0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Kết quả định danh vi khuẩn bằng PCR

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU SỰ KHÁC NHAU VỀ CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ SINH HÓA GIỮA CÁC DÒNG VI KHUẨN EDWARDSIELLA ICTALURI XÁC ĐỊNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ API 20E (Trang 31 -32 )

M ỤC LỤC

4.3 Kết quả định danh vi khuẩn bằng PCR

PCR là công cụ giúp phát hiện nhanh và chính xác mầm bệnh vi sinh vật trên tôm, cá. Đề tài ứng dụng phương pháp PCR để phát hiện E. ictaluri nhằm kiểm tra tính chính xác của kết quả định danh bằng phương pháp sinh hóa truyền thống và bằng bộ kít API 20E. Kết quả PCR được trình bày ở hình 4.7

Hình 4.7: Kết quả điện di sản phẩm PCR các chủng E. ictaluri Giếng M: thang đo DNA (1 kb plus Invitrogen); Giếng 1: đối chứng âm (nước); Giếng 2: chủng 223; Giếng 3: chủng 258; Giếng 4: chủng 3B3; Giếng 5: chủng C1;Giếng 6: chủng C2

Từ kết quả ở hình 4.6 cho thấy cả 5 mẫu đều hiện vạch tại vị trí 407 pb chứng tỏ có sự hiện diện của E. ictaluri, trên tất cả các mẫu đều không có sản phẩm

407bp 1650bp 850bp 650b p 100bp 200b p

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

phụ, tuy nhiên ở giếng số 3 và số 5 mẫu hiện vạch không rõ như các giếng còn lại có thể là do hàm lượng ADN chiết tách không đủ. Nồng độ của mạch khuôn và đoạn mồi sử dụng trong phản ứng này là 20ng và 0.4 µM, điều này cũng được ghi nhận bởi Panangala và ctv (2007) ông cho rằng điều kiện tối ưu nhất cho phản ứng PCR này là nồng độ của mạch khuôn lần lượt là 60, 30 và 20ng; nồng độ mồi trong khoảng 0.2 đến 0.8 µM, vì quy trình chạy 1 lần ra kết quả nên không cần phải tối ưu thêm nữa. Tuy nhiên nếu có điều kiện nên tiến hành thử giảm các thành phần để có thể tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại kết quả tốt nhất. Do điều kiện không cho phép nên chưa tiến hành chạy 2 mẫu CAF255 và 2B1.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU SỰ KHÁC NHAU VỀ CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ SINH HÓA GIỮA CÁC DÒNG VI KHUẨN EDWARDSIELLA ICTALURI XÁC ĐỊNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ API 20E (Trang 31 -32 )

×