Chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của bốn loại vật liệu đựng giá thể đến sinh trưởng và phát triển ớt kiểng ghép (Trang 32)

* Ghi nhận:

̶ Ngày gieo, sinh trƣởng của cây trƣớc khi trồng.

̶ Tình hình sâu bệnh chung (trƣớc và sau trồng).

* Tỉ lệ sống sau ghép: đếm số ngọn ghép không bị héo ở giai đoạn 3, 6, 9 và 15 ngày sau khi ghép (NSKGh).

* Chỉ tiêu về điều kiện ngoại cảnh: nhiệt độ (oC), ẩm độ (%) trong phòng ghép và môi trƣờng sinh trƣởng, phát triển sau trồng.

* Chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển: đo cố định 10 cây/nghiệm thức vào thời điểm 15, 30, 45 và 60 NSKT.

̶ Chiều cao (cm): đo dọc theo thân chính từ gốc sát đất đến đỉnh sinh trƣởng cao nhất (cao cây), từ gốc sát đất đến vị trí ghép (cao gốc), từ vị trí ghép đến đỉnh sinh trƣởng cao nhất (cao ngọn) bằng thƣớc cây.

̶ Đƣờng kính (cm): đo dƣới vị trí ghép 1 cm (gốc ghép), trên vị trí ghép 1 cm (gốc thân ngọn ghép) bằng thƣớc kẹp.

̶ Số trái (trái/cây): đếm tất cả số trái trên ngọn ghép ớt Hiểm lai 207, số trái trên gốc ghép ớt Thiên ngọc, rồi cộng lại là tổng số trái trên cây, thời điểm 100 NSKGh (hơn 50% trái chín).

̶ Đƣờng kính tán cả cây (cm): chọn một lá bìa cùng của tán kéo thƣớc từ đó qua lá bìa cùng đối diện đƣợc đƣờng kính thứ nhất, thực hiện tƣơng tự cho đƣờng kính thứ hai nhƣng phải vuông góc với đƣờng kính thứ nhất. Trung bình của hai đƣờng kính là đƣờng kính tán của cây, thời điểm 100 NSKGh.

̶ Đƣờng kính tán của gốc ghép (cm): chọn một lá bìa cùng của tán gốc ghép kéo thƣớc từ đó qua lá bìa cùng đối diện đƣợc đƣờng kính thứ nhất, thực hiện tƣơng tự cho đƣờng kính thứ hai nhƣng phải vuông góc với đƣờng kính thứ nhất. Trung bình của hai đƣờng kính là đƣờng kính tán của gốc ghép, thời điểm 100 NSKGh.

̶ Đƣờng kính tán của ngọn ghép (cm): chọn một lá bìa cùng của tán ngọn ghép kéo thƣớc từ đó qua lá bìa cùng đối diện đƣợc đƣờng kính thứ nhất, thực hiện tƣơng tự cho đƣờng kính thứ hai nhƣng phải vuông góc với đƣờng kính thứ nhất. Trung bình của hai đƣờng kính là đƣờng kính tán của ngọn ghép, thời điểm 100 NSKGh.

* Đánh giá cảm quan: đánh giá cảm quan của 20 ngƣời; lập phiếu có thang đánh giá về đặc điểm trái trên cây, hình dạng, màu sắc trái non, hình dáng cây của tổ hợp trồng.

Bảng 2.2 Thang đánh giá cảm quan tổng thể (sự sinh trƣởng, kiểu dáng cây, cân đối cành nhánh, xen kẽ dạng trái và màu sắc) của ớt kiểng ghép trên bốn loại vật liệu

Thang đánh giá Đánh giá

Cây sinh trƣởng rất tốt, rất đẹp, rất bắt mắt và rất độc đáo, rất ấn tƣợng, rất cân đối.

++++ Cây sinh trƣởng khá tốt, khá cân đối, khá đẹp, khá độc đáo. +++ Cây sinh trƣởng trung bình, chƣa phù hợp, chƣa phân bố đều,

chƣa bắt mắt và chƣa phù hợp

++ Kém, rất ít, không cân đối, không phù hợp, thiếu chặt chẽ, xấu

và không phù hợp

+

+: kém, không đẹp; ++: trung bình, đẹp; +++: khá tốt, khá đẹp; ++++: rất tốt, rất đẹp

Bảng 2.3 Thang đánh giá cảm quan về vị trí trƣng bày của ớt kiểng ghép trên bốn loại vật liệu

Thang đánh giá Đánh giá

Dáng cây rất phù hợp với vị trí trƣng bày ++++

Dáng cây phù hợp với vị trí trƣng bày +++

Dáng cây khá phù hợp với vị trí trƣng bày ++ Dáng cây không phù hợp với vị trí trƣng bày +

Số liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm ứng dụng Microsft Office Excel và SPSS 16.0 để phân tích thống kê.

