Chính sách tài chính

Một phần của tài liệu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Trang 45 - 47)

4. Giải pháp về chính sách 1 Chính sách đất đa

4.4. Chính sách tài chính

Thuế

- Áp dụng mức thuế, phí cao (phí thuê đất hàng năm hoặc lâu năm, thuế đất hàng năm, thuế chuyển nhượng) đối với các dự án đầu tư vào đất thu hồi tại các khu đô thị, khu công nghiệp nằm sát các thành phố lớn.

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và ưu đãi về thuế, phí cho các nhà đầu tư phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp tại các tỉnh khó khăn.

- Hủy bỏ những hạn chế về tỷ lệ khấu hao và giảm thuế nhập khẩu đối với máy móc nông nghiệp.

- Áp dụng thuế giá trị gia tăng cao trên các sản phẩm nông nghiệp không có chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ; đánh thuế xuất khẩu cao đối với các sản phẩm thô, sản phẩm sơ chế không khuyến khích xuất khẩu (dăm gỗ và nông sản thô,…)

Chính sách tài chính khác

Miễn giảm các khoản thuế, phí thu từ nông nghiệp, nông thôn, nông dân về

ngân sách nhà nước, đồng thời khuyến khích nhân dân trên cơ sở thu nhập được nâng cao và hoàn toàn tự nguyện đóng góp cho các công trình và hoạt động của cộng đồng, tổ chức đoàn thể do nhân dân quản lý, trả phí cho các dịch vụ để phát triển sản xuất và đời sống do tư nhân và kinh tế hợp tác cung cấp. Nhà nước và địa phương, tùy theo khả năng ngân sách, sẽ từng bước hỗ trợ cho các hoạt động này.

Điều tiết ngân sách hỗ trợ cho các địa phương thuần nông, nhất là vùng chuyên trồng lúa.

Phân cấp thu chi ngân sách cho địa phương, bao gồm cả cấp huyện và xã. Áp dụng cơ chế tài chính nhằm tạo thu nhập cho chính quyền xã từ các nguồn thuế, phí

45

thu từ doanh nghiệp, hoạt động ngoài nông nghiệp, phí tài nguyên,… trên địa bàn

để có điều kiện cung cấp dịch vụ công chất lượng tốt cho người dân và đầu tư phát triển nông thôn. Tăng cường khả năng giám sát, quản lý và tham gia của nhân dân vào quá trình ra quyết định sử dụng ngân sách xã. Thực hiện rộng rãi cơ chế đấu thầu quyền khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên gắn với việc tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên.

Nghiên cứu, xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi trường để sử dụng kinh phí từ mua bán phát thải carbon để đầu tư tái tạo rừng; sử dụng kinh phí từ khai thác tổng hợp mặt nước (thủy điện, thủy sản, du lịch,...) để đầu tư phát triển thủy lợi.

46

Phần 4

Một phần của tài liệu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)