Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt tỉnh bến tren thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 37)

* Điều kiện tự nhiên

Bến Tre là một trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, được hợp thành 3 cù lao lớn: An Hóa, Bảo và Minh do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long ( sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ.

Nhìn trên bản đồ, Bến Tre có hình rẻ quạt, mà đầu nhọn nằm ở phía thượng nguồn, các nhánh sông lớn giống như nan quạt xòe rộng ra ở phía đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh có 2.360,6 km2 , phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển là 65km.

Điểm cực Nam của tỉnh nằm trên vĩ độ 9048’ bắc, cực Bắc nằm trên vĩ độ 10020’ bắc, điểm cực đông nằm trên kinh độ 106048’ đông, điểm cực tây nằm trên kinh độ 105057’đông.

Đường bộ nối liền thành phố Bến Tre với thành phố Hồ Chí Minh ( qua Tiền Giang và Long An) dài 86km.

Là một tỉnh châu thổ nằm sát biển, Bến Tre có địa hình bằng phẳng, rải rác có những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và dãi rừng ngập mặn ven biển. Ở các cửa sông, bốn bề đều có sông nước bao bọc. Bến Tre có một hệ thống đường thủy gồm những con sông lớn nối liền từ biển Đông qua các cửa sông chính ( cửa Đại, cửa Ba

Lai, cửa Hàm Luông và cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận biên giới Campuchia là một hệ thống kênh, rạch chằng chịt đan vào nhau như những mạch máu chảy khắp ba dãi cù lao, rất thuận tiện cho giao thông vận tải cũng như thủy lợi. Tàu bè từ thành phố Hồ Chí Minh đi về miền Tây và ngược lại đều qua những đoạn sông của tỉnh Bến Tre.

Cùng với đường thủy thuộc loại lý tưởng, Bến Tre còn có hệ thống đường bộ: đoạn quốc lộ 60 chạy từ Cầu Rạch Miễu ( bên bờ sông Tiền) qua thành phố Bến Tre, qua cầu Hàm Luông, thị trấn Mỏ Cày Nam đến phà Cổ Chiên sang tỉnh Trà Vinh. Đoạn quốc lộ 57 từ huyện Thạnh Phú đến thị trấn Mỏ Cày Nam qua thị trấn Chợ Lách sang tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh lộ 885 nối liền thành phố Bến Tre với thị trấn Ba Tri qua thị trấn Giồng Trôm. Tỉnh lộ 884 từ ngã ba Tân Thành đến bến phà Tân Phú. Tỉnh lộ 882 nối quốc lộ 60 với quốc lộ 57. Tỉnh lộ 883 nối liền quốc lộ 60 với xã Thới Thuận dài 58,3 km. Tỉnh lộ 883B từ Ngã tư Đê Đông đến xã Thừa Đức dài 8,1 km. Tỉnh lộ 887, từ cầu Bến Tre đến ngã ba Sông Đốc dài 23,57km. Chính từ những đặc điểm trên, Bến Tre có một vị trí đặc biệt trong thời chiến cũng như thời bình.

Nói đến Bến Tre, người ta không thể không nói đến những vườn dừa bạt ngàn tập trung ở các huyện phía Tây như Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và Giồng Trôm.

Từ sau năm 1975, công tác điều tra khảo sát đất đai trên diện rộng được tiến hành do Viện Quy hoạch, Thiết kế Nông nghiệp và Viện Nông hóa thỗ nhưỡng ( Bộ Nông Nghiệp) thực hiện năm 1977- 1978 cho thấy kết quả có các dạng: đất liếp ( 62.972 ha- 26,7%); đất cồn cát ( 9.729 ha- 4,2 %); đất phù sa ( 11.846 ha- 5,1%); đất phèn ( 2.464 ha- 1%); đất mặn chua ( 47.028 ha- 20%); đất mặn ( 64.592 ha- 27,4 %); đất cát ( 14.248 ha- 6,4%); đất phù sa ( 66.471 ha- 26,9%); đất phèn tiềm tàng ( 15.127 ha- 6,74%); đất mặn ( 96.739 ha- 43,41%). Theo kết quả trên cho thấy, Bến Tre là tỉnh có tiềm năng

dồi dào về đất đai ( trên 60% diện tích thuộc loại thuận lợi, hoặc ít hạn chế) đối với các loại cây trồng chính nhưng số lượng từng loại đất nhỏ lẻ nên tạo dựng một vùng nguyên liệu cho quá trình sản xuất công nghiệp là một vấn đề khó khăn.

