đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt tỉnh Bến Tre
* Những ưu điểm về năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bến Tre
Thứ nhất, nắm vững lý luận, thường xuyên được giáo dục, nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.
Số liệu thống kê cho thấy, năm sinh của lực lượng cán bộ chủ chốt tỉnh Bến Tre từ trước năm 1975 có 233 người chiếm 91%. Số cán bộ được sinh ra từ 1975 về sau là 20 người chiếm 9%.
Điều đó cho thấy rằng, tất cả cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bến Tre đã được sinh ra, lớn lên trong cuộc chiến tranh vệ quốc, họ đã được thử thách, rèn luyện và trưởng thành qua thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và trong quá trình xây dựng phát triển đất nước. Họ đã trãi qua những giờ phút gian khó và hào hùng nhất của đất nước, họ đã biết được cái giá của độc lập, tự do của Tổ quốc khi mà toàn dân tộc phải đem cả mồ hôi, nước mắt và máu để
giành lấy. Số cán bộ chủ chốt của tỉnh Bến Tre 100% đều là đảng viên. Con số này nói lên rằng, cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bến Tre sớm giác ngộ, đi theo con đường cách mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn. Trong quá trình ấy họ đã được giáo dục, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp của truyền thống yêu nước, cần cù trong lao động... Sau khi đất nước thống nhất, họ lại được đào tạo tương đối có hệ thống về chuyên môn trong các nhà trường XHCN, về trình độ lý luận chính trị trong hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và trường chính trị tỉnh. Cho nên, đội ngũ cán bộ này có nhạy cảm chính trị, bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm cao, kiên định đường lối đổi mới theo định hướng XHCN, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Tất cả những điều ấy được hun đúc nên từ nhiều yếu tố như: tâm lý, tình cảm, truyền thống, năng lực lãnh đạo của bản thân… Trong đó, năng lực tư duy lí luận, năng lực hoạt động thực tiễn đóng vai trò quan trọng. Bởi lẽ, nhờ có năng lực tư duy lý luận, năng lực hoạt động thực tiễn họ mới hiểu đúng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, hiểu được xu thế của thời đại. Vì vậy, họ vững vàng, kiên định lập trường cách mạng, họ tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường CNXH và họ mới hành động đúng.
Đứng trước hoàn cảnh tình hình quốc tế đầy biến động, đòi hỏi cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo chủ chốt nói riêng phải có bản lĩnh chính trị vững vàng. Đây là điều kiện tiên quyết để phong trào cách mạng đi đúng hướng, nhất là những thời điểm khó khăn phức tạp. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh ở Bến Tre đã đáp ứng được yêu cầu này. Hiện nay, trước những khó khăn phức tạp của tình hình quốc tế cũng như trong nước, không ít cán bộ có quan điểm dao động về định hướng chính trị, cho rằng: Việt Nam muốn thoát khỏi lạc hậu, bắt kịp các quốc gia hùng mạnh trong khu vực cũng như thế giới thì hãy phát triển đất nước một cách tuần tự, trước tiên phải theo con đường
tư bản chủ nghĩa. Những lý do mà họ đưa ra là chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, không còn phù hợp nữa; cách mạng khoa học, công nghệ phát triển, toàn cầu hóa kinh tế là do chủ nghĩa tư bản điều khiển, kinh tế thị trường không thể đi đôi với CNXH … Đây không chỉ là vấn đề khoa học mà còn là vấn đề lập trường, tư tưởng. Phải giải quyết vấn đề này mới đảm bảo vai trò lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt.
Bản lĩnh của cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bến Tre thể hiện ở chỗ, họ là người luôn đảm bảo nguyên tắc định hướng XHCN trong hoạt động lãnh đạo, trong các quyết định phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng trên địa bàn. Họ luôn là những người đi đầu, gương mẫu trong thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Họ luôn thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Họ không hoang man, dao động, kiên trì lãnh đạo cấp dưới và quần chúng nhân dân trên địa bàn thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng.
Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước khi đã thấm nhuần vào nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt không những là nền tảng cho lập trường chính trị vững chắc, mà còn tạo cho họ sự nhạy cảm và bản lĩnh chính trị nhất định trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ với những giải pháp tích cực, quyết liệt. Tốc độ tăng tưởng GDP liên tục tăng khá qua các năm, đến năm 2013, thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng, tăng 1,99 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỉ trọng khu vực nông nghiệp từ 46,5% năm 2010 xuống còn 38,2%; khu vực công nghiệp - xây dựng có bước chuyển dịch đáng kể, tăng từ 17,95% năm 2010 lên 24,5% năm 2015 và khu vực dịch vụ tăng từ 35,6% năm 2010 lên 37,3%. Thu ngân sách trên địa bàn và huy động vốn đầu tư phát
triển xã hội tăng khá, đã góp phần quan trọng vào ổn định ngân sách và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2013, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.462 tỷ đồng, đạt 100,1% chỉ tiêu Trung ương giao. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội ước đạt 11.960 tỷ đồng. Đời sống nhân dân tăng lên đã tạo điều kiện phát triển các vấn đề xã hội khác. Tỷ lệ xã- phường- thị trấn đạt chuẩn văn hóa 10/8 xã so với chỉ tiêu; Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 46,7%, tạo việc làm cho người lao động 24.983/ 23.000 người so với chỉ tiêu, tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 9%, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống còn 13,6%. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được chú trọng, đặc biệt là chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo, vùng đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách. Hệ thống bệnh viện tỉnh, huyện, khu vực được đầu tư nâng cấp nhằm tăng khả năng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Bình quân có 24,05 giường bệnh/1 vạn dân và 6 bác sĩ/ 1 vạn dân. Nhiều công trình quan trọng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như: cầu Hàm Luông, cầu Rạch Miễu, Cầu Bến Tre 1, Cầu Bến Tre 2, đường Võ Nguyên Giáp, tuyến tránh thị trấn Giồng Trôm, các công trình thủy lợi; Trên lĩnh vực điện thắp sáng đã đạt 99,29%.
Thứ hai, có trình độ chuyên môn khá, trình độ lý luận chính trị cao, đã biết vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào việc xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đã phát hiện đúng tiềm năng, đưa các chủ trương phát triển đúng hướng, phù hợp với điều kiện vùng. Trình độ chuyên môn có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng làm việc và năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Qua điều tra cho thấy, số cán bộ chủ chốt tỉnh Bến Tre không được đào tạo về chuyên môn là 21 người (chiếm 8,3%), cao đẳng là 04 người (chiếm 1,58%), trình độ đại học 197 người ( chiếm 77,86%). Tuy nhiên, trong số cán bộ có trình độ đại học thì có một số được đào tạo bằng loại hình tại chức và từ xa.
Đặc biệt, có 04 người có trình độ tiến sĩ ( chiếm 1,58%), 27 người có trình độ thạc sĩ ( chiếm 10,67%). So với trung bình chung của cả nước, thì tất cả các chỉ số trình độ chuyên môn đều đạt (cả nước có 6.0% có trình độ trung cấp, 2,8% trình độ cao đẳng, 81,4% đại học, 5,7% là thạc sĩ và 4,1% là tiến sĩ). Như vậy, trình độ chuyên môn của cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bến Tre cơ bản là đạt yêu cầu đề ra nhưng không đồng đều giữa các ngành. Đặc biệt khối kinh tế chỉ có 02 người có trình độ thạc sĩ và 01 người có trình độ tiến sĩ. Trừ những cán bộ được học hệ chính quy và sau đại học thì năng lực làm việc của những người còn lại được đào tạo ở các loại hình như vừa làm- vừa học, từ xa… sẽ còn nhiều hạn chế. Trong quá trình công tác, đội ngũ này sẽ gặp không ít khó khăn khi phải giải quyết các vấn đề lý luận lẫn thực tiễn đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế trong cơ chế hiện nay. Khả năng đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, tính chủ động của những cán bộ này trong công tác chưa cao. Thậm chí, một số cán bộ do không có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực đang công tác (do việc bố trí, luân chuyển cán bộ không hợp lý) nên trong lãnh đạo, quản lý còn giải quyết sai nhiều vụ việc. Vì vậy, việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nhất là trên lĩnh vực kinh tế cho đội ngũ cán bộ làm công tác lãnh đạo chủ chốt vẫn là yêu cầu cấp thiết. Vì rằng số lượng cán bộ chủ chốt có chuyên môn về kinh tế là quá ít mà yêu cầu đòi hỏi để giải quyết các vấn đề kinh tế mới đang và sẽ nảy sinh là cực kỳ lớn. Trình độ lý luận chính trị có ảnh hưởng nhiều đến năng lực tư duy lý luận. Người có năng lực lãnh đạo phải có khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa cao. Họ phải rút ra được cái bản chất giữa vô vàn hiện tượng, cái phổ biến giữa vô vàn cái đặc thù của tự nhiên và xã hội. Họ phải có khả năng lý luận cao, phải biết tổng kết thực tiễn, nâng tầm tư duy từ kinh nghiệm lên thành lý luận. Những khả năng đó phải được rèn luyện qua thực tiễn công tác, và học tập. Qua số
