Phân lập, tuyển chọn chủng nấm men S.cerevisiae

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nitơ đến quá trình lên men rượu vang (Trang 28 - 31)

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

3.1. Phân lập, tuyển chọn chủng nấm men S.cerevisiae

Những chỉ tiêu định hƣớng lựa chọn chủng nấm men: Nấm men đóng vai trò quan trọng với toàn bộ quy trình sản xuất và chất lƣợng vang. Bên cạnh những chỉ tiêu hình dạng, kích thƣớc khuẩn lạc, độ nhẵn bóng còn phải chú ý đến chỉ tiêu sau:

Chịu đƣợc độ cồn và độ aixit cao

Có khả năng lên men tốt trong môi trƣờng có HL đƣờng cao. Có hiệu suất lên men cao.

Tốc độ phát triển nhanh, chu kì lên men ngắn. Tạo đƣợc hƣơng thơm và vị đặc trƣng.

Dễ lắng trong và dễ lọc.

3.1.1. Phân lập chủng nấm men S.cerevisiae từ dịch nho cabernet sauvignon

Trong dịch quả đã có những giống nấm men có sẵn, các giống này có khả năng chịu đƣợc những điều kiện khác nhau nhƣ HL đƣờng cao, độ axit cao,...

Chọn nguồn nguyên liệu có chất lƣợng tốt, đảm bảo chất lƣợng và nguồn gốc xuất xứ. Sau đó tiến hành phân lập trên môi trƣờng vô trùng môi trƣờng phân lập thực hiện trên môi trƣờng Hansen.

Cách tiến hành: Phân lập trên môi trƣờng thạch đĩa đã vô trùng, chuẩn

bị 10 ống nghiệm định mức, dùng pipet hút 9ml nƣớc cất vào mỗi ống. Lấy 1ml dịch hoa quả cho vào ống thứ nhất( dịch pha loãng ở 10^-10). Sau đó lại hút 1ml dịch ở ống thứ nhất cho vào ống thứ 2 đƣợc dung dịch có nồng độ pha loãng ở 10^-2. Làm tƣơng tự với các ống tiếp theo cho đến ống9 sẽ có độ

20

pha loãng 10^-9. Có thể chọn ở các nồng độ 10^-6 – 10^-9

Phân lập:Dùng pipet hút 1- 2 giọt dịch pha loãng nhỏ vào đĩa petri có

sẵn môi trƣờng han sen đã đƣợc khử trùng. Sau đó dùng que trang dàn đều lên mặt thạch. Đặt ngƣợc các hộp petri xuống, dùng giấy báo gói lại và nuôi trong tủ ấm ở nhiệt độ từ 25 – 300c. Sau 2-3 ngày lấy ra quan sát. Trên bề mặt thạch ta thấy xuất hiện những khuẩn lạc, dựa vào hình thái khuẩn lạc nấm men ta chọn những khuẩn lạc to, tròn, nhẵn, lồi, nhẵn bóng có màu trắng đục đặc trƣng cho nấm men. Kết quả phân lập cho ra đƣợc3 mẫu nấm men dùng làm đối tƣợng nghiên cứu tiếp theo.

Hình 3.1. Nấm men S.cerevisiae M1 phân lập trên môi trường thạch đĩa

Sau đó các khuẩn lạc này chúng tôi cấy sang các ống thạch nghiêng đã có sẵn môi trƣờng Hansen vô trùng để giữ giống, sau 2-3 ngày lấy ống thạch nghiêng ra quan sát, làm tiêu bản soi kính để kiểm tra hình thái tế bào nấm men. Kí hiệu cho các chủng nấm men thu đƣợc là M1, M2, M3.

21

Hình 3.2 Cấy truyền chủng nấm men M1, M2, M3 thu được từ môi trường thạch nghiêng

Hình 3.3 Hình ảnh tế bào của chủng nấm men S.cerevisiae M1độ phóng đại 1000 lần

22

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nitơ đến quá trình lên men rượu vang (Trang 28 - 31)