Phương hướng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất và thực tiễn trong việc quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới tại huyện Nam Giang – Quảng Nam” doc (Trang 29 - 31)

II. PHẦN NỘI DUNG

4.1.Phương hướng, nhiệm vụ

Xuất phát từ quan điểm của Đảng về giải phóng mọi tiềm năng của đất nước, tạo ra những động lực to lớn để phát triển kinh tế-xã hội. Pháp luật đất đai cũng đã khẳng định Nhà nước quản lý sử dụng đất đai theo quy hoạch, kế hoạch. Do vậy công tác QHSDĐ là nhiệm vụ quan trọng hang đầu, là cơ sở để phân bổ đất đai, định hướng sự phát triển cho các ngành, các lĩnh vực và các vùng. Do vậy cần phải tập trung thực hiện tốt công tác QHSDĐ phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương.

Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là phân bố về mặt không gian, làm cơ sở xác định đối tượng quản lý đối với từng loại đất. Xây dựng QHSDĐ dài hạn và kế hoạch sử dụng đất hang năm là xác lập cơ sở pháp lý có tính khoa học để quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, sử dụng đất đai tiết kiệm, bảo vệ môi trường và đảm bảo cân bằng sinh thái theo hướng bền vững.

Quy hoạch sử dụng không mang tính bất biến mà nó luôn luôn biến động theo quá trình phát triển của xã hội. Do vậy các địa phương đã có QHSDĐ cần phải rà soát đánh giá tính khả thi của phương án quy hoạch để điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của địa phương.

Đối với các xã chưa QHSDĐ thì cần phải tập trung thực hiện công tác QHSDĐ để làm cơ sở cho việc phân bổ đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.

Xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về đời sống vật chất tinh thần của nhân dân vùng nông thôn và thành thị.

Trong quá trình thực hiện công tác QHSDĐ và quy hoạch xây dựng nông thôn mới cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật đất đai về QHSDĐ.

- Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất

+ Việc lập QHSDĐ phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

+ Việc lập QHSDĐ phải được lập từ tổng thể đến chi tiết, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên, kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt.

+ Việc lập QHSDĐ của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới. + QHSDĐ là công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai, do đó việc lập QHSDĐ phải tiết kiệm và có hiệu quả.

+ Khi tiến hành lập QHSDĐ cần khai thác hợp lý nguyền tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

+ Khi lập QHSDĐ phải dân chủ và công khai.

+ QHSDĐ của mỗi thời kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của thời kỳ trước đó.

+ Qua những nguyên tắc cơ bản của việc lập QHSDĐ, ta thấy việc lập QHSDĐ được nhà nước và pháp luật đặc biệt quan tâm. Việc đưa ra các nguyên tắc trên buộc các cơ quan chức năng thực hiện tốt chính sách đất đai cũng như các chính sách của Đảng và Nhà nước. Việc lập QHSDĐ không được thực hiện một cách tùy tiện, QHSDĐ nào cũng cần phải tuân thủ những nguyên tắc của luật đất đai, có như vậy chúng ta mới có những phương án QHSDĐ một cách hợp lý và có tình bền vững.

- Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất

Các căn cứ xây dựng quy hoạch phải xuất phát từ: Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường; Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất; Định mức sử dụng đất; tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất; Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.

- Nội dung của quy hoạch sử dụng đất

Nội dung QHSDĐ cụ thể như sau: Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai; xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch; Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án; Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường; Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

- Kỳ quy hoạch sử dụng đất.

Kỳ QHSDĐ của tất cả các cấp là mười năm, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện nếu xét thấy không đảm bảo so với tình hình phát triển kinh tế xã của địa

phương thì có thể điều chỉnh cho phù hợp, không nhất thiết phải thực hiện cho đến hết kỳ quy hoạch mới tiến hành điều chỉnh quy hoạch.

Một phần của tài liệu Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất và thực tiễn trong việc quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới tại huyện Nam Giang – Quảng Nam” doc (Trang 29 - 31)