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ghi nhận tổng quát

Nhìn chung sự sinh trƣởng và phát triển của ớt kiểng ghép bị hạn chế bởi nhiệt độ bên trong nhà lƣới quá cao vào buổi trƣa dao động từ 33 – 35o

C. Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong nhà lƣới, nóc ni lông, có che thêm lƣới đen để làm giảm cƣờng độ ánh sáng và ít bị sâu bệnh.

Giai đoạn vƣờn ƣơm: hạt nảy mầm tốt, tỉ lệ nảy mầm cao (trên 85%) nhƣng thời gian nảy mầm không đồng đều giữa hai giống. Cây con sinh trƣởng tốt. Ngọn ghép ớt Hiểm lai F1 207 lớn rất nhanh, lá xanh tốt, giai đoạn sau cắt đọt (66 ngày tuổi) các chồi bên phát triển rất tốt, to khỏe. Gốc ghép phát triển tƣơng đối chậm, tán thấp, cành nhánh nhỏ.

Giai đoạn chăm sóc sau ghép: tỉ lệ sống sau ghép của ớt kiểng ghép khá cao (89,9% thời điểm 15 NSKGh). Hai tuần sau ghép cây bắt đầu phục hồi và thích nghi với điều kiện môi trƣờng bình thƣờng. Giai đoạn 30 NSKT cây sinh trƣởng chậm do có thời gian để thích ứng và phục hồi bộ rễ. Giai đoạn 40 NSKT ớt ghép xuất hiện triệu chứng xoăn đọt do nhện đỏ hút chích, tuy nhiên sau đó cây phục hồi và phát triển bình thƣờng trở lại. Ớt kiểng ghép sinh trƣởng nhanh nhất khi đƣợc trồng trên chậu nhựa, chậm nhất là nghiệm thức cây trồng trên Chai thủy tinh. Hình dáng cây khá phong phú (cây phân tầng nhánh cao thấp rõ ràng, hoặc cành nhánh đan xen vào nhau), hai màu sắc và dạng trái hiện diện trên cùng một cây. Khác hoàn toàn với cây ớt kiểng trồng trong một loại chậu bình thƣờng. Có thể nói đây là giai đoạn cây ớt ghép có giá trị cao nhất về mặt thẩm mỹ, rất đẹp và lạ mắt cũng nhƣ rất thích hợp để trƣng bày làm kiểng.

3.2 Điều kiện ngoại cảnh

3.2.1 Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong phòng phục hồi sau ghép

Nhìn chung nhiệt độ và ẩm độ không khí trong phòng phục hồi sau ghép tƣơng đối ổn định. Nhiệt độ từ 7:00 – 17:00 giờ dao động trong khoảng 25 – 27oC; ẩm độ 85 – 92% (Hình 3.1 và Phụ bảng 1.1). Nhiệt độ phòng phục hồi sau ghép thuận lợi cho sự phục hồi của cây ghép là 27 – 29oC và ẩm độ không khí là 90% (Trần Thị Ba, 2010), nên thuận lợi cho sự phục hồi của cây ớt kiểng ghép.

24 25 26 27 28 7:00 9:00 11:00 13:00 15:00 17:00

Thời gian trong ngày (giờ)

N hi ệt độ ( o C) 70 80 90 100 110 Ẩ m độ (% ) Nhiệt độ Ẩm độ

3.2.2 Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong và ngoài nhà lƣới * Nhiệt độ * Nhiệt độ

Nhiệt độ không khí trong và ngoài nhà lƣới luôn cao ở các thời điểm khác nhau trong ngày, sự chênh lệch bên trong và bên ngoài không lớn, thấp vào lúc 7:00 giờ (28 và 28,5o

C; tƣơng ứng) và tăng dần vào lúc 11:00 giờ (35 và 36oC; tƣơng ứng), cao nhất vào lúc 13:00 giờ (35,5 và 36o

C; tƣơng ứng), sau đó giảm dần và thấp nhất vào lúc 17:00 giờ (29 và 28,5o

C; tƣơng ứng) (Hình 3.2 và Phụ bảng 1.2).

