Một số sâu bệnh hại thường gặp trên lan Dendrobium

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ VÀ GIÁ THỂ HỮU CƠ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA LAN DENDROBIUM TRỒNG TẠI THỦ ĐỨC- TP.HỒ CHÍ MINH (Trang 29 - 33)

Sâu bệnh

Một số sâu hại chính trên lan Dendrobium

- Gián và cuốn chiếu: Do đa dạng về chủng loại nên Dendrobium cần nhiều loại phân bón khác. Giá thể xơ dừa sau một thời gian được trồng sẽ bị ẩm ướt làm cho rễ cây bị thối. Điều này là nguyên nhân gây ra những con gián và cuốn chiếu làm cho giá thể bị hư. Khi gặp hiện tượng này ta nên thay giá thể mới. Mặt khác, cuốn chiếu sống trong đất và mùn ở đó nó sống chủ yếu bằng các chất từ cây chết. Tuy nhiên, có những báo cáo về sự gây hại của nó trên rễ non của lan con. Ngăn ngừa sự gia tăng ẩm ướt thái quá sẽ giúp ngăn chặn sự nhiễm bệnh do cuốn chiếu gây ra.

- Rệp dính màu vàng: Chúng thường xuất hiện trên bề mặt lá cây, có kích thước rất nhỏ như đầu cây tăm, chúng có tác hại sẽ hút nhựa cây làm cho cây thiếu sự sống. Đối với những loài côn trùng như thế ta chỉ cần dùng Serpa, Bassa với nồng độ 1/500 là có thể tiêu diệt chúng.

- Ốc sên và sên: Là loại rất nghiêm trọng vì chúng thường chỉ ăn đọt non, nụ và hoa lan. Khi thấy chúng xuất hiện thì phải giết ngay hoặc đặt khúc gỗ gần đấy vì loại này kỵ cây gỗ. Loại hóa chất chống ốc sên hiệu quả nhất là Metaldehyde.

Bệnh hại

Mặc dù Dendrobium là cây kháng bệnh rất mạnh, tuy nhiên cây vẫn bị nấm và virus tấn công, nếu điều kiện vệ sinh quá kém. Nguy hiểm nhất là bệnh khô thân gần gốc và giả hành do một loài virus xâm nhập, làm cho các giả hành bị khô và chết. Đây cũng là một trong những nguyên dolàm cây mọc cây con trên ngọn thân. Để ngừa bệnh cho giống

Dendrobium nửa tháng xịt một lần bằng các loại thuốc ngừa nấm Topsil, Zineb, Becmyl với nồng độ 1/400.

Bệnh trên hoa lan Dedrobium phổ biến nhất là bệnh đốm hoại tử khi trồng trong vườn che mát và ẩm ướt. Phun Ronilan cách 10 ngày/lần có thể kiểm soát hoàn toàn bệnh

này. Bệnh đốm đen của hoa lan là do nấm Fuarium monoliforme cộng với sự phá hoại của bọ trĩ có thể trị bằng cách phun Mesurol và Dithane M45.

Ngoài ra còn có một số bệnh như thối giả hành, thối nhũn trên lá, đốm lá do nấm và tảo gây ra. Dùng thuốc trừ nấm Truban, Benlate hoặc Banort.

Bệnh nấm thối rễ: Cần đổi chậu khi nghi nghờ càng sớm càng tốt. Bệnh đốm lá: Phun Captan + Aliete hoặc Carbendazine

Trồng phong lan, việc ngừa bệnh rất quan trọng. Người trồng lan cần giữ chế độ phun phòng ngừa đều đặn để tránh vườn lan bị nhiễm bệnh. Có thể ngừa bệnh cho giống lan Dendrobium nửa tháng phun một lần bằng các loại thuốc ngừa nấm Topsil, Zineb, Bencmyl với nồng độ 1/400.

2.4 Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng cho lan2.4.1 Nguyên tố đa lượng 2.4.1 Nguyên tố đa lượng

Đạm, lân, kali là ba nguyên tố đa lượng chính mà cây lan sử dụng nhiều nhất để tăng trưởng, ra rễ, ra chồi, ra lá, ra hoa,đậu trái. Chúng bổ sung lẫn nhau để thúc đẩy sự sinh trưởng phát triển của cây.

a. Đạm (N)

Nitrogen là nguyên tố có tác dụng làm tăng trưởng nhanh ra chồi, ra lá. Lan con đang thời kì tăng trưởng, nên tưới phân có tỷ lệ đạm cao, để kích thích ra rễ, chồi non, ra lá, tạo điều kiện cho cây lan phát triển nhanh.

Khi tưới quá nhiều đạm, cây lan sẽ dư đạm lá xanh mướt, cây bị rạp xuống, lá to nhưng yếu ớt, cây dễ bị đổ ngã, dễ bị sâu rầy và các loại bệnh tấn công, đầu rễ chuyển sang xám đen, câykhó ra hoa.

Ngược lại, nếu thiếu đạm cây lan còi cọc, ít ra lá, ít ra chồi mới, lá dần chuyển sang vàng theo quy luật lá già trước lá non sau, rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cỗi, cây khó ra hoa.

b. Lân (P)

Phân lân có tác dụng giúp cây lan nảy mầm, ra rễ nhiều, ra hoa nhanh. Lân giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp của cây. Nếu tỷ lệ P2O5 quá lớn kích thích sự ra hoa sớm, lá ngắn, cứng.

