ĐỐI KHÁNG VÀ HAI LOẠI THUỐC HOÁ HỌC ĐỐI VỚI VI KHUẨN
XANTHOMONAS SP. CM-AG6 GÂY BỆNH ĐỐM LÁ HÀNH TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI
Thí nghiệm đánh giá hiệu quả phòng trị của hai chủng vi khuẩn và hai loại thuốc hóa học qua hai biện pháp xử lý (phun trước khi lây bệnh 1 ngày và sau khi lây bệnh 1 ngày) đối với bệnh đốm lá hành do vi khuẩn Xanthomonas sp. CM-AG6 được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố trong điều kiện nhà lưới. Kết quả thí nghiệm được ghi nhận thông qua chỉ tiêu tỷ lệ bệnh và cấp bệnh được trình bày trong Bảng 3.6 và Bảng 3.7.
Qua kết quả tỷ lệ bệnh Bảng 3.6, nhìn chung ở 4 thời điểm khảo sát cho thấy hai chủng vi khuẩn đối kháng và hai loại thuốc hóa học qua hai biện pháp xử lí (phun trước và sau khi lây bệnh 1 ngày) đều thể hiện hiệu quả phòng trị bệnh khác biệt so với đối chứng ở mức ý nghĩa 5%. Tuy nhiên, chưa có sự khác biệt rõ rệt giữa các nghiệm thức.
Ở thời điểm 3 NSKLB, bệnh vừa mới xuất hiện nhưng đã có sự khác biệt trong khả năng thể hiện hiệu quả phòng trị của các nghiệm thức. Trong đó, nghiệm thức Star T, Xan T và Star S là ba nghiệm thức có tỷ lệ bệnh thấp nhất với tỷ lệ bệnh lần lượt là 13,0%; 12,3% và 12,2% thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại, nhưng không thể hiện sự khác biệt so với nghiệm thức 28 T (15,5%).
Ở thời điểm 5 NSKLB, các nghiệm thức 28 T, Star T, Xan T, 64 S, Star S và Xan S với tỷ lệ bệnh lần lượt là 25,8%; 27,4%; 26,2%; 29,9%; 27,2% và 30,1% thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (42%), nhưng không thể hiện sự khác biệt so với nghiệm thức 64 T (34,4%) và 28 S (32,1%).
Ở thời điểm 7 NSKLB, nghiệm thức 28 T, Star T, Xan T, 28 S, 64 S, Star S và Xan S với tỷ lệ bệnh lần lượt là 38,6%; 37%; 40,1%; 41,9%; 43,2%; 35,7% và 39,2% thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với nghiệm đối chứng (54,6%). Nghiệm thức 64 T (46,9%) không thể hiện hiệu quả.
Đến thời điểm 9 NSKLB, nghiệm thức Star T (47,7%) và Xan S (48,1%) có tỷ lệ bệnh thấp nhất, thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên, không thể hiện sự khác biệt đối với các nghiệm thức 28 T (50,2%), Xan T (54,2%), 28 S (56,0%), 64 S (56,9%) và Star S (50,4%). Trong khi nghiệm thức đối chứng với tỷ lệ bệnh là 73,4%.
Nhìn chung qua 4 thời điểm khảo sát hai loại thuốc hóa học và hai chủng vi khuẩn vùng rễ qua hai biện pháp xử lý đều cho thấy khả năng khống chế bệnh. Trong đó, thuốc Starner 20WP qua hai biện pháp xử lý (phun trước khi lây bệnh 1 ngày và sau khi lây bệnh 1 ngày) và thuốc Xantocin 40WP cùng với chủng vi khuẩn
vùng rễ 28 (P. fluorescens) ở biện pháp phun trước khi lây bệnh 1 ngày thể hiện rõ nhất khả năng làm giảm tỷ lệ bệnh khá tốt.
