* Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn về công tác cán bộ hiện nay
Trên cơ sở những nhận thức lý luận và những kết quả thực tiễn bước đầu về đổi mới công tác bố trí cán bộ của tỉnh Bến Tre, ta dễ nhìn nhận có mấy vấn đề nổi lên như sau:
-Thứ nhất, đánh giá kết quả của tiến trình vận động dân chủ hóa, nhất là trong hai lĩnh vực trọng yếu dân chủ hóa kinh tế và dân chủ hóa chính trị.
Quan liêu và tham nhũng, nhất là tham nhũng ở nước ta do nhiều nguyên nhân dẫn đến. Vấn nạn tham nhũng ngày càng gay gắt, chưa giải quyết được. Hệ thống chính trị đổi mới còn chậm và kém hiệu quả. Đặc biệt là vai trò của Nhà nước pháp quyền trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Kinh nghiệm cho thấy, ở đâu không có công khai minh bạch, hoặc thiếu vắng chế độ trách nhiệm giải trình thì ở đó có tham nhũng. Trong những năm gần đây, hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế ở nước ta có những diễn biến phức tạp và bộc lộ nhiều sơ hở, yếm kém nghiêm trọng, nhất là trong các tập đoàn kinh tế nhà nước. Tình trạng thất thoát những nguồn vốn to lớn của Nhà nước, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản, nợ công và nợ xấu cùng với lạm phát gia tăng, sản phẩm hàng hóa tồn kho, ứ đọng, tốc độ tăng trưởng suy giảm... Dư luận xã hội ngày càng bất bình trước những biểu hiện bất minh, bất chính của các lợi ích nhóm làm tổn hại tới lợi ích chung của xã hội. Tham
nhũng trong kinh tế ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi. Đi liền với tham nhũng kinh tế, còn có sựtham nhũng trong chính trị với những biểu hiện lợi dụng chức quyền để trục lợi, tình trạng chạy danh, chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, thậm chí chạy cả huân chương đãvà đang là một thực tế rất đáng lo ngại mà Đại hội XI đã nêu.
Cơ chế “xin - cho” là thứ cơ chế vô hình, bất thành văn nhưng đã gây ra những tổn hại nghiêm trọng, đã hình thành một tập quán phổ biến rất khó sửa. Trong bố trí cán bộ, cũng là một thực tế bất thành văn mà đã tạo nên một thứ định vị trật tự tiêu cực rất không lành mạnh. Rõ ràng, “cơ chế xin - cho”, “lợi ích nhóm” và “tư duy nhiệm kỳ” đã can dự vào sự tăng tham nhũng, sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng, sự suy giảm đà tăng trưởng kinh tế và làm lệch lạc các quan hệ xã hội, các chuẩn mực giá trị xã hội. Đây là những lực cản nặng nề đối với phát triển, đối với hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta. Muốn đẩy mạnh dân chủ hóa, xây dựng nền dân chủ, đổi mới Hệ thống chính trị phải đặc biệt chú trọng đẩy lùi quan liêu tham nhũng bằng những giải pháp mạnh và đồng bộ.
Thứ hai, đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền trong điều kiện phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền, mở cửa và hội nhập quốc tế.
Trong hơn 25 năm đổi mới, Đảng ta đã có không ít Nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, điển hình là Nghị quyết Trung ương 6 ( lần 2) khóa VIII và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, với điểm mấu chốt là phải khắc phục tình trạng suy thoái trong Đảng, làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao được năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Có nhiều vấn đề đặt ra đối với xây dựng, đổi mới, chỉnh đốn Đảng, mà nổi bật là:
- Phải chú trọng xây dựng Đảng về đạo đức, lối sống, nói rộng ra là xây dựng, giáo dục và thực hành văn hóa trong Đảng, trong đời sống của Đảng, xây dựng và thực hành văn hóa chính trị trong Đảng, trong Nhà nước và trong các tổ chức của Hệ thống chính trị ở Việt Nam.
- Phân biệt sự khác nhau về chức năng và nhiệm vụ, mô hình tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và các đoàn thể. Thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng có gì khác so với Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước có gì khác so với Đảng lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể ?
- Vai trò và tư cách đảng viên, vai trò, trách nhiệm của tổ chức đảng, của cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy. Mô hình và mối quan hệ giữa các tổ chức đảng với tổ chức nhà nước và các đoàn thể. Cần đổi mới, tinh giản bộ máy và nâng cao chất lượng cán bộ đảng viên, trong từng tổ chức và trong cả hệ thống.
