Kết quả mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục giữa

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục giữa các nhóm tỉnh, thành phân theo thu nhập ở đồng bằng sông cửu long (Trang 68 - 71)

L ời cam đoan

4.3.2 Kết quả mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục giữa

dục giữa các nhóm tỉnh, thành phân theo thu nhập ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Sau khi kiểm định tự tương quan của các biến trong mô hình cho thấy

không có tương quan giữa các biến (Phụ lục 1)nên mô hìnhxác định các yếu

tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục giữa các nhóm tỉnh thành phân theo

thu nhập ở vùng ĐBSCLđược thực hiện và kết quả trình bày trong bảng sau:

Bảng: 4.13 Kết quả ước lượng mô hình

BIẾN HỆ SỐ Độ lệch chuẩn t GIÁ TRỊ P

HỆ SỐ TỰ DO -307,59*** 1133,00 -8,21 0,000 HVAN 437,94*** 55,14 7,94 0,000 TTHUNHAP 0,01*** 0,003 3,14 0,002 SONGUOI 1.355,14*** 156,82 8,64 0,000 HOCTHEM 5.379,88*** 506,14 10,63 0,000 TROCAP 3.663,53*** 434,19 8,44 0,000 NTINH -63,75 ns 402,95 -1,65 0,100 VITRI -76,29 ns 497,41 -0,35 0,723 GTCH -55,30 ns 481,59 -0.95 0,345 TCH -8,12*** 16,20 -2,97 0,003 Số quan sát 1.905 Log likelihood -11783,307 Prob > chi2 0,0000

Ghi chú: *: Mức ý nghĩa 10%, **: Mức ý nghĩa 5%, ***: Mức ý nghĩa 1%, ns: không có ý nghĩa.

Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, ở mức ý nghĩa 1% có 6 biến tác động đến chi tiêu cho giáo dục của người dân vùng ĐBSCL đó là: học vấn chủ

hộ, thu nhập, tổng số người trong gia đình, học thêm, trợ cấp, tuổi chủ hộ. Bên cạnh đó biến giới tính chủ hộ, nhóm tỉnh và vị trí không có tác động đến mô

hình. Tất cả các biến sẽ được lần lượt giải thích sau đây:

Học vấn chủ hộ

Qua kết quả ước lượng dấu của hệ số này là dương và phù hợp với kỳ

vọng ban đầu của tác giả, biến này có ý nghĩa thống kê rất cao. Điều này là

hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu trước đây, những chủ hộ có trình độ

57

độ cũng cao và chấp nhận chi tiêu cho hoạt động giáo dục nhiều hơn. Hơn nữa

cha mẹ có trình độ học vấn cao hơn sẽ có tầm nhìn xa hơn đối với con cái của

mình trong việc học hành nên kỳ vọng vào con cái nhiều hơn cũng như đánh

giá vai trò của giáo dục cao hơn. Do đó mà chủ hộ có trình độ học vấn càng

cao thì chi tiêu cho giáo dục càng nhiều, cụ thể với các điều kiện các yếu tố

khác không đổi khi trình độ học vấn của chủ hộ tăng lên 1 lớp thì chi tiêu cho

giáo dục của hộ tăng lên 437,94 nghìn đồng.

Tổng thu nhập của gia đình

Theo kết quả nghiên cứu, dấu của biến này có tương quan dương đối với

chi tiêu cho giáo dục của người dân vùng ĐBSCL và phù hợp với kì vọng ban

đầu của tác giả. Hệ số của biến này có ý nghĩa rất cao và khi tổng thu nhập tăng lên 1.000 đồng thì chi tiêu cho giáo dục tăng lên 0,01 nghìn đồng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Như vậy, thu nhập tăng lên thì chi tiêu

giáo dục cũng tăng lên nhưng không nhiều, điều này là hoàn toàn hợp lý.

Trong thực tế, bởi vì chi giáo dục là một hoạt động quan trọng trong gia đình

nên luôn có một khoản tiền cụ thể dành riêng cho khoản chi này, cho dù điều

kiện kinh tế gia đình có thay đổi như thể nào thì những khoản chi cho giáo dục luôn được đảm bảo bằng một cách nào đó nên khi tổng thu nhập trong gia đình

tăng lên thì chi giá dục cũng chỉ tăng lên đôi chút để việc học tập được thêm phần thuận lợi hơn.