Rừng ở Bến Tre không đáng kể, chủ yếu là rừng ngập mặn với 3.777 ha.

Đặc biệt Dự án đầu tư phát triển khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước ở huyện Thạnh Phú với diện tích 8.825 ha. Khu vực rừng ngập mặn này là vùng đất ngập nước độc đáo ở cửa sông Cửu Long- nơi đã được ghi nhận là vị trí quan trọng trong thư mục các vùng đất ngập nước Đông Nam Á. Các đặc điểm của hệ sinh thái đất ngập nước ở Thạnh Phú khá tiêu biểu cho vùng sinh thái ở cửa sông Cửu Long với những nét khác biệt so với các vùng đất ngập nước ven biển khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Dù rừng ở Bến Tre có diện tích nhỏ nhưng động vật hệ sinh thái rừng ngập mặn tỉnh Bến Tre rất đa dạng.

Khoáng sản ở Bến Tre không đáng kể. Song, cát dùng để san lấp, cát xây dựng và đất sét đủ loại. Trong thực tế hai loại khoáng sản này được người dân Bến Tre khai thác triệt để phục vụ cho việc xây nhà ở và các công trình xây dựng cơ bản.

Đất sét dùng cho sản xuất gạch ngói, ở Bến Tre từ lâu đã hình thành nghề sản xuất gạch ngói đáp ứng cho nhu cầu xây dựng. Sét tồn tại dưới 3 dạng: sét vàng, sét xanh và sét gốm sứ có tổng trữ lượng 9.000.000 m3

.

Quần thể thực vật ở Bến Tre rất phong phú, các loại cây trồng ở đây cũng rất phong phú như: cây lúa nước, cây dừa, cây cau, cây ăn trái, cây mía, cây vải bông và cây dâu tằm, cây thuốc lá, các loại rau màu…

Động vật ở Bến Tre chủ yếu là hệ sinh thái rừng ngập mặn như: bò sát (Reptilia), lưỡng thể (Amphiabia), Thú (Mammalia), Chim (Aves)… Các loài cá có 120 loài thuộc 43 họ, nằm trong bộ cá. Bộ cá vược chiếm ưu thế cả

về họ ( 21 họ), lẫn về loài ( 54 loài), bộ cá trích chiếm 2 họ gồm 15 loài, bộ cá bơn có 3 loài. Căn cứ vào điều kiện sinh thái có thể phân chia thành các nhóm như: nhóm cá nước lợ, nhóm cá biển di cư vào vùng nước lợ, nhóm cá nước ngọt sống trong sông rạch, nhóm cá sống trong đồng ruộng, các loại tôm. Chính điều này giúp Bến Tre có điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch.

Đất đai, nguồn nước và hệ sinh thái động và thực vật là những dạng tài nguyên có khả năng dẫn tới sự tái tạo lớn. Nhưng vừa qua, do chiến tranh tàn phá, hủy diệt, nhiều nơi đã thành vùng trắng. Đó là những thách thức, đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề đang đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bến Tre phải không ngừng cải tạo, giữ gìn và khai thác, tô điểm cho quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.

Như vậy, so với các tỉnh trong cả nước, và so với vùng Tây Nam Bộ, Bến Tre là một tỉnh nhỏ, có điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi, nơi đây trở thành mảnh đất của những thử thách khắc nghiệt. Xưa kia bị tàn phá vì chiến tranh và ngay nay do phát triển kinh tế không có quy hoạch khoa học. Có thể nói con người nơi đây đã nếm trãi hầu hết những vận hạn của cuộc sống. Những vận hạn ấy đã bị khuất phục bởi những con người kiên cường trên mảnh đất này. Chính điều kiện này đã hình thành ở con người Bến Tre tính chịu thương, chịu khó, không khuất phục trước khó khăn, gian khổ để vượt lên chiến thắng thiên tai, địch họa, với kẻ thù. Quá trình tồn tại và phát triển là quá trình con người tự chinh phục, đấu tranh, để khẳng định mình. Ý thức tin tưởng vào ngày mai “còn da lông mọc, còn chồi nảy cây” đã trở thành nền tảng cho con người vượt lên tất cả và chiến thắng. Năm 1960 đất và con người Bến Tre đã tạo nên một Đồng Khởi làm rạng danh xứ dừa. Và cứ thế con người và mãnh đất nơi đây cứ chạm khắc vào lịch sử dân tộc với bao biến cố thăng trầm, dâu bể.

