Sự rung chuyển của cây cối trong thiên nhiên rất quan trọng không kém các thành phần khác. Nhiều nghiên cứu cho rằng sự rung chuyển nhờ gió mưa, sinh vật chung quanh, âm thanh của côn trùng hay tiếng nhạc cũng làm cây sinh trưởng tốt hơn, ít bệnh hơn khi trở về với bản chất thiên nhiên của nó.
Tuy nhiên đối với cây lan khi mới thay chậu cần hạn chế sự rung chuyển để cây ra rễ ổn định và bám được vào giá thể. Vì vậy khi mới trồng lan ta phải buộc chặt lan vào một vật cố định tránh sự rung chuyển làm cây ngã nghiêng mọc không theo ý muốn.
2.3.5Chăm sóc
Dendrobium là nhóm cây ưa nhiệt độ trung bình: ban ngày không dưới 15,40C. Nhu cầu ánh sáng khoảng 60%-80%, ở các tỉnh phía Nam để ánh sáng khoảng 60%-70%. Áng sáng ảnh hưởng đến sự ra hoa của Dendrobium, nếu thiếu ánh sáng cây sẽ không ra hoa.
a.Tưới nước
Nước là thành phần chủ yếu của tất cả thực vật, có chức năng hòa tan và vận chuyển các chất hóa học, chịu trách nhiệm trong quá trình trương nở và thẩm thấu. Ở thực vật. không có gì quan trọng đối với thực vật hơn là nước.
Nước tưới là yếu tố quan trọng để trồng hoa lan, cần đảm bảo lượng nước “sạch” để tưới, nếu thiếu nước tưới sẽ làm chậm tốc độ phát triển của cây lan. Nước giúp hòa tan phân bón có trong vật liệu trồng, nếu thiếu nước thì phân không phát huy được tác dụng. Khi tưới nước cho cây lan cần lưu ý tới nguồn nước tưới: độ pH, có bị nhiễm phèn, mặn, vôi hay không; những nguồn nước tưới này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây lan, thông thường nước tưới cho cây lan có độ pH trung tính.
Tưới nước cho lan còn phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện cụ thể nơi trồng và tùy thuộc vào diện tích trồng. Với thí nghiệm này, chỉ dùng bình phun 7,5l để tưới, còn sản xuất trên diện tích lớn thì cần nghiên cứu hệ thồng tưới cho phù hợp. Mặt khác, cần lưu ý tới ẩm độ thời tiết mà có cường độ tưới cho cây lan. Ở mùa mưa ẩm độ cao nên chỉ cần tưới 1-2 lần/ngày, khi mưa kéo dài trong ngày thì không tưới nước cho lan nữa, còn mùa nắng ẩm độ thấp nên tưới 2-3 lần/ngày, có khi 4 lần/ ngày (sáng, trưa, xế chiều và chiều tối). Có thể nhìn rễ lan để biết lan có bị khô hay không, khi khô rễ lan có màu trắng, khi ẩm thường màu trắng đục hơn, hoặc sờ tay vào thành chậu thấy chậu mát mẻ là chậu đủ ẩm, cũng có thể nhìn rêu bám ở chậu hoặc cây dương xỉ kí sinh ở chậu, thấy cây này héo thì cây lan đang thiếu nước. Lưu ý không nên tưới lan khi đã quá chiều, lan không bị ướt ban đêm, điều này giúp cho lan không bị nấm bệnh, tưới cho lan bằng vòi sen nhẹ thì tốt hơn. Tưới quá nhiều nước, cây lan sẽ bị úng thủy, thối rễ và tạo cho cây dễ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm rồi chết. Riêng với những giống Dendrobium được trồng ở thành phố Hồ Chí Minh thì chu kì tưới nước lại khác hơn: từ tháng 5 đến tháng 11 tưới nước 2 lần/ngày, từ tháng 12 đến tháng2 tưới 3 lần/ngày và từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4 tưới nước 1 lần/ ngày. Sự thay đổi các điều kiện sinh thái trong mùa nắng và mùa mưa là nguyên nhân chính quyết định sự ra hoa của loài Dendrobium
b.Bón phân
Tưới, bón phân cho đúng nhu cầu của từng loại lan, không nên tưới phân quá nồng độ cho phép mà nhà sản xuất ghi trên nhãn, tốt nhất là nên tưới khoảng 70% nồng độ của nhà sản xuất ghi, nên chia nhỏ ra tưới làm nhiều lần và xen kẽ tưới với nồng độ cao ít lần.
