Về việc lập và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất và thực tiễn trong việc quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới tại huyện Nam Giang – Quảng Nam” doc (Trang 31 - 35)

Việc lập QHSDĐ được pháp luật quy định tại điều 25 Luật đất đai 2003, điều 15 Nghị định 181/2004/NĐ – CP của Chính phủ. UBND tỉnh tổ chức thực hiện QHSDĐ của cấp mình; UBND huyện thuộc tỉnh có trách nhiệm lập QHSDĐ của cấp huyện và UBND huyện thuộc thành phố trung ương lập QHSDĐ của cấp xã thuộc khu vực đô thị; UBND xã có trách nhiệm lập QHSDĐ của cấp xã không thuộc quy hoạch phát triển đô thị.

Thẩm quyền quyết định và phê duyệt QHSDĐ phải thực hiện đúng theo quy định: UBND tỉnh xét duyệt QHSDĐ của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp. UBND huyện xét duyệt QHSDĐ cấp xã không thuộc vùng quy hoạch phát triển đô thị.

- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

Việc điều chỉnh chỉ thực hiện khi có một số thay đổi của các yếu tố có liên quan làm cho các QHSDĐ đã được xét duyệt không còn phù hợp và khi đi vào thực hiện không có tính khả thi.

- Công bố quy hoạch sử dụng đất

Sauk hi QHSDĐ đã được phê duyệt, Sở TNMT và phòng TNMT có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ tài liệu QHSDĐ của địa phương đã được xét duyệt. Hình thức công bố bao gồm: công bố tại trụ sở cơ quan trong suốt thời kỳ QHSDĐ, công bố trên mạng thông tin quản lý nhà nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trích đăng trên báo của địa phương.

UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ tài liệu về QHSDĐ chi tiết và các dự án đầu tư đã được xét duyệt tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn trong suốt kỳ QHSDĐ.

- Thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Thực hiện QHSDĐ là vấn đề quyết định đến kết quả của phương án quy hoạch và sự phát triển của địa phương, do vậy phải giao trách nhiệm cho từng đơn vị cụ thể triển khai thực hiện. Đồng thời phải bố trí nguồn tài chính phù hợp để triển khai các nội dung theo QHSDĐ đã được phê duyệt, nhằm trách tình trạng “Quy hoạch treo” gây lãng phí đất đai.

- Quản lý, giám sát quy hoạch sử dụng đất

Phải thường thực hiện công tác Quản lý, giám sát QHSDĐ. Tăng cường công tác quản lý đất đai của cấp xã và vai trò của Chủ tịch UBND xã trong việc quản lý QHSDĐ tại địa phương (theo điều 28, Nghị định 181/2004/NĐ-CP)

4.2. Giải pháp.

Quản lý và khai thác tốt nguồn tài nguyên đất đai trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất là một yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi vùng lãnh thổ và đòi hỏi nhằm tăng cường hiệu lực của các cấp chính quyền. Nếu đất đai không được quản lý và khai thác theo quy hoạch thì chắc chắn nguồn tài nguyên nay không những nhanh chóng bị cạn kiệt mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường sinh thái.

Yêu cầu lớn nhất đối với công tác QHSDĐ hiện nay là phải giải quyết cho được mối quan hệ giữa đất chuyên dụng, đất sản xuất và đất ở, giữa đất nghĩa địa và đất sản xuất. Việc thiếu vắng những nghĩa địa tập trung làm lãng phí đất đai và gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Công tác quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh phải hoạch định cho được các vùng chuyên canh, thâm canh cây công nghiệp và cây thực phẩm, phải có giải pháp để sử dụng vùng đất trống đồi núi trọt và các vùng đất chưa sử dụng khác còn rộng lớn hiện nay.

Để khắc phục những tồn tại, đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả, cần tập trung giải quyết một số nôi dung sau:

- Để QHSDĐ đạt được kết quả cao trước tiên cần phải thực hiện tốt công tác điều tra cơ bản, đánh giá đúng thực trạng tình hình sử dụng đất và tiềm năng đất đai, cũng như những tìm lực hiện có của địa phương, như vậy mới có thể đề ra một phương án quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả.

- Trên cơ sở QHSDĐ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các cấp, các ngành, các địa phương cần tập trung triển khai thực hiện, đi đôi với quá trình này là quá trình rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của các cấp, các ngành. Điều này bảo đảm được lợi ích một cách lâu dài của nhà nước và người sử dụng đât, thứ nhất: Nhà nước chủ động trong việc quy hoạch phát triển các cụm kinh tê, khu công nghiệp, khu chế xuất, mở rộng đô thị,.. thứ hai: Đối với người dân, khi biết được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì họ sẽ chủ động trong tính toán đầu tư, sử dụng đất có hiệu quả hơn.

- Nâng cao hiệu lực pháp lý của các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, coi đây là cơ sở để thực hiện các nhu cầu sử dụng đất của các cấp các ngành, các lĩnh vực.

- Nâng cao vai trò quản lý đất đai theo quy hoạch của cấp xã theo quy định tại điều 28 Nghị định 181/2004/NĐ-CP.

Trước mắt đối với huyện Nam Giang cần tập trung thực hiện tốt các nôi dung sau:

- Sớm hoàn thành quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2012-2020 và quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho các xã chưa lập quy hoạch SD đất, để làm cơ sở cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn.

- Tập trung quy hoạch các vùng chuyên canh nông nghiệp như Lúa, Bắp, đậu nhằm đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ cho nhân dân .

- Tiếp tục triển khai các dự án phát triển rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, phát triển các loại cây công nghiệp như Cao Su, Mây, …

- Khuyến kích nhân dân phát triển các mô hình kinh tế trang trạng Nông-Lâm kết hợp, Vườn - Rừng, VRC, VAC, …

- Đẩy nhanh việc thực hiện quy hoạch phát triển khu kinh tế Của khẩu Nam Giang. Quy hoạch mở rộng Khu tâm tâm cụm xã vùng cao tại Chà Vàl.

- Khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, quy hoạch các điểm, cụm dân cư, các khu vực sản xuất kinh doanh dọc đường Hồ Chí Minh.

- Quy hoạch mở rộng không gian thị trấn Thạnh Mỹ và Khu trung tâm huyện lỵ Bến Giằng.

- Quy hoạch mở rộng các tuyến giao thông liên xã, liên thôn để khai thác có hiệu quả các khu vực đất chưa sử dụng và tạo điều kiện cho nhân dân giao lưu hàng hóa với các vùng khác, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Trong công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới, cần chú trọng quy hoạch phân bổ đất đai theo các nội dụng sau:

- Phân bổ đất đai cho các công trình công cộng: Trường học, Trạm y tế, Khu văn hóa xã và các Cụm văn hóa thôn.

- Ưu tiên phát triển đất trồng lúa nước, nhằm đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ cho nhân dân.

- Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi những khu vực đất nương rẫy kém hiệu quả sang trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ.

Tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới ở 2 xã là Tà Bhing và La Dê. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện, sơ kết đánh giá để rút ra những bài học kinh nghiệp để triển khai cho các xã còn lại.

Một phần của tài liệu Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất và thực tiễn trong việc quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới tại huyện Nam Giang – Quảng Nam” doc (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w