- Việc thực hiện nguyên tắc “ tập trung- dân chủ” và thực hành dân chủ trong Đảng, Nhà nước. Còn Mặt trận, do những đặc thù của nó, lại không thực hiện tập trung dân chủ như trong Đảng và Nhà nước mà áp dụng hiệp thương dân chủ, kết hợp giữa tập trung dân chủ với hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận.
- Mối quan hệ giữa Đảng với dân là vấn đề vô cùng hệ trọng trong điều kiện Đảng cầm quyền, là điểm nổi bật nhất trong công tác dân vận, thực hành dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã hội. Đây là tình huống có vấn đề rất đáng lo ngại, do dân suy giảm lòng tin bởi không ít cán bộ đảng viên suy thoái, biến chất.
- Công tác tổ chức cán bộ, quy hoạch cán bộ và chính sách cán bộ của Đảng, đặc biệt là quy hoạch đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, quy hoạch các chức danh chủ chốt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Thứ ba, vấn đề cán bộ và chính sách cán bộ, tạo động lực nâng cao tính tích cực chính trị - xã hội của quần chúng, phát huy sáng kiến, sáng tạo của nhân dân, phát hiện nhân tài, trọng đãi hiền tài để phát triển kinh tế - văn hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Công tác cán bộ là công việc gốc của Đảng. Công tác cán bộ là công tác có tầm quan trọng chiến lược, quyết định sức sống, sức mạnh của tổ chức, quyết định thành bại của phong trào cách mạng. Chính sách cán bộ là một trong những mắc xích trọng yếu nhất để thực hiện tư tưởng và chiến lược cán bộ của Đảng. Đó là cả một tập hợp các chính sách đối với cán bộ, chính sách đối với con người, từ giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng - huấn luyện, đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển để rèn luyện thử thách làm cho cán bộ trưởng thành. Đó còn là chính sách đãi ngộ công bằng hợp lý, trọng dụng nhân tài, trọng đãi hiền tài, nó có liên quan trực tiếp tới chính sách tiền lương và cải cách chế độ tiền lương. Do đó, công tác cán bộ gắn chặt với công tác tổ chức, được bảo đảm bởi chính sách cán bộ, được thúc đẩy bởi chính sách tiền lương.
Thứ tư, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả Hệ thống chính trị, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tăng cường đồng thuận xã hội. Dân chủ - đoàn kết - đồng thuận là vấn đề có tính quy luật để phát triển xã hội dân chủ ở nước ta, là bảo đảm cho ổn định thực sự. Do đó phải đặc biệt chú trọng dân chủ, đoàn kết trong Đảng, phát huy sức mạnh đoàn kết và đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở thấm nhuần và thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo ở nước ta, kể cả đoàn kết cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Dân chủ thực chất để đoàn kết thực chất và đồng thuận thực chất bền vững.
* Công tác bố trí cán bộ.
Nhằm tổ chức, triển khai và thực hiện có kết quả các nghị quyết của Đại hội Đảng bộ các cấp, nhất là Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh, trong
thời gian qua, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, cấp uỷ Đảng từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên chăm lo kiện toàn công tác tổ chức, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để nâng cao năng lực quản lý điều hành, coi đó là nhân tố quyết định cho việc đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đội ngũ cán bộ đã không ngừng học tập, nâng cao cả về trình độ văn hoá, trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý hành chính nhà nước. Tác phong làm việc đã năng động, chủ động và sáng tạo hơn. Tính chủ quan, tuỳ tiện, thụ động, ỷ lại trong giải quyết công việc từng bước được khắc phục, bước đầu thích nghi với cơ chế quản lý mới, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới.
Trong những năm qua, đặc biệt kể từ năm 2000 đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp trong tỉnh… triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, đồng thời ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách, các quy định của địa phương về quản lý, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, thu hút và đảm bảo chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ.
Tuy nhiên, trong đội ngũ cán bộ cũng bộc lộ những mặt bất cập, đó là: có người được đào tạo qua trường lớp, nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế, có người có trình độ chuyên môn, nhưng chưa được đào tạo lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước và ngược lại. Theo kết quả khảo sát, đến cuối năm 2013 đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh Bến Tre quá ít người có chuyên môn về kinh tế từ trình độ thạc sĩ trở lên (1 tiến sĩ, 2 thạc sĩ) nên chưa có đội ngũ đủ sức nghiên cứu và tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo tỉnh có những quyết sách nhằm định ra những hướng đi mới và tạo bước đột phá về kinh tế cho tỉnh nhà.
