Ảnh hưởng của băng thông bộ lọc RF

Một phần của tài liệu Một số kỹ thuật giảm nhiễu đa đường và hạn chế sai lệch đồng bộ cho tín hiệu định vị điều chế dạng BOC (Trang 94 - 96)

4. Cấu trúc nội dung của luận án

4.3.2. Ảnh hưởng của băng thông bộ lọc RF

Ở phần trên, hàm tương quan tổng hợp ( đã không còn các đỉnh phụ. Do vậy, khi triển khai bám mã với hàm này, khả năng bị bám nhầm không xảy ra. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai ở trên, ảnh hưởng của bộ lọc RF chưa được xem xét. Trong thực tế, những tác động từ băng thông giới hạn của bộ lọc RF không thể bỏ qua được. Trước hết, để đánh giá tác động của bộ lọc RF, các kết hợp ở trên vẫn được duy trì bên cạnh sử dụng các băng thông khác nhau của bộ lọc RF như minh họa ở Hình 4.6.

Hình 4.6. Hàm ACF và hàm tương quan BOC – PRN cho tín hiệu ( với các giá trị khác nhau của băng thông bộ lọc RF.

Dưới tác động của bộ lọc RF, các đỉnh tương quan của các hàm ACF tín hiệu (

bị suy hao, đồng thời, vị trí của các giữa đỉnh phụ của hàm ACF bị lệch so với vị trí cũ. Băng thông bộ lọc càng nhỏ thì các đỉnh bị suy hao càng nhiều và sự dịch chuyển của các đỉnh phụ hàm ACF tín hiệu ( càng lớn. Trong khi đó, các đỉnh của hàm tương quan BOC – PRN chỉ bị suy hao mà không bị dịch. Khi đó, kết hợp các hàm tương quan này theo (4.7), hàm tương quan tổng hợp ( nhận được tồn tại các đỉnh phụ có biên độ khá nhỏ ở quanh giá trị . Qua minh họa ở Hình 4.7, ta thấy, khi băng thông càng nhỏ thì biên độ của các đỉnh phụ càng tăng lên đồng thời các đỉnh phụ có xu hướng dịch chuyển ra xa so với đỉnh chính, trùng với chiều dịch chuyển của các đỉnh phụ của hàm ACF tín hiệu ( . Biên độ của các đỉnh phụ này là nhỏ hơn rất nhiều so với biên độ đỉnh chính của hàm tương quan tổng hợp ( . Do đó, khi tỉ số lớn, thì khả năng xảy ra bám nhầm vào các đỉnh phụ này rất khó xảy ra. Tuy nhiên, nếu tỉ số nhỏ, các đỉnh phụ này có thể tạo ra các điểm khóa sai cho DLL.

Hình 4.7. Hàm tương quan tổng hợp (trái) và được phóng to (phải) với các giá trị khác nhau của băng thông bộ lọc RF.

Để giảm thiểu ảnh hưởng của bộ lọc RF, ta có thể thực hiện điều chỉnh biên độ của hàm tương quan BOC – PRN trong quan hệ với hàm ACF tín hiệu ( trong (4.7) bằng một hệ số ( ). Khi đó, (4.7) trở thành:

 

    /     / 

( ) ( ) . ( ) ( ) . ( )

pro RB BOC PRN RB BOC PRN

R k R k R (4.9)

Với R(.) là hàm tương quan của tín hiệu thu được sau khi qua bộ lọc với các tín hiệu tạo ra ở bộ thu GNSS.

Hình 4.8 minh họa hàm tổng hợp ̃ ( dưới ảnh hưởng của bộ lọc đầu cuối RF ứng với các giá trị khác nhau của hệ số k. Theo quan sát ở hình vẽ, để khử được các đỉnh phụ trong hàm tương quan tổng hợp, giá trị của hệ số k phụ thuộc vào băng thông của bộ lọc RF. Băng thông càng nhỏ, giá trị của k càng lớn. Đồng thời, khi tăng giá trị của k, bên cạnh biên độ của các đỉnh phụ bị suy giảm, các đỉnh phụ còn có xu hướng càng dịch ra xa đỉnh chính

của hàm tương quan. Vì vậy, nguy cơ DLL bị khóa nhầm vào các đỉnh phụ được loại bỏ, do trong khoảng độ lệch mã [ ] hàm tương quan tổng hợp ( chỉ còn duy nhất một đỉnh chính.

Hình 4.8. Hàm tương quan tổng hợp với (trái) và (phải) với các giá trị

khác nhau và được phóng to theo chiều biên độ (dưới)

Một phần của tài liệu Một số kỹ thuật giảm nhiễu đa đường và hạn chế sai lệch đồng bộ cho tín hiệu định vị điều chế dạng BOC (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)