AQ CHÍNH TRUYỆN LÀ ÐỈNH ÐIỂM SÁNG TẠO TRONG VĂN NGHIỆP LỖ TẤN:

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học chau A (Trang 37 - 38)

_ AQ chính truyện là một trong 108 danh tác của thế giới. Cho đến nay tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới: tiếng Anh, Nga, Ðức,Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Thụy Ðiển, Miến Ðiện, Việt Nam, Inđơnêxia, Triều Tiên, Nhật Bản.

_ AQ chính truyện cĩ tầm khái quát rất rộng lớn: nĩ thâu tĩm, ơm trùm, đã khái quát được thực trạng xã hội Trung Quốc trước, trong và sau cách mạng Tân Hợi (1911).

_ Ðể khái quát một giai đoạn đầy biến động với một trường diện lịch sử rộng lớn này đáng lẻ phải dùng một bộ tiểu thuyết trường thiên. Song, Lỗ Tấn chỉ dùng một truyện vừa trên dưới 50 trang mà đã khái quát được tồn bộ thực trạng xã hội Trung Quốc trước, trong và sau cách mạng Tân Hợi.

_ Về đề tài, AQ chính truyện viết về đề tài lớn.Ðĩ là đề tài nơng dân. Trong văn nghiệp của Lỗ Tấn hầu hết tác phẩm tập trung vào hai đề tài: nơng dân và trí thức tiểu tư sản. AQ chính truyện là một tác phẩm nổi bật viết về đề tài nơng dân.

_ Chủ đề: AQ chính truyện đã nêu lên một vấn đề trọng đại và bức xúc của lịch sử Trung Quốc lúc bấy giờ: nơng dân với cách mạng. Lịch sử Trung Quốc lúc ấy địi hỏi phải cĩ một cuộc cách mạng. Cách mạng là một sự đổi thay. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, là ngày hội của quần chúng. Thế nhưng những nơng dân như AQ lại khơng được làm cách mạng.

_ Thành tựu nổi bật nhất của AQ chính truyện là đã xây dựng được tính cách điển hình trong hồn cảnh điển hình. Tính cách điển hình trong hồn cảnh điển hình h là yêu cầu thuộc bản chất mĩ học của phương pháp hiện thực chủ nghĩa.

Trong thư gửi cho nữ văn sĩ Anh Mac-gơ-rit Hakờnex (tác giả: Cơ gái thành thị) 4- 1888,Ăngghen đã kiến giải về chủ nghĩa hiện thực như sau: Chủ nghĩa hiện thực, theo ý tơi ngồi sự chính xác của các chi tiết ra cịn cần phải nĩi tới việc tái hiện chân thực những tính cách điển hình trong những hồn cảnh điển hình. Tính cách điển hình cĩ mối quan hệ chặt chẽ với hồn cảnh điển hình. Tính cách điển hình là sự tổng hịa của nhiều mối quan hệ từ trong hồn cảnh điển hình. Thế nào là tính cách điển hình? Cũng theo Ăngghen thì: Mỗi nhân vật là một điển hình, nhưng đồng thời cũng là một cá tính hồn tồn đích xác. Là con người này như ơng già Hêghen nĩi.

Con người này là con người được xác định bởi tính cách, khơng dễ bị hịa đồng bởi con người khác. Hêghen nĩi:Mỗi nhân vật là một điển hình. Ðiển hình ở đây cĩ nghĩa là tiêu biểu, đại diện cho một tầng lớp, một giai cấp trong xã hội. Ðây chính là tính chung trong tính cách của

nhân vật. Nhưng đồng thời cũng là một các tính hồn tồn đích xác, là con người này như ơng già Hêghen nĩi. Cá tính hồn tồn đích xác là cá tính riêng hồn tồn xác lập. Con người này là một khái niệm mang ý nghĩa triết học cao. Con người này cĩ nghĩa khơng phải là con người kia để xác định một tính riêng, nét riêng trong tính cách của nhân vật. Tính riêng này khơng thể hịa trộn, đánh đồng hoặc nhập vào bất cứ tính cách của nhân vật nào khác. Như vậy, theo ý kiến của Ăngghen thì tính cách điển hình là sự kết hợp giữa tính chung và tính riêng.

Khi kiến giải về tính cách điển hình, Bi-ê-lin-xki lại cho rằng: Mỗi nhân vật của nhà văn thật sự cĩ tài năng là một kiểu người, và đối với người đọc mỗi kiểu người là một người lạ đã quen biết. Dựa vào ý kiến này, ta cĩ thể biết thêm tính cách điển hình của nhân vật là sự kết hợp giữa yếu tố lạ và yếu tố quen Ðây cũng chính là phép biện chứng của tính cách điển hình. Quen chính là những biểu hiện của những nét tính cách phổ biến, thường thấy. Lạ là những nét tính cách ít thấy, song cĩ thực (nĩ khác với những yếu tố kì vĩ, huyền thoại được tạo nên bằng thủ pháp ước lệ hay lí tưởng hĩa của chủ nghĩa cổ điển hay chủ nghãi lãng mạn).

Giữa các yếu tố này cĩ sự chuyển hĩa cho nhau. Nhân vật AQ trong AQ chính truyện đã cĩ được sự kết hợp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học chau A (Trang 37 - 38)