môi trường chậu lan.
- Định kì 10-14 ngày 1 lần.
2.5 Tình hình nghiên cứu và sử dụng giá thể trồng lan trên thế giới và Việt Nam2.5.1 Trên thế giới 2.5.1 Trên thế giới
Do đặc điểm của từng loại lan, đặc điểm của từng vùng lãnh thổ khác nhau cũng có các loại giá thể khác nhau, thành phần vật liệu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sẵn có của vùng, vào đặc điểm sinh thái của vùng, của cây lan.
Ở một số nước như Estonia, Pháp, Anh, Island thì sử dụng các loại giá thể phổ biến như lá sồi, vỏ thông, lá dẻ, rêu sphagnum.
Ở Mỹ thường sử dụng vỏ thông, vỏ cây tùng bách, cát, dung nham được nghiền nát, đá trân châu, mùn lá sồi để trồng lan.
Một số nước ở Châu Á như Thái Lan, Đài Loan, Singapore thì thường sử dụng các giá thể là vỏ cây linh sam dưới dạng thô, cây dương xỉ. Ở Đài Loan thường sử dụng nền giá thể là xơ cây dương xỉ gồm rễ dương xỉ hoang gia và dương xỉ đốm.
Ở các nước Đông Nam Á, những nhà vườn thường sử dụng các loại giá thể như các loại thân, vỏ cây mục, gạch vụn, sỏi, mút xốp, xơ dừa và than củi.
Tùy theo loại vật liệu sẵn có, mỗi nơi lại có các kiểu phối trộn khác nhau để có một giá thể thích hợp nhất cho sinh trưởng, phát triển của cây hoa lan.
2.5.2 Ở Việt Nam
Tại Việt Nam những nghiên cứu về giá thể trồng lan chưa nhiều, trước đây vật liệu làm giá thể được người trồng lan sử dụng phổ biến là than gỗ, gạch đá vụn, xơ dừa, dớn, vỏ thông chỉ nhằm mục đích giúp cây đứng vững và tạo ẩm độ trong giá thể.
Trong những năm gần đây, đã có một số nghiên cứu về giá thể hữu cơ cho cây lan dựa vào nguồn vật liệu là phụ phế phẩm nông nghiệp như vỏ đậu phộng, lõi bắp, bã mía,vỏ cà phê, xơ dừa. Ngoài mục đích tìm loại giá thể có độ thông thoáng,ẩm độ thích hợp còn có thể kết hợp cung cấp chất dinh dưỡng cho rễ hấp thụ, giúp cây phát triển khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh hại và đã thu được kết quả tốt.
Nguyễn Duy Hạng và các nhà sinh học tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt (2005) đã nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ nhờ các chủng vi sinh ưa nhiệt, có khả năng phân giải các phụ phế phẩm nông nghiệp thành giá thể để trồng hoa, thay thế cho các giá thể truyền thống, góp phần hạn chế nạn phá rừng, cải tạo môi trường sinh thái đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người sản xuất.
Dạng giá thể tổng hợp này có thể sản xuất dưới dạng viên hoặc sợi với thành phần dinh dưỡng là: chất hữu cơ 47%, nito tổng số 0,8%, phosphor 0,7%, kali tổng số 0,1%, oxid calci 0,3%, oxid magie 0,3%, S (lưu huỳnh) 0,1% và thành phần vi lượng như Zn, Mo, Mn, Cu, B. Ngoài ra, trong giá thể còn có các hợp chất với hoạt tính sinh học cao, giúp cho cây trồng có tính kháng bệnh. Một số hệ vi sinh vật có ích có khả năng ức chế một số loài nấm gây bệnh ở rễ. Qua kết quả thử nghiệm, việc nuôi trồng đã thành công trên nhiều loài cây, đặc biệt là địa lan ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Giá thể này có tác dụng giúp cây địa lan sinh trưởng, phát triển mạnh với bộ rễ phát triển tốt, dễ hấp thu dinh dưỡng, độ thông thoáng và giữ nước phù hợp.
