Chính sách tiền tệ và các chính sách dịch vụ tài chính

Một phần của tài liệu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Trang 44 - 45)

4. Giải pháp về chính sách 1 Chính sách đất đa

4.3. Chính sách tiền tệ và các chính sách dịch vụ tài chính

Tỷ giá hối đoái:

• Áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường, tạo

điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nông sản.

• Thường xuyên giám sát, kịp thời ngăn chặn tình trạng suy giảm cánh kéo giá nông sản, bảo đảm lợi ích của người sản xuất nông nghiệp trong quan hệ so sánh với hàng công nghiệp, giải quyết hài hoà lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng.

Đổi mới cơ cấu tổ chức hệ thống tài chính

- Tăng tính chủ động trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) để có thể hoàn toàn phát triển công cụ chính sách kinh tế vĩ mô dựa trên giá cả nhằm làm giảm lạm phát thị trường.

- Ngành ngân hàng sử dụng cơ chế thị trường để đưa ra mức lãi suất vay và huy động cho doanh nghiệp và hộ sản xuất nông nghiệp. Nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong các quy định của ngân hàng nhằm làm giảm chi phí giao hàng cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

- Tăng cường các đại lý xếp hạng tín dụng quốc gia Việt Nam và khuyến khích thành lập nhiều đại lý đánh giá độc lập tại Việt Nam.

Chính sách tín dụng

• Tiếp tục dành ưu tiên cung cấp tín dụng cho khu vực nông thôn và nông nghiệp, tập trung vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo máy móc nông nghiệp, sản xuất vật tư nông nghiệp, dịch vụ khoa học công nghệ, bảo lãnh và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo lãnh và cho hợp tác xã vay phát triển sản xuất kinh doanh, cho nông dân vay mua thiết bị máy móc, chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Hỗ trợđa dạng hóa các hoạt động tài chính nông thôn như cho vay, bảo hiểm thiên tai và bảo hiểm sản xuất. Chính phủ sẽ ngày càng tập trung vào hỗ trợ

tăng cường thể chế, thông tin sẵn có, khuôn khổ pháp lý, và đặt trọng tâm ít hơn về việc sử dụng trợ cấp công cộng để thúc đẩy cung cấp dịch vụ. Do đó, chính phủ sẽ đầu tư vào hệ thống thông tin thu thập và phổ biến thông tin

đáng tin cậy về thời tiết, sản xuất, thị trường đảm bảo rằng khuôn khổ pháp lý này sẽ hỗ trợ các dịch vụ tài chính.Do đó, thay vì trực tiếp trợ cấp cho các hoạt động thương mại, chính phủ sẽ tăng cường năng lực cơ bản của các tổ

44

chức tài chính để phát triển sản phẩm cho vay mới và cải thiện quá trình tiếp cận tới khu vực nông nghiệp, nông thôn.

• Hỗ trợ tín dụng theo chuỗi ngành hàng: Lấy doanh nghiệp thu mua, chế biến làm trung tâm; cung cấp tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh có vùng nguyên liệu được tổ chức và có hợp đồng nông sản với nông dân. Doanh nghiệp sử dụng khoản vay để ứng trước vốn, giống, vật tư, thiết bị

cho nông dân. Nông dân có thể gửi hàng vào kho của doanh nghiệp và nhận giấy bảo lãnh của doanh nghiệp để vay vốn của ngân hàng. Tiếp tục nghiên cứu hình thành các quỹ cho vay tín dụng theo mục đích ở nông thôn như quỹ

cho sinh viên nông thôn vay học tập, quỹ cho trí thức trẻ về nông thôn lập nghiệp, quỹ cho trang trại mới thành lập, quỹ hỗ trợ lao động mất đất chuyển sang công nghiệp, dịch vụ,...

Một phần của tài liệu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)