3.3.1.Giải pháp của Nhà nước
3.3.1.1Về xúc tiến thương mại hỗ trợ kinh doanh
Để thâm nhập thị trường rộng lớn này công tác xúc tiến thương mại là rất quan trọng và cần phải được quan tâm ở cấp Nhà nước và từng doanh nghiệp.Về phía Nhà nước cần cần xây dựng các chương trình xúc tiến xuất khẩu. Nhà nước đã giao cho Bộ Công thương xây dựng chương trình cụ thể xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, đầu tư vốn cho công tác nghiên cứu mấu chốt của ngành may để xuất khẩu vào các thị trường này. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp khảo sát thị trường, tham gia hội chợ triển lãm,tổ chức tiếp xúc với các nhà phân phối hàng dệt may tại các thị trường này đặc biệt là thị trường Mỹ. Với những nỗ lực của Nhà nước,công tác xúc tiến thương mại sẽ góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.Để nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại Nhà nước cần:
Nâng cao hơn nữa vai trò xúc tiến thương mại của các đại sứ quán ở các thị trường xuất khẩu chính, trong đó có Hoa Kỳ. Đổi mới mô hình các tổ chức, cơ quan xúc tiến thương mại trực thuộc Nhà Nước theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí được Nhà nước cấp. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hướng vào những mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển các mặt hàng thời trang phù hợp với thị trường Mỹ, nhưng đặc biệt chú ý đến vấn đề giám sát hàng dệt may của Mỹ, khống chế mức giá xuất khẩu ở mức nhất định.
Đẩy mạnh phát triển các trung tâm thương mại tại các thị trường xuất khẩu chính. Nhằm giới thiệu sản phẩm. Có chính sách hỗ trợ sự ra đời của các công ty chuyên cung cấp hàng hoá Việt Nam vào thị trường Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,... nhằm tạo ra kênh phân phối trực tiếp hơn đối với thị trường.
định hướng đúng trong việc ban hành các chính sách phù hợp tạo thuận lợi cho xuất khẩu dệt may trong thời gian tới. Cơ quan này cũng có nhiệm vụ là cung cấp các cơ sở dữ liệu đáng tin cậy về thị trường, đối thủ cạnh tranh, các kênh phân phối nhằm giúp các doanh nghiệp có định hướng tốt trong xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường chính.
3.3.1.2Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Để giải quyết vấn đề lao động, ngành Dệt May có đề xuất quy hoạch và di dời ngành sản xuất may về một số vùng phù hợp để tận dụng lao động nhàn rỗi ở các vùng nông thôn, không để các nhà máy dệt và may gia công tập trung phát triển mạnh ở đô thị như hiện nay. Tuy nhiên, đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy sự bấp bênh của việc sử dụng lao động “bán công-bán nông”. Phần lớn các doanh nghiệp đều khẳng định, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất họ không ngại mà cái khiến cho họ chùn tay chính là lao động ngành Dệt May vừa thiếu lại vừa yếu . Nếu không có những biện pháp căn cơ hơn để thúc đẩy đào tạo nghề, nhất là đào tạo công nhân ngành Dệt May thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư phát triển ngành.
Cần có những giải pháp giải quyết triệt để về số lượng lao động cung ứng cho yêu cầu phát triển của ngành Dệt May, đồng thời hạn chế và làm mất đi tình trạng tranh giành lao động trong nội bộ ngành. Cần có sự kết nối chặt chẽ giữa các cơ sở đào lạo nghề dệt may và các doanh nghiệp dệt may, để cơ sở đào tạo nghề nắm bắt kịp thời nhu cầu về số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp mà phục vụ cho tốt, đồng thời tranh thủ được khả năng vật chất cũng như nguồn lực của doanh nghiệp phục vụ cho việc đào tạo.
Để giải quyết vấn đề lao động cho ngành Dệt May Việt Nam, thì ngoài việc tăng lương, tăng phúc lợi cho người lao động, quan tâm giải quyết tới vấn đề nhà ở cho công nhân… ngành Dệt May Việt Nam rất cần quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đủ để cung ứng cho ngành cả về số lượng và chất lượng, trên cơ sở đó tạo ra những đầu mối cung cấp ổn định nguồn nhân lực, tạo được mạch nối liên hoàn giữa đào tạo và sử dụng.