Thực trạng công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Nam Giang nó

Một phần của tài liệu Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất và thực tiễn trong việc quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới tại huyện Nam Giang – Quảng Nam” doc (Trang 25 - 29)

II. PHẦN NỘI DUNG

3.2.Thực trạng công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Nam Giang nó

huyện Nam Giang nói chung và công tác qui hoạch sử đất để xây dựng nông thôn mới

3.2.1. Thực trạng công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Nam Giang nói chung

Xác định rõ được tầm quan trọng trong công tác QHSDĐ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, trong những năm qua các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương luôn quan tâm chú trọng đến công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đến nay công tác QHSDĐ trên địa bàn huyện đã đạt được kết quả như sau.

+ Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện thời kỳ 2002-2010. + Quy hoạch sử dụng đất xã Chà Vàl thời kỳ 2003-2015 + Quy hoạch sử dụng đất xã La Dê thời kỳ 2003-2015 + Quy hoạch sử dụng đất xã Đắc Pring thời kỳ 2004-2015 + Quy hoạch sử dụng đất xã Đắc Pre thời kỳ 2004-2015 + Quy hoạch sử dụng đất xã Cà Dy thời kỳ 2005-2015

+ Quy hoạch sử dụng đất thị trấn Thạnh Mỹ thời kỳ 2006-2015 + Quy hoạch sử dụng đất xã La Ê thời kỳ 2006-2015

+ Quy hoạch sử dụng đất xã Tà Bhing thời kỳ 2007-2015.

Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã hết thời hạn vào năm 2010, hiện tại huyện tập trung điều tra lập QHSDĐ đất cấp huyện giai đoạn 2012 – 2022.

Đối với công tác QHSDĐ cấp xã đến nay đã thực hiện được 8/12 xã, còn lại 04 xã chưa lập QHSDĐ (trong đó có 01 xã cũ và 03 xã mới chia tách năm 2012).

Công tác lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập theo giai đoạn 5 năm: giai đoạn 2001-2005, 2005-2010 và 2010-2015.

* Đánh giá chung công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật từ các bước điều tra thu thập số liệu đến lập quy hoạch, trình xét duyệt và công bố quy hoạch. Sau khi có quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn đã tổ chức quản lý đất đai theo quy hoạch, việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, … đều thực hiện đúng theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt, vai trò quản lý đất đai ở các địa phương ngày càng được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng đất.

Tuy nhiên công tác QHSDĐ trên địa bàn huyện vẫn còn một số mặt tồn tại, hạn chế sau:

Công tác lập QHSDĐ chưa được thực hiện kịp thời, hiên nay vẫn còn 4/12 xã chưa có QHSDĐ đã ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý đất đai và phân bổ đất đai phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Một số xã chưa quản lý chặt đất đai theo quy hoạch, còn để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai xây dựng nhà ở trái phép gây ảnh hưởng lớn đến việc thu hồi đất, giao đất và triển khai các công trình xây dựng theo quy hoạch.

Các tổ chức, cá nhân chưa quan tâm đến công tác đăng ký kế hoạch sử dụng đất do vậy khi triển khai xây dựng phải điều chỉnh, bổ sung QHSDĐ làm thay đổi quy hoạch chung của huyện. Bên cạnh đó có một số tổ chức đăng kế hoạch sử dụng đất và đã được quy hoạch phân bổ đất đai nhưng không tiến hành thực hiện, dẫn đến tình trạng quy hoạch treo, lãng phí đất đai.

Việc phân bổ kinh phí cho phát triển kinh tế-xã hội với công tác quy hoạch sử dụng đất chưa có sự thống nhất, do vậy quy hoạch sử dụng đất không đạt theo kế hoạch. Qua kết quả đánh giá thực hiện QHSDĐ những năm qua chỉ đạt từ 50%- 60% kế hoạch, mà nguyên nhân chủ yếu là do không được phân bổ kinh phí thực hiện các dự án theo quy hoạch.

3.2.2. Thực trạng công tác qui hoạch sử đất xây dựng nông thôn mới ở huyện Nam Giang

Tháng 12 năm 2010, huyện Nam Giang thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, giai đoạn 2010-2020 huyện Nam Giang.

Thời gian đầu, tập trung chủ yếu vào lập Đề án xây dựng mô hình Nông thôn mới của 09 xã; qui hoạch xây dựng nông thôn mới 02 xã làm điểm, giai đoạn 2011- 2015, gồm xã: La Dêê và Tà Bhing. Trong đó:

Tại xã La Dêê: Tổng diện tích tự nhiên là 11.378,75 ha

- Phạm vi ranh giới qui hoạch về đất đai, gồm : phía Tây giáp xã La Ê và biên giới Việt- Lào ; phía Đông giáp xã Chà Vàl; phía Nam giáp xã Đắc Tôi và Chà Vàl và phía Bắc giáp xã La Ê.

- Qui mô đất đai qui hoạch của giai đoạn 2011-2015 là: 11.378,75 ha. Trong đó: đất nông nghiệp 9.497,97 ha, chiếm 83,47% diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp 471,98 ha,chiếm 4,15% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 1.408,8 ha, chiếm 12,38% diện tích tự nhiên.

+ Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

* Chỉ tiêu sử dụng đất: đất ở >25m2/người, đất xây dựng công trình dịch vụ >05m2/người, đất cho giao thông và hạ tầng kỹ thuật >05m2/người, cây xanh công cộng>02m2/người.

* Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: đất xây dựng công sở cấp xã 1.000 m2; nhà trẻ, trường mầm non >12m2/trẻ; trường tiểu học > 10m2/ học sinh; diện tích đất xây dựng trạm y tế > 500m2; trung tâm văn hóa thể thao ( nhà văn hóa xã >1.000 m2, nhà văn hóa thôn >500m2, các công trình thể thao > 4.000 m2 ); chợ > 1.500 m2; điểm phục vụ bưu chính viễn thông > 16m2/ điểm; nghĩa trang nhân dân (mộ hung táng <5m2/mộ, cát táng <3m2/mộ ); khu xử lý chất thải rắn ( khoảng cách đến khu dân cư > 3.000 m, khoảng cách đến các công trình xây dựng khác 1.000 m); đường giao thông nông thôn ( chiều rộng đường > 3,5m ).

Tại xã Tà Bhing: Tổng diện tích tự nhiên là 13.472,47 ha

- Phạm vi ranh giới qui hoạch về đất đai, gồm : phía Tây giáp xã Tà Pơ; phía Đông giáp xã Cà Dy ; phía Nam giáp xã Đắc Pring và huyện Phước Sơn và phía Bắc giáp xã Cà Dy và Tà Pơ.

- Qui mô đất đai qui hoạch của giai đoạn 2011-2015 là: 11.378,75 ha. Trong đó: đất nông nghiệp 10.949,29 ha, chiếm 81,27% diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp 436,12 ha,chiếm 3,23% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 2.087,6 ha, chiếm 15,5% diện tích tự nhiên.

+ Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

* Chỉ tiêu sử dụng đất: đất ở >25m2/người, đất xây dựng công trình dịch vụ >05m2/người, đất cho giao thông và hạ tầng kỹ thuật >05m2/người, cây xanh công cộng>02m2/người.

* Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: đất xây dựng công sở cấp xã 1.000 m2; nhà trẻ, trường mầm non >12m2/trẻ; trường tiểu học >10m2/ học sinh; diện tích đất xây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dựng trạm y tế > 500m2; trung tâm văn hóa thể thao (nhà văn hóa xã >1.000 m2, nhà văn hóa thôn >500m2, các công trình thể thao > 4.000 m2); chợ > 1.500 m2; điểm phục vụ bưu chính viễn thông > 16m2/ điểm; nghĩa trang nhân dân ( mộ hung táng <5m2/mộ, cát táng <3m2/mộ); khu xử lý chất thải rắn (khoảng cách đến khu dân cư > 3.000 m, khoảng cách đến các công trình xây dựng khác 1.000 m ); đường giao thông nông thôn (chiều rộng đường > 3,5m).

Đối với việc qui hoạch đất xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nam Giang có những thuận lợi cơ bản đó là, giai đoạn từ 2003 huyện đã tiến hành lập qui hoạch sử dụng đất đến năm 2015 đối với xã La Dêê và giai đoạn 2007 đến 2015 đối với xã Tà Bhing.

Tuy nhiên, thời điểm qui hoạch này được thực hiện trước khi có Nghị quyết 03/NQ/2011/NQ-CP ngày 10/01/2011 của Chính phủ về về chia tách địa giới hành chính xã, thành lập xã mới thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Trong đó, chia xã La Dêê thành 02 xã, gồm: xã La Dêê và xã Đắc Tôi; xã Tà Bhing thành 02 xã: Tà Bhing và Tà Pơ. Chính vì thế, diện tích đất qui hoạch trước có những điểm không phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương sau chia tách, vì vậy phải tính toán điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất trước đây của 02 xã này cho phù hợp với thực tiễn.

Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn huyện mới chỉ qui hoạch sử dụng đất huyện Nam Giang đến năm 2010; bên cạnh đó, đến nay có 04 xã chưa tiến hành lập qui hoạch sử dụng đất. Chính vì vậy trong quá trình thực hiện qui hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã còn lại trong thời gian đến sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trước hết là về qui hoạch đất sản xuất, khu dân cư, đất trụ sở.v.v. tạo sự lúng túng, không thống nhất trong thực hiện; nảy sinh các vấn đề phức tạp về tranh chấp đất đai, nhất là trong điều kiện hiện nay khi hàng loạt đất sản xuất của nhân dân bị mất do xây dựng các dự án thủy điện trên địa bàn. Từ đó, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ, mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn trong những năm tới đây.

Đối với địa phương đã được qui hoạch sử dụng đất, qui hoạch đất xây dựng nông thôn mới, thì vẫn còn một số nơi chưa làm tốt công tác quản lý sau qui hoạch, tình trạng xâm lấn đất qui hoạch để xây dựng cơ sở hạ tầng còn diễn ra, việc phát triển sản xuất chưa theo qui hoạch, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp, dẫn đến phá vỡ qui hoạch.v.v.

Chính vì vậy, một giải pháp tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với qui hoạch đất xây dựng nông thôn mới từ giai đoạn 2011-2015 và đến 2020 cần phải được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm tăng cường. Có như vậy, việc phát triển kinh tế- xã hội ở vùng nông thôn mới đi đúng định hướng và đạt được mục tiêu đề ra.

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY HOẠCH ĐẤT XÂY DỰNG NÔNG THÔN

MỚI TẠI HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất và thực tiễn trong việc quy hoạch đất xây dựng nông thôn mới tại huyện Nam Giang – Quảng Nam” doc (Trang 25 - 29)