Bảng 4.1: Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó tại An Giang 4
Địa bàn Số mẫu xét
nghiệm Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) P
Tịnh Biên 52 11 21,15
0,981
Long Xuyên 51 10 19,61
Chợ Mới 49 10 20,41
Tổng cộng 152 31 20,39
Hình 7Hình 4.1 Biểu đồ Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo địa bàn Qua bảng 4.1 cho ta thấy trong 152 mẫu khảo sát thì có 31 mẫu huyết thanh chó dương tính với Leptospira, chiếm tỷ lệ 20,39%. Kết quả trên thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Bé Mười (2008), tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó tại thành phố Cần Thơ là 21,33%. Tuy nhiên không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm Leptospira giữa 2 địa phương trên có thể là do An Giang và Cần Thơ là 2 tỉnh giáp nhau có mối tương đồng về khí hậu, chăm sóc nuôi dưỡng vật nuôi. Theo nghiên cứu của Lê Huỳnh Thanh Phương (2001), tỷ lệ nhiễm Leptospira
trên chó tại một số địa phương miền Bắc Việt Nam là 25,27%. Theo chúng tôi có sự khác nhau này là do sự khác biệt điều kiện địa lí, tập quán sinh sống, thời gian nghiên cứu.
26
Khi so sánh theo địa bàn cho thấy tỷ lệ nhiễmLeptospira trên chóở Tịnh Biên cao nhất là 21,15%, chó ở Long Xuyên có tỷ lệ nhiễm thấp nhất là 19,61%. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các địa bàn không có ý nghĩa thống kê (P=0,981). Tỷ lệ nhiễm trên chó ở Tịnh Biên cao hơn so với các địa phương khác có thể được giải thích do Tịnh Biên là một huyện vùng biên giới, có địa hình vừa đồi núi vừa đồng bằng. Hằng năm lượng nước từ thượng nguồn sông MeKong đổ về rất nhanh gây ngập lụt tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại mầm bệnh phát triển trong đó có xoắn khuẩn Leptospira. Bên cạnh đó trâu bò từ Campuchia vào cửa khẩu biên giới Tịnh Biên làm tăng khả năng lây bệnh giữa các loài. Vì vậy Tịnh Biên là địa bàn có tỷ lệ nhiễm cao nhất trong các địa bàn khảo sát.
Long Xuyên là thành phố lớn của tỉnh An Giang, có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, phần lớn chó được nuôi nhốt nên ít có cơ hội tiếp xúc mầm bệnh. Chợ Mới là một huyện cù lao, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, có số dân nhiều nhất tỉnh An Giang. Chó chủ yếu được nuôi thả, vì vậy tỷ lệ nhiễm
Leptospira ở đây tương đối cao.
Kết quả trên phù hợp nghiên cứu Lê Huỳnh Thanh Phương (2001). Tỷ lệ nhiễm Leptospira ở vùng đồng trũng chiếm tỷ lệ cao nhất (28,94%), thành phố và vùng phụ cận chiếm tỷ lệ thấp nhất (18,89%).