II. KHẢO SÁT, PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN CHỨNG PHẪU
4. Đánh giá biến chứng phẫu thuật mổ lấy thai theo thang điểm Clavien-
4.1 Đánh giá chỉ định phẫu thuật MLT
Qua hai năm theo dõi từ 01/12/2014 đến 01/12/2016 tại khoa Phụ Sản Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi, chúng tôi đã phẫu thuật MLT cho 566 sản phụ với nhiều chẩn đoán nhưng chúng tôi tập trung thành những nhóm chính như trong bảng 2, đã ghi nhận.
Chỉ định cao nhất trong nhóm nghiên cứu là Vết mổ cũ mổ lấy thai chiếm tỉ lệ 28,6%, Bất xứng đầu chậu 21,4%, Khung chậu giới hạn chiếm 8,9%, Ngôi mông 6,9%, chẩn đoán khác chiếm tỉ lệ 19,7%, tuy nhiên đây là tập hợp của rât nhiều chỉ định khác. Theo Vũ Duy Minh tại bệnh viện Từ Dũ năm 2009 các tỉ lệ lần lượt là: 21% vết mổ cũ, 10,9 % bất xứng đầu chậu, 8,2% khung chậu giới hạn.
Qua số liệu thống kê chúng tôi nhận định tỉ lệ MLT trên vết mổ cũ sẽ ngày càng tăng với lý do chủ quan ngại theo dõi, có những biến chứng khi theo dõi cuộc chuyển dạ ở những sản phụ có vết mổ cũ với những chỉ định
không cố định. Cần thay đổi quan niệm có VMC thì lần sinh này cũng phải mổ.
4.2. Đánh giá các yếu tố liên quan phẫu thuật
- Phân bố nhóm tuổi của sản phụ: theo bảng 3, các sản phụ MLT tập trung chủ yếu trong độ tuổi sinh sản từ 18 – 35 tuổi chiếm tỉ lệ cao 89,2%, tuổi dưới vị thành niên là 4,4%, trên 35 tuổi là 6,4%. Chúng tôi cũng nhận thấy có trẻ làm mẹ còn quá sớm 13 tuổi. Cũng có những mẹ lớn tuổi 44 tuổi. Theo Vũ Duy Minh tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2009 tuổi trung bình 29, tuổi nhỏ nhất là 16 lớn nhất là 44 tuổi, mổ lấy thai dưới 35 tuổi chiếm tỉ lệ 80,03%, trên 35 tuổi là 19,97%.
- Nghề nghiệp của sản phụ chủ yếu nghề nông chiếm 70,4 %, buôn bán – nội trợ 11,0 %, công nhân, viên chức 13,0 %. Việc phân bố nghề nghiệp và tuổi của sản phụ là cũng phù hợp với địa bàn phát triển kinh tế nông nghiệp và người địa phương chiếm ưu thế. Số cán bộ, viên chức MLT tại bệnh viện tăng lên dần chứng tỏ đội ngũ thầy thuốc và chất lượng phục vụ, hài lòng người bệnh đã được nâng lên.