm quanh gốc cây.

Bón thúc

- Năm thứ nhất: Bón phân 2 lần: sau khi trồng 1,5-2 tháng và vào cuối mùa mưa.

• Lần 1: Kết hợp với làm sạch cỏ, xới đất xung quanh gốc bón thúc 100gr NPK (14-8- 6) cách gốc 20-30 cm, rải đều phân rồi lấp đất lại.

• Lần 2: Vào cuối mùa mưa kết hợp với làm sạch cỏ, xới đất xung quanh gốc bón thúc 100gr NPK (14-8- 6) cách gốc 20-30 cm, rải đều phân rồi lấp đất lại.

- Năm thứ hai trở đi: Tre Mạnh tông được trồng chủ yếu để lấy măng, vì vậy công tác chăm sóc bón phân thường xuyên là rất quan trọng. Bón phân sẽ giúp cho cây sinh nhiều măng. Hàng năm bón phân 3 lần, bón 20-30kg phân chuồng (bón 1 lần vào đầu mùa mưa) + 450g NPK/bụi (chia làm 3 lần); bón phân vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III.2Sâu bệnh a) Sâu hại

- Bọ hung: Sâu non xuất hiện vào tháng 4 -10 (con mẹ dùng miệng đục lỗ qua lá vẫy của măng và đẻ trứng, sau 4- 5 ngày ấu trùng đục vào thịt măng làm măng héo và chết)

Phòng trị: Giết sâu non, chặt bỏ và thiêu hủy mụt măng bị hại.

- Sâu cuốn lá: tháng 5 – 10, bướm đẻ trứng, sâu con nở, nhả tơ cuốn lá và ăn lá rồi hoá thành nhộng ngay trong phiến lá.

Phòng trị: Cắt bỏ thiêu hủy lá bị cuốn – dùng đèn bẫy bướm.

Khi mật độ sâu nhiều thì có thể sử dụng các loại thuốc nội hấp hoặc tiếp xúc để phun trừ.

- Ruồi xanh: Đẻ trứng mặt dưới lá non, thành trùng hút diệp lục tố của lá làm lá có những ổ trắng, ảnh hưởng đến quang hợp của lá đồng thời dẫn đến bệnh rĩ sét.

Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc nội hấp hoặc tiếp xúc để phun trừ.

- Sâu vòi voi: (Cytrachelus longimanus Fab.): Là đối tượng thường gây hại măng chủ yếu. Thường đẻ trứng vào ban ngày khoảng từ 9h – 12 h sáng và từ 15giờ đến đêm

Phòng trị: Diệt nhộng và sâu trưởng thành dưới gốc bằng cách cuốc xới xung quanh gốc rộng 1m, sâu 15 – 20 cm.

Khi ấu trùng đã chuyển hoá thành sâu non trong cây tre. Sử dụng các loại thuốc nội hấp hoặc tiếp xúc để phun trừ.

b) Bệnh hại

- Bệnh thối măng:

Bệnh do nấm gây hại nhất là vào thời kỳ mùa mưa, nhiệt độ cao và ẩm độ lớn. Các bào tử nấm tồn dư trong đất có thể xâm nhiễm và gây hại thông qua các vết thương cơ giới do vô tình gây nên cho cây tre hoặ trong lúc thu hoạch

Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc trừ nấm: Aliette 80 WP hoặc Ridomil MZ.. Pha nồng độ 0,1 – 0,2%.

- Bệnh chổi xể:

Do nấm Balansia take. Bệnh này rất nguy hiểm nhất đối với cây tre.

Phòng trị: Khi cây bị bệnh, cần chặt bỏ cả bụi tre. Gom lại thành đống và đốt ở khu vực khác xa bụi tre để tránh lây nhiễm.

Dùng thuốc Booc – đô, pha nồng độ 1%. Phun hoặc tưới dưới gốc.

Một phần của tài liệu Bài báo cáo:NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH VÀ HỮU TÍNH CÂY TRE (Trang 30 - 33)