Theo Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (2005), nhiệt độ thích hợp cho sinh trƣởng và phát triển của ớt là 25 – 28o

C ban ngày. Nhƣ vậy nhiệt độ ghi nhận đƣợc trong và ngoài nhà lƣới luôn cao hơn nhiệt độ thích hợp của ớt điều này gây bất lợi cho sự phát triển của ớt, cây bị mất nƣớc dễ bị héo.

Hình 3.1 Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong phòng phục hồi sau khi ghép ngày 19/07/2013

25 30 35 40 45 7:00 9:00 11:00 13:00 15:00 17:00

Thời gian trong ngày (giờ)

N hi ệt độ ( o C) 65 75 85 95 105 Ẩ m độ (% )

Nhiệt độ ngoài trời Nhiệt độ trong nhà lƣới

Ẩm độ ngoài trời Ẩm độ trong nhà lƣới

* Ẩm độ

Nhìn chung sự chênh lệch ẩm độ bên trong và bên ngoài nhà lƣới không quá lớn, ẩm độ bên ngoài nhà lƣới dao động 81 – 93%, bên trong nhà lƣới dao động 83 – 93% (Hình 3.2 và Phụ bảng 1.2) vào buổi trƣa nhiệt độ tăng dần, ẩm độ bắt đầu giảm. Theo Đƣờng Hồng Dật (2003), độ ẩm thấp (dƣới 70%) vào thời kì này trái hay bị cong và vỏ trái không mịn , ẩm độ cao (trên 80%) bộ rễ phát triển kém, cây còi cọc, ngoài ra còn tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và lây lan nhanh. Để hạn chế yếu tố bất lợi đó, vào mỗi buổi sáng cây đƣợc cung cấp nƣớc đầy đủ và phun mƣa môi trƣờng xung quanh để nhiệt độ không tăng quá cao và ẩm độ không quá thấp vào buổi trƣa.

* Nhiệt độ của bốn loại vật liệu đựng giá thể trồng

Kết quả Bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ của bốn loại vật liệu đựng giá thể trồng tăng cao vào buổi trƣa (11:00 – 15:00 giờ) dao động từ 32,2 – 38,5oC và nhiệt độ cao nhất vào khoảng (13:00 – 15:00 giờ) dao động từ 34,1 – 38,5o

C, nhiệt độ thấp vào buổi sáng sớm (7:00 – 9:00 giờ) và buổi chiều (17:00 giờ) dao động từ 27 – 33oC. Nhiệt độ trung bình của Chai thủy tinh là cao nhất (34,4oC), kế đến là nhiệt độ trung bình của Lon (32,8o

C), thấp hơn là Chai nhựa (32,1oC) và nhiệt độ trung bình của Chậu nhựa là thấp nhất (31,3oC). Chai Thủy Tinh có nhiệt dung cao (840 J/kg.K), bề dày của chai lớn hơn các vật liệu trồng còn lại, Lon có hệ số dẫn nhiệt rất lớn (247 W/m.K) cho nên lƣợng nhiệt hấp thu nhiều hơn dẫn đến nhiệt độ của Chai thủy tinh và Lon cao hơn nhiệt độ của Chai nhựa và Chậu

Hình 3.2 Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong và ngoài nhà lƣới trong ngày nắng 15/08/2013

nhựa. Điều này phù hợp với nhận định của Tô Đăng Hải và ctv. (2000), sự hấp thụ nhiệt độ của một vật liệu phụ thuộc vào nhiệt dung riêng, độ dày, hệ số dẫn nhiệt… của vật liệu đó.

Theo nhận định của Tạ Thu Cúc (2005), cho rằng nhiệt độ của vùng rễ ảnh hƣởng tới khả năng hút dinh dƣỡng khoáng của cây trồng, nhiệt độ cao sẽ làm rễ nhanh chóng bị lão hóa, giảm tốc độ hút nƣớc dẫn đến cây sinh trƣởng yếu, chậm phát triển, thân thấp bé. Cho thấy nhiệt độ của giá thể bên trong Chai thủy tinh và Lon cao vào buổi trƣa nắng gắt (11:00 – 15:00 giờ) biến thiên từ 34,2 – 38,5o

C dẫn đến nhiệt độ vùng rễ của cây tăng theo làm cây chậm phát triển, vàng lá, đen rễ.

