Phân loại biến chứng phẫu thuật MLT theo thang điểm Clavien-

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT mổ lấy THAI THEO THANG điểm CLAVIEN DINDO tại BỆNH VIỆN đa KHOA KHU vực NGỌC hồi, QUA 2 năm 2014 2016 (Trang 34 - 36)

II. KHẢO SÁT, PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN CHỨNG PHẪU

4. Đánh giá biến chứng phẫu thuật mổ lấy thai theo thang điểm Clavien-

4.4.1. Phân loại biến chứng phẫu thuật MLT theo thang điểm Clavien-

- Dindo.

Theo Clavien - Dindo, qua nhiều lần sữa đổi, đánh giá, việc phân loại đã được chấp nhận của nhiều trung tâm y khoa trên thế giới [1], [6], [11]. Ngoài các quan điểm của ngành y tế cần chú trọng quan điểm của bệnh nhân (chất lượng cuộc sống, đau đớn, căng thẳng tâm lý) cũng có thể đưa vào để tính mức độ nghiêm trọng của biến chứng, tạo ra một phong cách quản lý, nắm các thông tin bệnh tật trước và sau phẫu thuật.

Biến chứng phẫu thuật được dựa trên hiệu quả của công tác điều trị, cấu thành một cách tiếp cận đơn giản, khách quan để đánh giá kết quả phẫu thuật một cách toàn diện.

4.4.1. Phân loại biến chứng phẫu thuật MLT theo thang điểm Clavien - Dindo Clavien - Dindo

Bảng 4.4.1. Phân loại biến chứng phẫu thuật MLT theo Clavien-Dindo

Tổng số Độ Số ca Biến chứng 40 I 36 - 15 ca sốt sau mổ - 13 ca nhiễm trùng vết mổ - 3 ca đỏ da vết mổ nghi do dị ứng - 2 ca bí tiểu sau mổ, phải đặt sonde - 2 ca Nhiễm trùng chân chỉ, sau 3

tuần

- Nhiễm trùng hậu sản do lậu cầu

II 03 - Nhau bong non, truyền máu cùng nhóm 250 ml

- Nhau bong non, truyền máu cùng nhóm 500 ml

- Cắt tử cung bán phần, truyền máu cùng nhóm 250 ml

III 0

IV 0

V 1 Tử vong: sốc phản vệ do thuốc gây tê tủy sống

4.4.2. So sánh biến chứng phẫu thuật MLT theo thang điểm Clavien - Dindo

Có 40 biến chứng phẫu thuật mổ lấy thai được ghi nhận ở 35 bệnh nhân trong số 566 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 7,1%, được phân loại với 3 mức độ: Độ I: 36/566 (6,37%), Độ II: 3/566 (0,53%), Không có độ III và IV, đặc biệt có tử vong, độ V: 01 ca chiếm tỷ lệ 0,17%.

Bảng 4.4.2. So sánh biến chứng phẫu thuật Mổ lấy thai theo thang

điểm Clavien - Dindo

Tác giả Năm n Tỷ lệ % Biến chứng Độ I II III IV V Oranusi C.K 2009 362 40,1 154 0,8 0,6 35,7 3 0 Mamoulakis 2010 198 15,7 44 9,3 4,6 0,35 1,1 0,35 Chúng tôi 2014- 2016 566 7,1 40 6,4 0,5 0 0 0,17

So với các tác giả Charalampos Mamoulakis có 198 bệnh nhân TSLTTTL được tiến hành TURP đơn cực, ghi nhận 44 biến chứng ở 31 BN chiếm tỷ lệ 15,7%, có độ I: 9,3%, độ II: 4,6%, độ III: 0,35%, độ IV: 1,1% và độ V: 0,35% [8]. Theo nghiên cứu của Oranusi C.K có 362 BN được tiến hành mổ mở, ghi nhận có 154 biến chứng, có độ I: 0,8%, độ II: 0,6%, độ IIIa 35,1%, IIIb 0,6%, và độ IV: 3% [11]. Theo nghiên cứu của Loppenberg và cộng sự, có 2893 BN, ghi nhận có 943 biến chứng ở 801 BN chiếm 27,7%, trong đó độ I: 63,2%, độ II: 19,5%, độ III: 15,1%, độ IV: 1,8% và độ V: 0,1%

[7]. Theo nghiên cứu của Dindo D. và cộng sự, có 6336 BN mổ nhiều loại bệnh, có biến chứng 16,4% chiếm 1039 BN, trong đó độ I: 7,4%, độ II: 4,2%, độ IIIa 0,8% và IIIb 1,4%, độ IV: 2,3%, độ V: 1,2% [4].

Phân tích, so sánh chúng tôi có BCPT ở mức thấp, song hiện nay chưa có một BCPT ở MLT nào được báo cáo để so sánh, do vậy chúng tôi mạnh dạn so sánh với các phẫu thuật được triển khai dùng rộng rãi ở tuyến tỉnh.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT mổ lấy THAI THEO THANG điểm CLAVIEN DINDO tại BỆNH VIỆN đa KHOA KHU vực NGỌC hồi, QUA 2 năm 2014 2016 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)