Xuất phát từ những yếu tố trên, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị của Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương dành phần lớn chỉ tiêu biên chế được giao để tuyển dụng mới hàng chục cán bộ, công chức, viên chức có trình độ đại học vào làm việc, nhằm bổ sung, tăng cường số lượng cán bộ trong các cơ quan, đơn vị; phối hợp với các trường trong và ngoài tỉnh mở nhiều lớp đào tạo đại học; cử nhiều cán bộ, công chức, viên chức đi học tại các trường đại học, học viện của Trung ương; lựa chọn và cử một số cán bộ, công chức, viên chức trẻ tuổi, có năng lực và triển vọng phát triển đi đào tạo và học tập cả về lý luận chính trị và đào tạo sau đại học… Phổ biến rộng rãi chính sách đào tạo, sử dụng và thu hút nhân tài của Trung ương để áp dụng vào tình hình thực tế tại tỉnh.
Nhìn chung, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh trong những năm qua đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp… của tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và phát triển.
Song, về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ta phải lưu ý một số vấn đề sau:
-Phải nắm vững và quán triệt các quan điểm, mục tiêu, phương hướng về công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước, của tỉnh. Kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của đội ngũ cán bộ qua các thời kỳ để giáo dục, rèn luyện, xây dựng thế hệ cán bộ hiện tại và tương lai. Tỉnh Ủy phải hết sức quan tâm làm tốt công tác cán bộ; dự báo đúng tình hình, bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị để chủ động tạo nguồn cán bộ không chỉ trước mắt và cả lâu dài.
-Phải xây dựng cho được quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo đủ về số lượng, chất lượng và đảm bảo cơ cấu giữa các ngành nghề chuyên môn. Phải dứt khoát lãnh đạo ngành nào phải am hiểu chuyên môn ngành đó, nếu
giỏi càng tốt. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt phải phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và điều kiện cụ thể ở địa phương. Thực hiện trẻ hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn; quy hoạch phải kết hợp tốt giữa các độ tuổi, đảm bảo tính kế thừa, chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ.
-Việc bố trí cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn và lấy hiệu quả công tác thực tiễn làm thước đo chủ yếu. Bố trí cán bộ phải đúng người, đúng việc, chú ý kiện toàn những nơi còn yếu, còn thiếu, kiên quyết xử lý các trường hợp có sai phạm. Xử lý tốt mối quan hệ giữa đức và tài, quyền hạn và trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích, tiêu chuẩn và cơ cấu, năng lực thực tế và bằng cấp.
-Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải gắn bó với công tác tổ chức, cải cách hành chính, thường xuyên làm tốt công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, làm lành mạnh và trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước.
-Đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Thực hiện tốt công tác tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và các quy trình về công tác cán bộ. Cần xây dựng một hệ thống quy chế, phương pháp để đánh giá, tuyển chọn, bố trí sử dụng cán bộ lãnh đạo một cách hợp lý, khách quan, dân chủ. Nhất định phải tránh tình trạng mà lâu nay thường xảy ra đó là: Bí thư Tỉnh Ủy, Chủ tịch BND tỉnh, Trưởng Ban Tổ Chức Tỉnh Ủy quê hương ở nơi nào thì đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh đa số cũng có quê hương ở nơi đó.
-Phải thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình. Đảng viên là cán bộ lãnh đạo phải thực sự đầu tàu gương mẫu. Chú ý tăng cường công tác kiểm tra của cấp uỷ để kịp thời uốn nắn những sai lệch, giải quyết những vướng mắc phát sinh và xử lý những trường hợp vi phạm. Chăm lo củng cố, xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong Đảng, phát huy sức mạnh hoạt động của các
đoàn thể, các tầng lớp nhân dân trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở địa phương.
-Từ thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở tỉnh và công tác cán bộ những năm qua cho thấy đội ngũ cán bộ lãnh đạo và công tác cán bộ đã có những chuyển biến trên nhiều mặt. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra nhiều vấn đề mới, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh cần phải tiếp tục đổi mới công tác cán bộ. Có như thế mới thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.
-Tuyển chọn, sử dụng, đề bạt cán bộ chủ chốt cũng là một khâu quan trọng để thu hút, phát hiện những cán bộ có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có tài năng, có trình độ, có sức khỏe tốt... đáp ứng yêu cầu trọng trách của nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre, góp phần thực hiện thành công đường lối đổi mới của Đảng, đảm bảo cho hệ thống chính trị tỉnh hình thành được đội ngũ cán bộ kế thừa.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới hiện nay, Tỉnh ủy Bến Tre cần quan tâm hơn nữa khâu tuyển chọn cán bộ. Trước hết phải đưa vào các quy trình, quy chế tuyển chọn cán bộ quan điểm về trọng