liệu thống kê thì chỉ có 5,13% ( 13 người) có trình độ lý luận chính trị là trung cấp, 94,86% cán bộ còn lại có trình độ lý luận chính trị là cao cấp hoặc cử nhân. Con số này của cả nước là 8,9% và 90,8%. Điều này chứng tỏ đội ngũ cán bộ công chức đã cố gắng học tập nâng cao lý luận chính trị. Đây là điều kiện quan trọng để nâng cao năng lực tư duy lý luận. Chính năng lực tư duy lý luận là nhân tố cơ bản để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, việc gắn liền đào tạo lý luận với quá trình rèn luyện, bồi dưỡng vẫn luôn là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục để tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ này được mài sắc trước những vấn đề thực tiễn mới. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bến Tre thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận, kết hợp với quá trình rèn luyện, phấn đấu nên họ đã có được năng lực lãnh đạo nhất định. Do đó, họ có khả năng nắm bắt được thực chất quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quan hệ khăng khít với những vấn đề đặt ra nơi công tác. Từ đó họ biết huy động kiến thức vốn có của mình để làm sáng tỏ con đường, phương thức để giải quyết một cách một cách tốt nhất những vấn đề nảy sinh. Họ thấy được mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội. Thấy được nhiệm vụ của từng giai đoạn trong tính chỉnh thể của một quá trình phát triển, gắn sự phát triển của tỉnh với vùng và cả nước. Họ đã xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện ở địa phương với những chỉ tiêu và giải pháp cụ thể, đồng bộ để đạt được chỉ tiêu đó. Các vấn đề ấy thể hiện sinh động việc cụ thể hóa đường lối của Đảng với những nét riêng, độc đáo của tỉnh. Do vậy, tỉnh Bến Tre đã có những bước phát triển nhất định trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội. Điều này góp phần làm cho nhân dân trong tỉnh tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới và sự lãnh đạo của Đảng. Trong tư duy của lực lượng cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, lối tư duy tập trung, bao cấp đã dần dần
mất đi mà thay vào đó là tư duy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở họ đã có tính năng động, sự nhạy bén trong các hoạt động chỉ đạo phát triển kinh tế như: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; chỉ ra được phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng là nhiệm vụ trọng tâm - ưu tiên số một của quá trình công nghiệp hóa, quyết tâm, phấn đấu đưa thương mại, dịch vụ, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nhờ vậy mà cơ cấu kinh tế đã thay đổi theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Nhờ đã xác định đúng lợi thế về du lịch của tỉnh như có bờ biển dài, có nhiều khu du lịch sinh thái hấp dẫn với nhiều di tích văn hóa, lịch sử gắn liền với truyền thống đấu tranh của nhân dân Việt Nam như: bãi biển Cồng Bửng, Khu mộ Nguyễn Đình Chiểu, Nhà truyền thống Đồng Khởi, vì vậy năm 2013 số lượng khách tham quan tăng lên đến 951.227 lượt khách (trong đó có khoảng 432.831 lượt khách quốc tế). Doanh thu tăng bình quân 22,2%/ năm ( Nghị quyết 20%). [66; tr. 4]
Thứ ba, có kinh nghiệm thực tiễn.
Căn cứ vào quá trình công tác của 253 cán bộ chủ chốt của tỉnh Bến Tre, phần đông đều được trưởng thành từ phong trào thực tiễn ở cơ sở, có thời gian làm việc tại đó tương đối dài. Một số cán bộ đã lần lượt nắm giữ các cương vị công tác từ cơ sở, huyện, tỉnh. Số khác được điều động, luân chuyển từ tỉnh xuống cơ sở, hoặc chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác. Ở cơ sở, họ đã có những thành tích cao trong công tác, đã được cán bộ, đảng viên ở cơ quan, đơn vị, được quần chúng nhân dân tín nhiệm và được cân nhắc, bố trí lên các chức vụ cao hơn. Bởi vì họ đã thâm nhập vào trong phong trào quần chúng, nên hiểu được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, hiểu rõ đặc điểm thực tế của địa bàn mình phụ trách. Đa số cán bộ chủ chốt là trưởng ngành tỉnh đều tham gia Ban chấp hành, vì thế, họ vừa đóng vai trò lãnh đạo vừa là người lăn lộn trong hoạt động thực tiễn, trực tiếp xử lý nhiều
vấn đề cụ thể trong nhiều tình huống cụ thể. Do đó, họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn phong phú, tạo khả năng phát hiện những vấn đề và các giải pháp giải quyết vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, đặc biệt là những giải pháp mang tính chất tình huống. Họ có khả năng vận dụng những kinh nghiệm được rút ra từ chính hoạt động của mình và những kinh nghiệm có được từ tỉnh khác. Những điều đó phản ánh trình độ, năng lực tư duy kinh nghiệm của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bến Tre nó có giá trị nhất định trong hoạt động lãnh đạo của họ và trong việc phát triển năng lực tư duy lý luận. Đây là ưu điểm xét trên phương diện nó là cơ sở để người lãnh đạo tỉnh có được những chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn địa phương. Tuy nhiên, nếu không được kết hợp với năng lực tư duy lý luận với cái nhìn tổng thể của người lãnh đạo toàn tỉnh thì nó làm hạn chế tầm nhìn bao quát chiến lược - một phẩm chất cần có và nhất thiết phải có của người