Bảng 3.6 Tỷ lệ bệnh đốm lá trên chậu do khuẩn Xanthomonas sp. chủng CM-AG6 gây ra trong điều kiện nhà lưới qua các ngày
Ghi chú: Trong cùng một cột những chữ theo sau giống nhau thi k hác biệt k hông có ý nghĩa thống k ê ở mức 5% theo phép thử Duncan. *: Khác biệt có ý nghĩa thống k ê ở mức 5%.
Tỷ lệ phần trăm bệnh đốm lá được chuyển đổi sang arcsin k hi phân tích thống k ê.
Qua kết quả cấp bệnh đốm lá Bảng 3.7 cho thấy mức độ nhiễm bệnh của từng nghiệm thức là khác nhau và có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.
Ở thời điểm 3 NSKLB, do bệnh mới xuất hiện nên cấp bệnh do các chủng vi khuẩn gây ra chưa cao và không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các chủng.
Ở thời điểm 5 NSKLB, chỉ có một nghiệm thức thể hiện sự khác biệt và có cấp bệnh thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại đó là 64 T có cấp bệnh là 3,4.
Ở thời điểm 7 NSKLB, 5 nghiệm thức gồm 28 T, Star T, 28 S, , Star S, Xan S đều có cấp bệnh thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với đối chứng. Trong đó, nghiệm thức 28 S và Xan S có cấp bệnh 8,0 thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức 64 T và đối chứng; nhưng không thể hiện sự khác biệt đối với các nghiệm thức 28 T, Star T, Xan T, 64 S và Star S có cấp bệnh lần lượt là 8,4; 8,6; 9,0; 8,8 và 8,4. Nghiệm thức có cấp bệnh cao nhất là nghiệm thức đối chứng (9,8).
Đến thời điểm 9 NSKLB, nghiệm thức Xan S là nghiệm thức thể hiện sự khác biệt và có cấp bệnh thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại (8,6).
Nghiệm thức Tỷ lệ bệnh (%) qua các thời điểm
3NSKLB 5NSKLB 7 NSKLB 9 NSKLB 28 T 15,5 cd 25,8 b 38,6 b 50,2 bc 64 T 21,5 b 34,4 ab 46,9 ab 58,2 b Star T 13,0 d 27,4 b 37,0 b 47,7 c Xan T 12,3 d 26,2 b 40,1 b 54,2 bc 28 S 20,9 bc 32,1 ab 41,9 b 56,0 bc 64 S 20,4 bc 29,9 b 43,2 b 56,9 bc Star S 12,2 d 27,2 b 35,7 b 50,4 bc Xan S 19,8 bc 30,1 b 39,2 b 48,1 c ĐC 29,5 a 42,0 a 54,6 a 73,4 a Mức ý nghĩa * * * * CV(%) 14,6 15,2 11,9 7,6
Tóm lại, qua các thời điểm khảo sát tình hình cấp bệnh của mỗi nghiệm thức, có thể thấy được cấp bệnh trên hầu hết các nghiệm thức có cấp bệnh thấp hơn đối chứng ngoại trừ nghiệm thức Xan T và 64 S. Trong đó, thuốc Xanthocin 40WP ở biện pháp xử lý phun sau khi lây bệnh 1 ngày có cấp bệnh thấp và khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại.
Bảng 3.7 Cấp bệnh đốm lá trên chậu do khuẩn Xanthomonas sp. chủng CM-AG6 gây ra trong điều kiện nhà lưới qua các ngày
Ghi chú: Trong cùng một cột những chữ theo sau giống nhau thi k hác biệt k hông có ý nghĩa thống k ê ở mức 5% theo phép thử Duncan. *: Khác biệt có ý nghĩa thống k ê ở mức 5%, ns: k hông k hác biệt ý nghĩa.