Bảng 3.1Nhiệt độ của bốn loại vật liệu đựng giá thể trồng qua các thời điểm khảo sát ngày 03/09/2013

Vật liệu Thời gian trong ngày (giờ) Trung bình

7:00 9:00 11:00 13:00 15:00 17:00

Chai nhựa 28,9 31,2 33,6 34,5 34,7 29,6 32,1

Lon 27,0 32,2 34,2 36,7 36,1 30,3 32,8

Chai thủy tinh 28,5 33,0 37,4 38,2 38,5 31,0 34,4 Chậu nhựa 27,9 31,0 32,2 34,1 34,5 28,1 31,3

3.3 Chiều cao thân ớt 3.3.1 Chiều cao cây 3.3.1 Chiều cao cây

Chiều cao cây của ớt ghép khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%, nghiệm thức ớt ghép trồng trên Chậu nhựa luôn cao nhất (39,16 cm thời điểm 15 NSKT và 49,31 cm vào thời điểm 60 NSKT) và thấp nhất là nghiệm thức Chai thủy tinh (25,38 cm thời điểm 15 NSKT và 32,32 cm vào thời điểm 60 NSKT), nghiệm thức ớt ghép trồng trên Chai nhựa và Lon có chiều cao tƣơng đƣơng nhau ( 42,27 và 39,72 cm; tƣơng ứng) thời điểm 60 NSKT. Điều này có thể giải thích do nhiệt độ Chai thủy tinh và Lon tăng cao (34,4 và 32,8o

C; tƣơng ứng) so với Chai nhựa (32,1oC) và Chậu nhựa (31,3oC) đã làm nhiệt độ giá thể bên trong tăng theo nên cây không bắt rễ ngay sau khi trồng, khả năng hút nƣớc và dinh dƣỡng kém dẫn đến cây sinh trƣởng yếu (thấp, còi cọc) (Hình 3.3 và Phụ bảng 2.1).

15 25 35 45 55 15 30 45 60

Ngày sau khi ghép Chai nhựa

Lon

Chai thủy tinh Chậu nhựa

Giai đoạn 15 – 30 NSKT, ớt ghép sinh trƣởng chậm do nhiệt độ của giá thể chứa bên trong các loại vật liệu cao, cây chƣa thích ứng với môi trƣờng và chƣa đủ thời gian để phục hồi bộ rễ. Thời điểm 30 – 45 NSKT, cây sinh trƣởng nhanh hơn vì đây là giai đoạn cây ghép đã phục hồi nên phát triển mạnh về thân lá. Giai đoạn 45 – 60 NSKT, chiều cao cây có sự thay đổi giữa các nghiệm thức do đây là giai đoạn cây ra hoa, kết trái; vào thời điểm này cây bị nhện đỏ chích hút làm chùn đọt nên sự sinh trƣởng và phát triển có sự thay đổi.

3.3.2 Chiều cao gốc ghép

Kết quả Bảng 3.2 cho thấy chiều cao gốc ghép của bốn nghiệm thức qua các thời điểm khảo sát khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê, dao động từ 8,11 – 9,66 cm vào thời điểm 60 NSKT. Vậy bốn loại vật liệu đựng giá thể trồng không ảnh hƣởng đến chiều cao gốc ghép.

Chiều

cao

cây

(cm)

Hình 3.3 Chiều cao cây (cm) của ớt kiểng ghép trên bốn loại vật liệu trồng qua các thời điểm khảo sát

Bảng 3.2 Chiều cao gốc ghép (cm) của ớt kiểng ghép trên bốn loại vật liệu trồng

qua các thời điểm khảo sát

Nghiệm thức Ngày sau khi trồng

15 30 45 60

Chai nhựa 7,41 8,14 8,86 9,30

Lon 7,26 7,88 8,48 8,79

Chai thủy tinh 6,90 7,31 7,72 8,11

Chậu nhựa 8,02 8,58 9,15 9,66

Mức ý nghĩa ns ns ns ns

CV. (%) 13,08 12,99 13,93 14,26

ns: khác biệt không có ý nghĩa

3.4 Đƣờng kính gốc thân của gốc ghép và ngọn ghép 3.4.1 Đƣờng kính gốc ghép

Đƣờng kính gốc ghép của ớt ghép qua các thời điểm khảo sát khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Lớn nhất là nghiệm thức Chai nhựa (0,43 cm vào thời điểm 45 NSKT), Lon (0,43 cm vào thời điểm 45 NSKT) và Chậu nhựa (0,44 cm vào thời điểm 45 NSKT); nhỏ nhất luôn là nghiệm thức Chai thủy tinh (0,38 cm vào giai đoạn 45 NSKT). Tuy nhiên, ở giai đoạn 60 NSKT đƣờng kính gốc ghép có sự thay đổi, lớn nhất là nghiệm thức Chậu nhựa (0,52 cm) và nhỏ nhất là Chai thủy tinh (0,43 cm), nghiệm thức Chai nhựa và Lon có đƣờng kính gốc tƣơng đƣơng nhau (0,47 và 0,47 cm; tƣơng ứng) (Hình 3.4 và Phụ bảng 2.3). Điều này có thể là do nhiệt độ của giá thể bên trong Chai thủy tinh quá cao vào buổi trƣa (11:00 – 13:00 giờ) dao động từ 37,4 – 38,2o