Song, cũng do địa bàn chia cắt, sông rạch chằng chịch, điều kiện thiên nhiên khó khăn đã tạo cho con người hình thành lối tư duy phụ thuộc, bảo thủ, thụ động, cục bộ địa phương, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Cuộc sống khó khăn làm cho con người không đủ tự tin để thử thách với cái mới, cũng không dám sáng tạo vì sợ thất bại. Trong điều kiện cuộc sống hạn chế, chỉ cần một hành động sai cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường: Sai trong sản xuất sẽ dẫn đến thất thu lương thực, đói kém; Sai trong phòng chống thiên tai dẫn đến mất mát tính mạng, tài sản; Sai trong đối nhân xử thế sẽ mất người ủng hộ, giúp đỡ lúc khó khăn… Đặt trong trường hợp điều đó xảy ra ở những người có địa vị xã hội cao hơn, sự ảnh hưởng của người đó đối với người khác càng lớn hơn - nhất là khi đó là người cán bộ lãnh đạo chủ chốt - thì nếu thất bại thì hậu quả càng nặng nề hơn. Bởi vậy mà con người ở đây luôn phải lo xa, phải cẩn thận trong suy nghĩ và hành động. Đôi khi có những phát kiến, sáng tạo mới cũng không dám thực hiện vì sợ sai lầm, và nếu không thì cũng sợ những người khác không ủng hộ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại, chậm phát triển. Chính vì vậy mà lối tư duy phụ thuộc vào kinh nghiệm - cái đã đem lại thành công mà người đi trước truyền lại - trở thành đặc trưng chủ yếu. Tư tưởng an bài, chủ nghĩa kinh nghiệm đã ăn sâu vào tâm thức của nhân dân, và cả trong hàng ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh.

* Điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội

Môi trường kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tư duy và năng lực của mỗi con người. Sự phát triển về năng lực phụ thuộc vào môi trường kinh tế - xã hội mà trong đó chủ thể tư duy sống và hoạt động. Đó là toàn bộ những điều kiện, hoàn cảnh khách quan liên quan đến đời sống, đến quá trình học tập, rèn luyện và công tác của mỗi người. Con người là sản phẩm của hoàn cảnh, hoàn cảnh kinh tế - xã hội như thế nào sẽ sản sinh ra

con người thực tiễn như thế ấy. Bản thân năng lực của con người cũng là sự phản ánh của tồn tại xã hội, là sản phẩm của lịch sử - xã hội. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp một thời tồn tại ở nước ta đã góp vào hình thành thói lười suy nghĩ- tìm tòi, tư tưởng thụ động, trông chờ, ỷ lại. Cơ chế quan liêu bao cấp, mệnh lệnh hành chính đã giới hạn suy nghĩ, hành động của con người vào những quan điểm lý luận bị chính trị hóa, vào những bậc thang đẳng cấp xã hội. Mọi suy nghĩ, hành động và việc làm sáng tạo vượt ngoài khuôn mẫu đó bị coi là xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin. Cơ chế đó triệt tiêu dân chủ, triệt tiêu môi trường sống của tư duy khoa học, lối tư duy độc lập, sáng tạo, làm hạn chế năng lực của mỗi người kể cả cán bộ chủ chốt.

Sống lâu trong cơ chế đó, người cán bộ chủ chốt trở nên thụ động trong suy nghĩ và hành động, năng lực không được phát huy. Nhận thức được những hạn chế trong tư duy của đội ngũ cán bộ do ảnh hưởng của cơ chế, Đảng ta đã chủ trương xóa bỏ cơ chế cũ, đồng thời khởi xướng đổi mới tư duy, để đổi mới cách làm sao cho hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, đây là một việc làm lâu dài chứ không thể hoàn thành sớm trước mắt được. Năng lực lãnh đạo của con người đặc biệt phụ thuộc vào tư duy, nền tảng văn hóa, khoa học mà xã hội đạt được cộng với hoạt động thực tiễn. Thật vậy, năng lực lãnh đạo chịu sự chi phối chặt chẽ bởi sự phát triển của bản thân khoa học và trình độ văn hóa xã hội và thực tiễn đã và đang diễn ra. Nền tảng văn hóa với sức mạnh cuốn hút của cái chân, thiện, mỹ, có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các tư chất đặc thù của mỗi người, mở rộng, khơi sâu thêm nền tảng tâm - sinh lý, khơi dậy mọi năng lực tiềm ẩn của con người. Cùng với sự phát triển của khoa học, năng lực của mỗi người cũng có quá trình phát sinh, phát triển; nó không phải là một cái gì vĩnh viễn, sinh ra và mãi mãi như vậy. Khi đánh giá về sự phát triển của năng lực tư duy lý luận, Ăngghen nhận xét: "Tư duy lý luận của mỗi một thời đại, cũng có nghĩa

