Giải pháp của Hiệp hội dệtmay Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng dệt may việt nam (Trang 34 - 35)

Trong thời gian qua hiệp hội dệt may Việt Nam đã làm được một số việc như: đã kiến nghị với Chính phủ về việc mở của thị trường dệt may với Mỹ, mở của thị trường để Việt Nam bình đẳng với các nước khác, quan hệ với các tổ chức nước ngoài quan tâm tới Việt Nam, tổ chức thông tin thị trương và cung cấp cho các doanh nghiệp, xúc tiến thương mại tập trung vào một số thị trường: Mỹ, EU,Nhật Bản..

Trong thời gian tới Hiệp hội cần thu thập tình hình thị trương cung cấp cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển của mình. Hiệp hội cần đại diện cho doanh nghiệp tác động đến Chính phủ,các ban ngành nhằm đưa ra đối sách,cơ chế thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, và đại diện cho doanh nghiệp tham gia với các tổ chức nước ngoài,với Hiệp hội dệt may thế giới,các tổ chức có vai trò tác động đến chính sách quốc tế với Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam phát triển. Hiệp hội nên có các hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách xây dựng,giới thiệu hình ảnh dệt may Việt Nam trên thị trường Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu,tạo sức cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

Vai trò của Hiệp hội Dệt May Việt Nam được xác định là tăng cường hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp thông qua các giải pháp sau:

Hiệp hội cần nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, tổ chức lại mô hình hoạt động để thực hiện tốt vai trò là người hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, giúp liên kết các doanh nghiệp với nhau để mở rộng năng lực sản xuất, là đại diện hữu hiệu để phản ánh nhu cầu, yêu cầu của doanh nghiệp tới Chính phủ.

Hiệp hội cũng cần có bộ phận, nhóm tổ chức thu thập, phân tích và xử lý thông tin về thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ, về yêu cầu của nhà nhập khẩu, về chính sách nhập khẩu của thị trường nhập khẩu và sự biến động của chính sách nhằm cập nhật kịp thời cho doanh nghiệp, về đối thủ cạnh tranh để tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tiếp cận thị trường. Từ đó có chiến lược tổ chức sản xuất và xuất khẩu cho phù hợp.

Phân nhóm doanh nghiệp, đồng thời đề xuất những giải pháp về chuyên môn hoá nhằm giúp những doanh nghiệp có cùng ngành hàng, hoặc ngành hàng hỗ trợ liên kết với nhau thành những nhóm chia sẻ kinh nghiệm tổ chức quản lý, công nghệ, công tác xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thị trường.

Với tư cách đại diện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Hiệp Hội Dệt May Việt Nam phải làm đầu mối tiếp xúc những tổ chức như Hiệp hội dệt may các nước trong khu vực và các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, những tổ chức dệt may của thế giới… nhằm hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp trên tầm vĩ mô, giúp nâng cao công nghệ sản xuất, và công nghệ quản lý của doanh nghiệp. Hiệp Hội có thể làm vai trò đầu mối để góp phần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ quốc tế chuyên ngành trong và ngoài nước.

Hiệp hội có thể điều phối giá gia công, giá bán sản phẩm đối với các thành viên trong Hiệp hội, tạo sức mạnh chung và đảm bảo không có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành và trong hiệp hội, tránh sức ép về giá từ khác hành nước ngoài.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng dệt may việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w