C (Bảng 3.1), đã làm tổn thƣơng rễ nên gây bất lợi cho khả năng hút nƣớc và dinh dƣỡng của ớt kiểng ghép dẫn đến đƣờng kính gốc nhỏ hơn so với các nghiệm thức khác.

Theo nhận định của Tạ Thu Cúc (2005), đƣờng kính gốc chịu ảnh hƣởng bởi sự cung cấp nƣớc và dinh dƣỡng, đƣờng kính gốc càng lớn thì khả năng hút nƣớc và dinh dƣỡng càng cao góp phần tăng sinh trƣởng và năng suất cây trồng. Nghiệm thức Chậu nhựa cây có đƣờng kính gốc lớn nên giúp sinh trƣởng, phát triển tốt hơn.

0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 15 30 45 60

Ngày sau khi ghép Chai nhựa

Lon

Chai thủy tinh Chậu nhựa

3.4.2 Đƣờng kính ngọn ghép

Đƣờng kính ngọn ghép của ớt ghép qua các thời điểm khảo sát khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Giai đoạn 45 NSKT lớn nhất là nghiệm thức Chai nhựa (0,40 cm), Lon (0,39 cm) và Chậu nhựa (0,42 cm); nhỏ nhất luôn là nghiệm thức Chai thủy tinh (0,36 cm). Đến giai đoạn 60 NSKT đƣờng kính ngọn ghép có sự thay đổi, lớn nhất là nghiệm thức Chậu nhựa (0,49 cm) và nhỏ nhất là nghiệm thức Chai thủy tinh (0,39 cm), nghiệm thức Chai nhựa và Lon có đƣờng kính gốc tƣơng đƣơng nhau (0,43 và 0,43 cm; tƣơng ứng) (Hình 3.5 và Phụ bảng 2.4). Điều này cho thấy đƣờng kính ngọn ghép có sự phù hợp về sinh trƣởng với chiều cao cây.

Đƣ ờng kính gốc ghé p (c m )

Hình 3.4 Đƣờng kính gốc ghép (cm) của ớt kiểng ghép trên bốn loại vật liệu trồng qua các thời điểm khảo sát

0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 15 30 45 60

Ngày sau khi ghép Chai nhựa

Lon

Chai thủy tinh Chậu nhựa

Kết quả này có thể do ảnh hƣởng của các loại vật liệu đựng giá thể trồng lên gốc ghép, gốc ghép khỏe mạnh thì không ngừng gia tăng kích thƣớc để đảm bảo việc vận chuyển nƣớc, dinh dƣỡng cho ngọn ghép và ngƣợc lại. Theo nhận định Phạm Văn Côn (2007), một tổ hợp ghép có thể sinh trƣởng và phát triển tốt khi có sự phù hợp sinh học đầy đủ giữa các thành phần ghép trong thời gian dài, đáp ứng yêu cầu trao đổi vật chất giữa chúng và đảm bảo quá trình sống bình thƣờng của cây ghép. Kết quả này cũng đƣợc tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Lâm (2014) và Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2013) trên cây ớt kiểng.

3.4.3 Tỉ số đƣờng kính gốc ghép/ngọn ghép

Tỉ số đƣờng kính gốc ghép/ngọn ghép của bốn nghiệm thức ớt kiểng dao động từ 1,07 – 1,10 ở thời điểm 60 NSKT và đều lớn hơn 1 (gốc lớn hơn ngọn) (Bảng 3.3). Theo Phạm Văn Côn (2007), khi tỉ số đƣờng kính gốc ghép/ngọn ghép lớn hơn 1, cây ghép có hiện tƣợng chân voi (gốc lớn hơn thân), thế sinh trƣởng của ngọn ghép yếu hơn gốc ghép, cây ghép vẫn sinh trƣởng bình thƣờng. Từ kết quả trên cho thấy có sự tƣơng thích khá tốt giữa gốc và ngọn ghép trên cả

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của bốn loại vật liệu đựng giá thể đến sinh trưởng và phát triển ớt kiểng ghép (Trang 32)