- Việc soạn thảo kết luận thanh tra phải tuân theo thủ tục sau đây:
3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước.
thấy một số quy định đã không còn phù hợp với thực tiễn thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành, làm cho thanh tra chuyên ngành không thể hiện và phát huy được vai trò của mình trong nền quản lý hành chính nhà nước hiện nay. Vì vậy, nhu cầy bức thiết đặt ra hiện nay cần có giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện pháp luật thanh tra chuyên ngành.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG QUẢN LÝ THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG QUẢN LÝ
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước. hành chính nhà nước.
Qua việc đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước có thể thấy yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành là một nhu cầu bức thiết, là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, khi thực hiện việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:
- Hoàn thiện pháp luật thanh tra chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức thanh tra chuyên ngành, góp phần nâng cao hiêu lực quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mô hình tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành phù hợp, đơn giản, gọn nhẹ, không chồng chéo. Bộ máy đó phải trong sạch, vững mạnh. Đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên ngành phải đáp ứng đầy đủ về số lượng và chất lượng, có đầy đủ các quyền hạn cần thiết, có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn cao, từng bước áp dụng kỹ thuật, phương tiện hiện đại phục vụ cho hoạt động thanh tra.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành phải trên cơ sở tổng kết thực tiễn công tác thanh tra chuyên ngành từ khi quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành ra đời cho đến nay, cần đánh giá một cách khách quan về những ưu điểm và những mặt tồn tại của nó để có thể rút ra những kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành trong thời gian qua để vận dụng vào quá trình hoàn thiện pháp luật thanh tra chuyên ngành trong giai đoạn hiện nay.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành phải phù hợp với vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của mỗi ngành.
Chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành là giới hạn hoạt động của thanh tra chuyên ngành đó, mỗi ngành chỉ thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của mình, việc phân quyền cho các tổ chức thanh tra chuyên ngành đó phải dựa trên cơ sở quyền hạn mà Nhà nước giao cho Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành đó. Những đặc điểm
kinh tế, kỹ thuật của ngành là cơ sở hình thành nên tính đặc thù của thanh tra chuyên ngành. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật thanh tra chuyên ngành cần phải tính đến yếu tố này.
- Hoàn thiện pháp luật thanh tra chuyên ngành phải trên cơ sở Hiến pháp và đảm bảo phù hợp với những văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan. Phải được tiến hành đúng thủ tục theo quy định của pháp luật. Phải gắn với quá trình cải cách cơ chếquản lý kinh tế và cải cách nền hành chính hiện nay. Mặt khác, hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành phải có chọn lọc yếu tố hợp lý, khoa học trong tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành các nước trên thế giới trên cơ sở phù hợp với điều kiện Việt Nam.