Từ Bảng 3.6 và Bảng 3.7 cho thấy khả năng làm giảm bệnh ở mỗi loại thuốc và mỗi loại vi khuẩn vùng rễ đều khác nhau. Trong hai loại thuốc hóa học được sử dụng trong thí nghiệm thì cả thuốc Starner 20WP và Xantocin 40WP đều thể hiện hiệu quả trong việc làm giảm bệnh, tuy nhiên Starner 20WP thể hiện sự ổn định hơn qua các thời điểm và hai biện pháp xử lý. Riêng đối với hai chủng vi khuẩn vùng rễ 28 (P. fluorescens) và 64 (P. fluorescens) được áp dụng trong thí nghiệm thì chủng 28 (P. fluorescens) thể hiện khá hiệu quả trong việc làm giảm khả năng gây bệnh đốm lá do vi khuẩn Xanthomonas sp. trên hành qua biện pháp phun trước khi lây bệnh một ngày. Kết quả này phù hợp với kết quả đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn vùng rễ và một số loại thuốc loại thuốc hóa học đối với vi khuẩn
Xanthomonas sp. CM-AG6 gây bệnh đốm lá hành trong điều kiện in vitro.
Theo Agrios (2005), tác nhân phòng trừ sinh học có thể đối kháng với mầm bệnh bằng nhiều cơ chế để làm suy yếu hoặc tiêu diệt mầm bệnh như ký sinh lên trên tác nhân gây bệnh, tiết kháng sinh tiêu diệt mầm bệnh, cạnh tranh với mầm
Nghiệm thức Cấp bệnh trên chậu qua các thời điểm
3 NSKLB 5 NSKLB 7 NSKLB 9 NSKLB 28 T 2,0 5,6 a 8,4 bc 10,2 a 64 T 2,0 3,4 b 9,4 ab 10,0 a Star T 2,0 5,2 a 8,6 bc 9,6 a Xan T 2,0 5,4 a 9,0 abc 10,4 a 28 S 2,0 6,6 a 8,0 c 9,8 a 64 S 2,0 5,6 a 8,8 abc 10,2 a Star S 2,0 5,2 a 8,4 bc 9,6 a Xan S 2,0 5,4 a 8,0 c 8,6 b ĐC 2,0 5,8 a 9,8 a 10,4 a Mức ý nghĩa ns * * * CV(%) 0,0 23,6 9,5 6,4
bệnh về dinh dưỡng và không gian sống, tiết enzyme phân giải thành phần tế bào tác nhân gây bệnh và kích thích tính kháng trong cây để ức chế mầm bệnh. Điều này hoàn toàn phù hợp đối với các chủng vi khuẩn đối kháng được áp dụng trong thí nghiệm ở điều kiện nhà lưới. Theo Phạm Văn Kim (2006), khi phun trực tiếp huyền phù vi khuẩn đối kháng lên tán lá cho hiệu quả phòng trị cao đối với bệnh đốm vằn trên lúa ở điều kiện ngoài đồng, mà không cần phải dùng đến thuốc hóa học.
Ngoài ra, khi áp dụng biện pháp phun trước khi lây bệnh với huyền phù vi khuẩn đối kháng đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn đối kháng này có được ưu thế cạnh tranh về không gian sống cũng như nhu cầu dinh dưỡng, điều này cũng phù hợp với quan điểm của Agrios (2005) về khả năng đối kháng trực tiếp của vi khuẩn gây bệnh, cũng có thể là do vi khuẩn đối kháng kích thích tính kháng bệnh của cây và đến khi mầm bệnh xuất hiện và tấn công, cây trồng có thể kháng lại sự xâm nhiễm của tác nhân gây bệnh và vi khuẩn đối kháng có thể tiết kháng sinh trực tiếp ức chế tác nhân gây bệnh khi chúng đã xâm nhiễm vào bên trong cây trồng.
Hình 3.5a Mức độ nhiễm bệnh đốm lá do Xanthomonas sp. CM-AG 6 của các nghiệm thức tại thời điểm 7 NSKLB trong điều kiện nhà lưới
Hình 3.5b Mức độ nhiễm bệnh đốm lá do Xanthomonas sp. CM-AG6 của các nghiệm thức tại thời điểm 7 NSKLB trong điều kiện nhà lưới
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