Công nghiệp dệt may là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của nước ta nên việc đẩy mạnh các giai đoạn sản xuất phụ trợ gồm nguyên phụ liệu, kéo sợi, nhuộm, in, cắt may.... Các ngành công nghiệp phụ trợ giúp:
- Hỗ trợ ngành công nghiệp nội địa phát triển
Đây có thể coi là vai trò dễ nhận thấy nhất của ngànhcông nghiệp phụ trợ. Để minh họa cho vai trò này, ta lấy ví dụ điển hình là Nhật Bản, quốc gia có nền công nghiệp phát triển vào bậc nhất thế giới. Nhật Bản từ một đất nước nghèo nàn, bị tàn phá nặng nề sau thế chiến lần thứ hai, đã phát triển như vũ bão, trở thành hiện tượng “thần kỳ” Nhật Bản với những thành tựu lớn trong công nghiệp, không thua kém những nước có nền khoa học phát triển Âu Mỹ. Có được điều này chính là nhờ việc Nhật Bản chú trọng vào việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cụ thể hơn là việc thành lập các doanh nghiệp “vệ tinh” vừa và nhỏ trong nước có khả năng cung cấp và hỗ trợ các doanh nghiệp lớn.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng công nghiệp xuất khẩu
Khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản: chi phí, chất lượng và thời gian (khả năng cung cấp hàng nhanh chóng). Trong đó, chi phí có thể coi là nhân tố quan trọng hàng đầu. Chi phí của một sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công, chí phí sản xuất và chi phí cho hoạt động logistic…Tùy vào đặc điểm từng ngành nghề, từng sản phẩm mà tỷ lệ giữa các chi phí có thể khác nhau. Tuy nhiên, xét đến sản phẩm công nghiệp thì chi phí về nguyên vật liệu đầu vào, linh kiện, phụ tùng lại là lớn nhất.
Lấy ví dụ về hàng điện tử tiêu dùng, chi phí nhân công thường chỉ chiếm khoảng 10% tổng chi phí, trong khi đó chi phí về linh kiện lại chiếm tới 70% tổng chi phí.
Như vậy, việc giảm chi phí về linh kiện sẽ hiệu quả hơn so với chi phí nhân công. Trong khu vực ASEAN, các quốc gia hầu như đều sở hữu nguồn nhân công giá rẻ. Do đó, cách tốt nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu trong điều kiện giá nhân công tương đồng như vậy là giảm thiểu chi phí về nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng. Và để làm được điều này mỗi quốc gia cần phát triển mạnh mẽ nền CNPT, tạo khả năng canh tranh cho hàng xuất khẩu.
- Đón nhận chuyển giao công nghệ và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Phát triển CNPT là điều kiện thiết yếu để một quốc gia có thể tăng cường đón nhận chuyển giao công nghệ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các công ty nước ngoài, chủ yếu là các công ty đa quốc gia thường chọn những nơi có nền CNPT phát triển nhằm cắt giảm chi phí trong khâu nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng.
Bên cạnh đó, CNPT phát triển sẽ thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ từ các công ty đa quốc gia. Đi cùng với họ là máy móc, công nghệ hiện đại được chuyển giao sang nước tiếp nhận đầu tư. Như vậy, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, CNPT phát triển sẽ góp phần quan trọng trong đổi mới sản xuất, nâng cao nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại của một quốc gia.
- Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phấn đấu sản xuất nguyên phụ liệu nội địa đảm bảo yêu cầu chất lượng. nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu trong nước, tăng tỷ lệ vật liệu nội địa trong cơ cấu giá trị sản phẩm để hạ giá thành sản phẩm và được hưởng ưu đãi về thuế quan, góp phần nâng ao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.