Trước khi tưới phân cần tưới nước qua một lượt để cho lan ướt đều trước khi phun phân giúp cho lan hấp thụ tốt hơn. Chỉ nên tưới phân vào buổi sáng lúc trời còn mát,
không tưới vào lúc chiều sập tối hay lúc nắng nóng. Sau khi tưới nước khi thấy cây khô phun sương nhẹ qua một lớp nước để cây hấp thu tốt hơn.
Sau ngày tưới phân phải tiến hành tưới cho lan thật nhiều nước để rửa lan, làm trôi đi phân bón còn lại trên cây vì phân còn đọng lại sẽ gây hại cho cây.
Phân bón ảnh hưởng lớn đến đời sống của cây lan. Ở mỗi giai đoạn phát triển của cây lan đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng khác nhau; giai đoạn cây còn nhỏ thì cần lượng phân đạm rất cao để tăng trưởng; giai đoạn cây trưởng thành thì cần lân và kali để ra hoa đậu quả: như trong giai đoạn đầu thì dung loại 30N-10P-10K, đến khi cây trên 1 năm tuổi có thể xen kẽ các thời kì tưới phân 20N-20P-20K giữa các kỳ tưới 30N-10P-10K. Trên 18 tháng tuổi có thể dùng 20N-20P-20K đến khi có phát hoa, sau đó tưới 10N-30P-10K xen kẽ với 20N-20P-20K đến khi hoa tàn. Thường sau một kì ra hoa, cây có một thời kì nghỉ, giai đoạn này ta hạn chế tưới nước và bón phân cho đến khi bắt đầu ra chồi mới.
Đôi khi trên thị trường ta có thể gặp nhiều công thức khác nhau như: 10N-20P- 30K, 15N-30P-15K, 10N-52P-17K, 16N-18P-45K, 26N-16P-12K, thì cách dùng các loại phân bón này vẫn theo nguyên tắc: tỷ lệ đạm cao thì dùng cho cây con và cây mới lớn, còn tỷ lên lân và kali cao được dùng cho cây lan lớn và cây sắp ra hoa. Đối với những công thức có tỷ lệ lân thật cao thì người trồng lan chỉ dùng một thời gian ngắn để kích thích ra hoa mà thôi. Ngoài ra cần bổ sung cho cây một số chất như vitamin B1, sữa cá, chất chiết xuất từ tảo, rong biển.
Tùy theo từng loại Dendrobium mà nhu cầu phân bón là khác nhau. Đối với
Dendrobium thân đứng là loài lan đòi hỏi dinh dưỡng cao, vì thể chúng cần rất nhiều phân bón và có thể dùng rất nhiều dạng phân bón khác nhau. Còn các loại Dendrobium thân thòng ăn phân yếu phải dùng nồng độ thật loãng. Dendrobium cần nhiều phân bón vào mùa hè hơn là mùa đông vì mùa hè cây tăng trưởng nhiều hơn. Nếu có đầy đủ chất dinh dưỡng cây sẽ mau lớn, ra nhiều hoa và hoa to hơn.
Mặc dù các loài thuộc giống Dendrobium cần và sử dụng rất nhiều phân bón, nhưng phải cẩn thận, phân bón chính là con dao hai lưỡi, lạm dụng phân bón dù là phân hữu cơ cũng đưa đến tác hại, kết quả cuối cùng là sự chết. Chúng ta có thể giảm nồng độ
phân bón theo tỷ lệ, để rút ngắn thời gian tưới giữa 2 lần, nhưng nếu tăng nồng độ phân bón, nhằm mục đích kéo dài thời gian giữa 2 lần tưới là một ý nghĩ sai lầm.