Nếu thiếu lân, cây sẽ nhỏ, cằn cỗi, lá nhỏ ngắn, chuyển sang xanh thẫm, sức đề kháng kém, rễ chậm phát triển, rễ không có màu trắng sáng mà chuyển sang màu xám đen, không ra hoa.

Thừa lân cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất sức nhanh sau khi ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu Zn, Fe, và Mn.

Hiện nay trên thị trường có Super lân chứa khoảng 20% P2O5 dễ tan cho cây hấp thụ ngay. Trong nước ta có sản xuất phân Super lân gọi là phân lân Lâm Thao và phân lân nung chảy (phân lân Văn Điển). Ngoài ra còn phân Apatit nhưng hòa tan rất chậm.

c.Kali

Kali có công dụng làm cho cây lan cứng cáp, đứng thẳng, tăng cường bó mạch trong thân cây, dự trữ dưỡng chất để nuôi cây trong mùa khô, đồng thời thúc đẩy ra chồi mới, giữ cho hoa lâu tàn, màu sắc tươi đẹp.

Nếu cung cấp quá nhiều kali, cây thừa kali lá trở nên vàng úa, đọt non không phát triển và khô héo, cây lan cằn cỗi, lá không mướt và nhỏ. Ở trường hợp này ngưng cung cấp kali ngay và tăng cường cung cấp thêm đạm. Thừa kali thường dẫn đến thiếu Mg và Ca.

Còn ở trong trường hợp cây lan thiếu kali thì cây không phát triển được, vì cây lan không được hấp thu dưỡng chất, cây khô dần rồi chết. Ở trường hợp cây lan đang trong thời kì tươi tốt biểu hiện thiếu kali: cây phát triển kém, lóng ngắn, lá ngọn mọc thành chùm, lá già vàng dần từ hai mép lá và chóp lá sau đó lan dần vào trong, lá đôi khi bị xoắn lại, thân cây trở nên lùn thấp, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn công, cây chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu sắc không tươi dễ bị dập nát.

Tóm lại, ba nguyên tố đa lượng: đạm, lân, kali cây lan sử dụng nhiều nhất để tăng trưởng, ra rễ, ra chồi, ra lá, ra hoa, đậu trái, chúng luôn luôn bổ sung cho nhau tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng và phát triển.

2.4.2 Nguyên tố trung và vi lượng

Để điều hòa sinh trưởng cho cây lan hấp thụ tốt nhất các loại phân đa lượng nói trên, cần có thêm những nguyên tố khác để giúp cây phát triển đồng bộ như: vôi, magie,

sulfur, sắt, đồng, kẽm, mangan, boron, molypden. Những nguyên tố này cần với lượng ít nhưng không thể thiếu.

- Sulfur (S): cần thiết cho sự hình thành tế bào sinh trưởng. Thiếu S thì cây cằn cỗi, lá vàng như bị thiếu đạm, cây trở nên ốm yếu, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, số hoa giảm.

- Calcium (Ca): để tạo vách tế bào và giúp cây hấp thu được nhiều đạm tăng trưởng nhanh. Thiếu canxi cây kém phát triển, rễ nhỏ và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, cây yếu dễ bị đỗ ngã và sâu bệnh tấn công.

- Magie (Mg): giúp cây tạo diệp lục tố, điều hòa sinh trưởng để cây phát triển cân đối. Thiếu Magie thân lá èo uột xuất hiện dãy màu vàng ở phần thịt của các lá già trong khi hai bên gân vẫn còn xanh do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, khó nở hoa.

- Sắt (Fe): góp phần tạo nên diệp lục tố, giúp cây quang hơp tốt, làm cho lá cây có màu xanh, hoa có màu sắc tươi đẹp. Thiếu sắt lá non chuyển sang úa vàng sau đó có màu trắng nhạt, cây còi cọc.

- Đồng (Cu): tập trung ở diệp lục tố, giúp cây thêm xanh. Thiếu đồng xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu lá chuyển sang trắng.- Kẽm (Zn): có vai trò quan trọng trong việc sản sinh tổng hợp protein và auxin. Thiếu kẽm xuất hiện các đốm nhỏ hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp, mọc khít nhau.

- Mangan (Mn): rất cần thiết cho phản ứng phân ly nước trong quang hợp để thu lấy Hydro và nhả Oxy ra không khí, đồng thời giúp cây lan hấp thu đạm. Thiếu Mn dẫn đến úa vàng giữa các gân lá non, đặc trưng của sự xuất hiện đốm vàng và hoại tử, các đốm này xuất hiện từ cuống lá sau đó lan ra cả lá.

- Boron (B): đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của các tế bào mới trong các mô phân sinh của cây. Thiếu B, lá dày, đôi khi bị cong lên và giòn, cây còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ ngắn, số nụ ít, hoa dễ bị rụng, ít thơm và nhanh tàn.

- Molypden (Mo): giữ vai trò quan trọng giúp cây lan hấp thu đạm và cố định đạm tự do từ khí quyển. Thiếu Mo xuất hiện đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, nếu nặng đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khô dần.

Vì vậy, việc bón phân cho lan phải được thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỉ lệ phù hợp với từng thời kì sinh trưởng và phát triển.

2.4.3Sơ lược một số loại phân bón lá được dùng trong thí nghiệm2.4.3.1 Growmore (30-10-10) 2.4.3.1 Growmore (30-10-10)

Công dụng:

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ VÀ GIÁ THỂ HỮU CƠ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA LAN DENDROBIUM TRỒNG TẠI THỦ ĐỨC- TP.HỒ CHÍ MINH (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w