Quá trình thu mẫu bệnh và lây bệnh nhân tạo được thực hiện tuần tự theo quy trình Koch, kết quả bước đầu phân lập được 5 chủng vi khuẩn Xanthomonas
sp. từ các ruộng hành thuộc các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long và An Giang (Bảng 3.1).
Vi khuẩn sau khi được nuôi cấy trên môi trường King’s B hình thành các khuẩn lạc nhỏ, tròn, lồi, bóng, với rìa mịn, có màu vàng đặc trưng của chi
Xanthomonas và không phát huỳnh quang.
Bảng 3.1 Các chủng vi khuẩn Xanthomonas sp. phân lập được từ các ruộng hành ở các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long và An Giang
STT Mã số Địa điểm thu mẫu bệnh 1 Xan TN-CT3 Quận Thốt Nốt – thành phố Cần Thơ
2 Xan BT-VL4 Xã Tân Quới – huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long 3 Xan CM-AG6 Xã Kiến An – huyện Chợ Mới – tỉnh An Giang 4 Xan CM-AG8 Xã Kiến An – huyện Chợ Mới – tỉnh An Giang 5 Xan CM-AG9 Xã Kiến An – huyện Chợ Mới – tỉnh An Giang
Sau khi phân lập được 5 chủng vi khuẩn gây bệnh đốm lá trên hành. Tiến hành chủng bệnh nhân tạo trên những cây hành sạch bệnh bằng cách phun huyền phù vi khuẩn Xanthomonas sp. gây bệnh đốm lá với mật số 108 cfu/ml lên lá hành. Triệu chứng của bệnh bắt đầu biệu hiện rõ ở thời điểm 2 ngày sau khi lây bệnh (NSKLB). Đầu tiên là sự xuất hiện của những đốm úng nước nhỏ màu trắng trong ở trên mặt lá hoặc hai bên mép lá, bệnh gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, các vết bệnh lớn dần và liên kết lại tạo thành các khu vực bị hoại tử một phần hoặc cả lá. Kết quả này giống như triệu chứng ban đầu khi thu mẫu ngoài đồng và phù hợp với miêu tả của Alvarez và ctv. (1978); Roumagnac và ctv. (2004b).
A B C
Hình 3.1 Triệu chứng bệnh đốm lá trên hành do vi khuẩn Xanthomonas sp. gây ra
(A), (B): Triêu chứng bệnh ban đầu (C): Triệu chứng khi bệnh tiến triển nặng