là cả thời đại chúng ta là một sản phẩm lịch sử mang những hình thức rất khác nhau trong những thời đại khác nhau và do đó có một nội dung rất khác nhau" [40, tr.487]. Điều đó có nghĩa là, ứng với mỗi giai đoạn khác nhau trong sự phát triển của khoa học, tư duy của con người cũng có những loại hình khác nhau và ứng với mỗi tư duy, cách suy nghĩ thì con người có cách hành xử khác nhau. Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, sự nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, sự phát triển nhanh chóng các phương tiện thông tin hiện đại... nên việc nâng cao năng lực tư duy lý luận, năng lực hoạt động thực tiễn lại càng gắn liền với sự phát triển của khoa học và sự phát triển của xã hội. Vì vậy, nâng cao năng lực lãnh đạo trước hết phải nâng cao trình độ tư duy lí luận, phải có nhận thức khoa học, phương pháp tư duy khoa học, đặc biệt là phương pháp tư duy biện chứng. Nếu có tư duy tốt thì người cán bộ chủ chốt mới khẳng định đúng mức năng lực lãnh đạo của mình, mới hoàn thành tốt công việc.

Môi trường chính trị - xã hội ảnh hưởng quan trọng tới năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt. Sự phát triển của năng lực lãnh đạo phụ thuộc vào những điều kiện chính trị - xã hội của một chế độ xã hội nhất định. Sự ảnh hưởng này diễn ra theo hai hướng, tích cực và tiêu cực. Trong điều kiện thiết chế - xã hội tiến bộ, tự do tư tưởng, đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh… sẽ là những môi trường thuận lợi thúc đẩy mọi năng lực của con người phát triển, trong đó có năng lực lãnh đạo. Tuy nhiên, cần phải thống nhất rằng, khái niệm dân chủ lúc này cũng phải được hiểu: không phải là vô nguyên tắc, dân chủ quá trớn, mà dân chủ phải tập trung, dân chủ đi liền với kỷ cương, pháp luật. Vấn đề này đã được thực tiễn lịch sử chứng minh. Trong môi trường phi dân chủ, cục bộ, bè phái không có tự do về thân thể, tư tưởng thì năng lực của nhân dân khó có thể phát huy được. Còn trong thời đại ngày nay, lúc mà toàn Đảng, toàn dân ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, vấn đề

dân chủ được đề cao, thực tế này đã tạo điều kiện cho trí tuệ, năng lực của từng người được thể hiện.

Môi trường kinh tế - xã hội còn bao hàm trong nó môi trường, điều kiện làm việc của con người. Chẳng hạn, điều kiện làm việc tốt, trang thiết bị phương tiện được trang bị hiện đại, đầy đủ sẽ giúp năng lực con người năng động, chính xác, hiệu quả hơn. Ngược lại, điều kiện làm việc không thuận lợi thì những năng lực của con người không có điều kiện để phát triển.

Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre đến nay vẫn đang còn khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức độ khá, năm 2013 ước đạt 6,72% so cùng kỳ, cụ thể khu vực I: tăng thêm 0,93% ( NQ 2,69%), khu vực II: ước đạt 15,65% ( NQ 13,17%), khu vực III tăng 7,97% ( NQ 8,27%). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 11,960 tỷ đồng ( NQ 12.500 tỷ đồng).

Cơ cấu kinh tế : khu vực I: 44,2%, khu vực II: 20,2%, khu vực III: 35,6%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 505 triệu USD.

Nguồn chi chủ yếu của tỉnh vẫn phụ thuộc từ ngân sách Nhà nước. Do hậu quả của chiến tranh, do môi trường sống ngày càng xuống cấp, do trình độ văn minh và dân trí chưa cao nên đời sống của nhân dân vẫn còn rất thấp. Hệ thống hạ tầng cơ sở của tỉnh mặc dù đã được quan tâm nâng cấp, sửa

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt tỉnh bến tren thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)