 Tổng số người

Kết quả nghiên cứu cho thấy biến này có ý nghĩa thống kê cao và tương quan dương đối với chi tiêu cho giáo dục, phù hợp với kỳ vọng ban đầu của

tác giả. Số người trong gia đình có ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục do số

người trong gia đình càng nhiều thì khả năng có người đi học trong gia đình

tăng thêmdo đó tất yếu dẫn đến chi tiêu cho giáo dục tăng lên, cụ thể khi gia đình có thêm một thành viên thì chi tiêu giáo dục tăng lên 1.355,14 nghìn

đồng. Không chỉ người dân vùng ĐBSCL mà người dân cả nước hiện nay đều quan tâm đến vấn đề giáo dục cho các thành viên trong gia đình, luôn tạo điều

kiện cho các thành viên sinh ra đều được đến trường và tham gia đầy đủ các

cấp học do vậy mà gia đình có càng nhiều người thì khả năng người trẻ được sinh ra và đến trường rất cao.

Học thêm

Kết quả cho thấy biến học thêm của các thành viên đi học trong gia đình

có ý nghĩa cao và tương quan dương với chi tiêu cho giáo dục, phù hợp với kỳ

vọng ban đầu của tác giả cũng như phù hợp với kết quả nghiên cứu mà các tác giả khác đã tìm ra. Cụ thể trong mô hình, gia đình có người học thêm sẽ chi

58

tiêu cho giáo dục nhiều hơn 5.379,88 nghìn đồng so với hộ gia đình không chi

tiêu cho học thêm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Mặc dù việc học

thêm làm gia tăng chi phí cho giáo dục cũng như chi phí chung của gia đình

nhưng hoạt động này hết sức cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt đối với học sinh ở các cấp học cao nên được các gia đình có điều kiện quan tâm, cân nhắc. Học

thêm góp phần rất lớn trong việc cải thiện tình hình học tập yếu kém cũng như

bồi dưỡng thêm nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích cho người học có nhu cầu

nâng cao trình độ.

Trợ cấp

Kết quả cho thấy biến trợ cấp có ý nghĩa thống kê cao và tương quan dương đối với chi tiêu cho giáo dục. Điều này không phù hợp với kì vọng ban đầu của tác giả và được giải thích như sau. Những hộ được trợ cấp là các hộ gia đình gặp điều kiện khó khăn, gia đình chính sách và trợ cấp cho học sinh

tiểu học, như vậy nhờ có sự trợ cấp từ nhà trường hay chính quyền địa phương

mà các hộ gia đình có động lực cho các thành viên trong gia đình mình đi học,

từ đó làm gia tăng chi phí cho giáo dục trong gia đình. Cụ thể trong mô hình, với điều kiện các yếu tố khác không đổi thì hộ gia đình có nhận trơ cấp thì chi

tiêu cho giáo dục tăng lên 3.663,53 nghìn đồng.

 Tuổi chủ hộ

Kết quả nghiên cứu cho thấy biến này có ý nghĩa thống kê cao và tương quan âm đối với chi tiêu cho giáo dục của người dân vùng ĐBSCL, kết quả

nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả. Như vậy khi tuổi chủ hộ

tăng lên 1 tuổi thì chi tiêu cho giáo dục của hộ giảm đi 48,12 nghìn đồng, điều đó cho thấy rằng chủ hộ càng trẻ thì chi cho giáo dục càng cao. Chủ hộ trẻ hơn

thì có cái nhìn đúng đắn và khách quan hơn về giáo dục so với các chủ hộ lớn

tuổi hơn.

Nhóm tỉnh không ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục là do người dân

vùng ĐBSCL còn nghèo, thu nhập của cả vùng nhìn chung còn thấp do vậy

mà việc chia nhóm tỉnh nghèo hay giàu không thực sự có ý nghĩa.

Biến vị trí sống không ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục là do đa số người dân trong vùng sinh sống ở nông thôn, trong 1.905 hộ sống ở ĐBSCL

thì có 1.455 hộ sống ở nông thôn, mặc dù người ở thành thị chi tiêu nhiều hơn

so với ở nông thôn nhưng số hộ sinh sống ở đây quá ít nên không làm cho vị

59

Bên cạnh đó biến giới tính của chủ hộ không có tác động đến chi tiêu cho

giáo dục của người dân vùng ĐBSCL cho thấy không có sự khác nhau trong

chi tiêu cho giáo dục bất kể người chủ hộ là nam hay nữ.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục giữa các nhóm tỉnh, thành phân theo thu nhập ở đồng bằng sông cửu long (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)