Cơ sở giáo dục trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục giữa các nhóm tỉnh, thành phân theo thu nhập ở đồng bằng sông cửu long (Trang 40 - 42)

L ời cam đoan

3.4.1 Cơ sở giáo dục trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Theo báo cáo của Sở giáo dục đào tạo các tỉnh ĐBSCL thì một trong

những thành tựu GD-ĐT vùng ĐBSCL là mạng lưới trường học từ mầm non đến THPT phát triển đều khắp, kể cả vùng sâu, vùng xa. Năm 2010 cả vùng có

1.619 trường mầm non; 3.200 trường tiểu học; 1.447 trường THCS và 427

trường THPT.

Hệ thống cơ sở Giáo dục thường xuyên phủ khắp địa bàn tỉnh, huyện,

phong phú về hình thức hoạt động. Hệ thống cơ sở đào tạo Trung cấp chuyên

nghiệp phát triển nhanh với 62 cơ sở đào tạo TCCN, trong đó có 28 trường

TCCN. Tính đến năm 2010, toàn vùng có 38 trường ĐH, CĐ, tăng 14 trường

(45,16%) trong đó có 11 trường ĐH, 1 phân hiệu ĐH (của ĐH Nha Trang tại

Kiên Giang) và 27 trường CĐ. Đã có 10/13 tỉnh trong vùng có trường ĐH, tất

cả các tỉnh đều có trường CĐ.

Riêng cơ sở dạy nghề, ĐBSCL có 325 cơ sở dạy nghề (41% là cơ sở dạy

nghề tư thục). Ngoài ra 27 trường ĐH, CĐ, TCCN và 142 cơ sở khác là các

trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp,

trung tâm GDTX, các doanh nghiệp, các hội nghề nghiệp, làng nghề cũng

tham gia dạy nghề.

Đội ngũ giáo viên các cấp học tăng nhanh về số lượng, cơ cấu đội ngũ cơ

bản hợp lý, chất lượng ngày một được nâng cao. Hầu hết giáo viên các cấp học đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn (91% ở mầm non, 97,33% ở

tiểu học, 97,38%ở THCS và 98,5% ở THPT). Năm 2010, toàn vùng có 1.285 giáo viên các trường TCCN, tăng 26% so với 2005; 6.618 giảng viên cơ hữu

29

tại các trường ĐH, CĐ, tăng 94% so với năm 2005; 3.975 giáo viên dạy nghề trong đó có 78% là giáo viên cơ hữu.

Hệ thống trường PTDTNT cơ bản đã phủ kín các huyện có nhiều đồng

bào dân tộc thiểu số. Năm 2010, toàn vùng có 26 trường PTDTNT; trong đó

09 trường tỉnh, 17 trường huyện. Tỷ lệ học sinh PTDTNT chiếm 10,27% so

với học sinh dân tộc bậc trung học của vùng.

Bên cạnh phát triển mạng lưới trường học, đã cơ bản xóa phòng học tạm,

phòng tranh tre nứa lá, phòng học 3 ca. Phòng học xây dựng kiên cố chiếm

trên 85% tổng số phòng; số trường đạt chuẩn quốc gia có bước phát triển. Một

số tỉnh đã xây dựng chương trình, đề án riêng cho việc xây dựng trường đạt

chuẩn quốc gia.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết định 20 về giáo dục, đào tạo và dạy

nghề vùng ĐBSCL đã có bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên so với yêu cầu

nhiệm vụ và so sánh với bình quân chung của cả nước, vẫn còn những hạn chế, bất cập. Một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch, chưa thực hiện được mục tiêu đưa “chỉ số phát triển giáo dục ĐBSCL lên ngang mức bình quân chung cả nước” mà Quyết định 20 năm 2006 đã đề ra. Mạng lưới trường lớp, cơ sở

vật chấtkỹ thuật nhà trường vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề còn thấp. Đội ngũ giáo viên, giảng viên còn hạn chế về chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình giáo dục, đào tạo, dạy nghề. Nguồn

lực tài chính đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề tuy có tăng hàng năm, nhưng chưa đủ mạnh. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành và các địa phương trong vùng để thực hiện các cơ chế, chính sách đã đề ra tại Quyết định 20 chưa thật đồng bộ.

Nguyên nhân của những hạn chế trên đây được cho là do xuất phát điểm

của giáo dục và đào tạo ĐBSCL thấp hơn nhiều so với các vùng và khu vực khác trong cả nước. Dân cư trong vùng lại phân bố phân tán, nhiều gia đình

thường xuyên thay đổi chỗ ở, trong khi hệ thống giao thông chưa phát triển,

việc đi lại của người dân và học sinh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động giáo dục của các trường học. Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng chậm, chưa tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Nhận thức của một bộ phận dân cư về phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề còn hạn chế. Công tác quản lý giáo dục, đào tạo, dạy nghề còn

bất cập. Vùng ĐBSCL chưa có chưa có 1 trường ĐH chất lượng cao đủ sức

30

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục giữa các nhóm tỉnh, thành phân theo thu nhập ở đồng bằng sông cửu long (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)