2.6Giá thể trồng lan
2.6.1 Giới thiệu một số loại giá thể trồng lan
Giá thể trồng hoa lan rất quan trọng, liên quan đến suốt quá trình sinh trưởng và phát triển cũng như hiệu quả kinh tế. Các chất trồng được sử dụng hiện nay gồm than củi, gạch non (đất sét nung), đá bọt Bazan, dớn cọng, dớn mềm, xơ dừa, vỏ dừa miếng, vỏ dừa chặt khúc, một số loại đá khoáng tự nhiên. Tuy nhiên nhiều người nhiều người trồng lan vẫn còn tùy tiện sử dụng giá thể không phù hợp, làm cây lan chậm phát triển.
aThan củi
Được dùng khá phổ biến, là môt chất trồng tốt vì không bị mục, sạch bệnh, tạo thông thoáng cho bộ rễ lan phát triển. Than sẽ hấp thụ dinh dưỡng qua quá trình bón phân và cung cấp dưỡng chất qua sức hút rất mạnh của rễ lan. Than được dùng ở đây là loại than gỗ rừng, được nung thật chín. Tránh dùng các loại than gỗ rừng sác (như than đước) vì hàm lượng NaCl trong than cao, dễ làm chết lan. Than được chặt nhỏ vừa (kích thước 1 x 3 x 2 cm), không nên chặt quá nhỏ sẽ làm cản trở hô hấp của rễ. Nhược điểm là giữ ẩm kém, giá thành khá cao.
b Dớn
Dớn là một dạng sợi của thân và rễ cây dương xỉ, là loại cây mọc nhiều ở vùng thung lũng, đòi núi Đà Lạt. Ngày nay, dớn được xem là vật liệu đặc trưng để trồng lan do đặc tính không gây bám rêu và hút ẩm tốt. Hiện nay, dớn sợi được ưa chuộng ở những vùng trồng lan có khí hậu nóng do có độ thông thoáng tốt. Trong khi đó, loại dớn vụn lại thích hợp cho vùng có khí hậu lạnh vì có độ hút ẩm cao, nhiệt độ trong chậu trồng cao hơn nhiệt độ môi trường nên tạo được độ ẩm nhất định, thuận lợi cho sự phát triển của rễ. Tuy nhiên sau một thời gian, dớn vụn có thể làm bít các lỗ thoát nước, gây thối rễ và tạo điều kiện cho các loại côn trùng và nấm bệnh tấn công.
c.Xơ dừa
Đây là loại vật liệu truyền thống được sử dụng rất đại trà, được xem là chất trồng rất tốt cho đa số các loài lan thuộc giống Dendrobium. Xơ dừa được lấy ra từ vỏ trái dừa
khô và se lấy sợi. Xơ dừa hút và giữ ẩm tốt nhưng dễ bám rêu. Với các loại giá thể bằng xơ dừa thì phải hạn chế tưới nước, nhất là mùa mưa. Mặt khác sử dụng chất trồng này thường dẫn đến xuất hiện một số loại nấm bệnh nên cần phun thuốc ngừa các loại sâu bệnh hại định kỳ.
dMạt cưa
Mạt cưa là phụ phẩm khi cưa, xẻ gỗ. Tùy theo loại gỗ mà mạt cưa có những đặc điểm riêng như: độ bền giá thể được lâu khả năng hút, thoát nước khác nhau, nhưng đều có chung đặc điểm là có chứa nhiều chất cellulozo, hút thoát nước và giữ ẩm tốt.
2.6.2 Giới thiệu về phân trùn
Trùn quế có tên khoa học là Perionyx excavates. Sau khi ăn các loại chất thải hữu cơ, trùn quế sẽ cho ra một loại phân hữu cơ 100%. Sản phẩm cuối cùng của phân trùn đều cho chung một đặc tính là giống than bùn, tơi, mịn xốp, thoáng khí và giữ ẩm khá tốt, đồng thời giàu những chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, bổ sung chất hữu cơ, khoáng và vi lượng, cải tạo đất, tiêu diệt nấm độc hại có trong đất, tăng tính kháng bệnh cho cây trồng, có thể được cây sử dụng ngay.
Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy chúng thúc đẩy nhanh sự phát triển của thực vật (Edwards, 2000) và có thể bổ sung chúng vào đất nghèo dinh dưỡng, ngăn cản sự xói mòn đến mức thấp nhất. Ngoài ra trong phân trùn còn chứa một số loại sinh vật có hoạt tính cao như vi khuẩn, nấm mốc. Đặc biệt là hệ vi khuẩn cố định đạm tự do, vi khuẩn phân giải lân, phân giải cenllulose và chất xúc tác sinh học. Vì thế hoạt động của vi sinh vật lại tiếp tục phát triển trong đất.
2.6.3 Sơ lược về chất kết dính Gelatine
Gelatine được tạo ra từ việc nấu da và xương động vật, được sử dụng cách đây nhiều năm. Gelatine không tồn tại tự do trong tự nhiên và không có chất phụ gia. Ngày nay, Gelatine được sản xuất chủ yếu từ da, xương của bò và da heo. Nó có chứa chất keo và tính chất của nó phụ thuộc vào sự chế biến. Gelatine còn được dùng để làm cô đặc các sảm phẩm công nông nghiệp và có nhiều trong chất bảo quản.