TCC là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong đó, TCC DNNN là một trong ba thành phần chính của đề án TCC toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, hầu hết các tờ báo đều bám sát chủ trương này và có nhiều thông tin nhanh chóng kịp thời, đa dạng. Tên ấn phẩm Tổng số tin bài về TCC DNNN Ƣớc tổng số tin bài trong 01 năm Số phát hành trong năm Tần suất xuất hiện tin bài về TCC DNNN Tỷ lệ % tin bài về TCC DNNN BTT 10 22.239 353 35,3 0,04 BĐT 45 9.600 150 3,33 0,47 TBKTSG 77 2.860 52 0,68 2,69 TCTCDN 43 228 12 0,28 18,86
Bảng 2.2a: Thống kê tổng số tin bài về TCC DNNN trên 04 báo
Qua thống kê các báo được khảo sát (Bảng 2.2a) cho thấy, BTT đã đăng tải 10 tin bài trong tổng số 22.234 tin bài (con số ước); tần suất xuất hiện là cứ 35,3 số báo thì có một tin hoặc bài về TCC DNNN. Đây là tờ lượng tin bài về đề tài này ít nhất trong các tờ được khảo sát.
BĐT đã đăng 45 tin bài trên tổng số 9.600 tin bài được đăng tải trong 150 số phát hành. Tần suất xuất hiện 3,33 số báo, tức là gần như tuần nào cũng có tin bài về TCC DNNN.
Trên TBKTSG, chủ đề TCC DNNN được ưa dùng hơn. Khi mật độ xuất hiện về chủ đề này dày hơn. Cứ 0,68 số báo thì có một tin bài về TCC DNNN. Trong 01 năm được tác giả lựa chọn khảo sát có 77 tin bài về vấn đề này. Cứ một số báo có 1,48 tin bài về TCC DNNN. Có nhiều số báo được tổ chức các chuyên đề chuyên sâu.
Trên TCTCDN, số lượng tin bài về TCC DNNN cũng được chú trọng. Trong 12 số báo có đến 43 tin bài về DNNN. Như vậy, tần suất xuất hiện ở mức 3,5 tin bài/số và số tin bài về TCC DNNN chiếm đến 18,86% tổng tất cả các tin bài trong năm. Như vậy, có thể thấy mật độ khá dày và là TCC DNNN đã trở thành chủ đề xương sống của Tạp chí. Rất nhiều số báo có 2-3 tin bài cùng chủ đề này hoặc có các chuyên đề được tổ chức một cách có hệ thống về từng vấn đề hẹp.
Nội dung thông tin trên các báo chủ yếu có thể phân 03 loại như sau: Thông tin về chủ trương, chính sách; thông tin về mua bán, sáp nhập, CPH, thoái vốn; thông tin về ý kiến bình luận, phân tích và đóng góp vào vấn đề TCC DNNN
Tên ấn phẩm Thông tin về chủ trƣơng chính sách Thông tin về mua bán sáp nhập, CPH... Thông tin về ý kiến bình luận, phân tích TCC DNNN Tổng tin bài về TCC DNNN BTT Số lượng 3 3 4 10 Tỷ lệ % 30 30 40 100 BĐT Số lượng 12 24 9 45 Tỷ lệ % 26,67 53,33 17,78 100 TBKTSG Số lượng 11 43 23 77 Tỷ lệ % 14,28 55,84 29,97 100 TCTCDN Số lượng 11 13 19 43 Tỷ lệ % 25,58 30,23 41,19 100 Tổng cộng (số lƣợng) 37 83 55 175
Bảng 2.2b: Thống kê tin, bài TCC NNN theo nhóm chủ đề trên 04 báo
2.2.1. Thông tin về chủ trương, chính sách TCC DNNN
Với ưu điểm là cơ quan ngôn luận của các Bộ, ngành, hội có uy tín và có vai trò quan trọng trong việc tham mưu, chủ trì xây dựng các chính sách về DNNN và TCC DNNN nên cả 4 tờ báo được khảo sát đều đã tập trung thông tin một cách đầy đủ, kịp thời về các chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về thông tin TCC DNNN.
4 tờ báo, tạp chí đã có tổng 37 tin, bài về cơ chế, chính sách mới và quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước về vấn đề TCC DNNN. Trong đó, Tuổi trẻ có 3/10 tin bài; BĐT 12/45 tin bài; TBKTSG có 11/45 tin bài; TCTCDN có 11/43 tin, bài.
Các thông tin trên chủ yếu tập trung các chính sách mới trong gian đoạn tác giả khảo sát như: Quyết định 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Đề án “TCC DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 – 2015”; Nghị định 99/2012/NĐ-CP, ngày 15 tháng 11 năm 2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào DN; Nghị định số 61/2013/NĐ- CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với DN do nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn nhà nước; Nghị định 71/2013/NĐ-CP, ngày 11 tháng 7 năm 2013 quy định về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý tài chính đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Chính phủ và các bộ ngành còn ban hành nhiều chính sách quan trọng cụ thể hóa đề án TCC DNNN...
Trên BTT: Là tờ báo chính trị xã hội đang có lượng phát hành vào diện lớn nhất trong làng báo chí Việt Nam hiện nay, BTT cũng thông tin kịp thời các thông tin cơ bản về vấn đề TCC đó là giảm số lượng DN, số vốn và sắp xếp lại bộ máy. Tuy nhiên, số lượng không nhiều, chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản. Cụ thể: “Sẽ giảm còn 5-7 tập đoàn nhà nước” [9 (242), tr3]; “Tổ chức lại một số tập đoàn” [9 (243), tr17]; “Sẽ giảm mạnh vốn nhà nước tại DN”, [10 (185), tr6].
Trên BĐT: Như ở trên đã nói, do trực thuộc Bộ kinh tế tổng hợp, nên có lợi thế về mặt nguồn tin. Trong thời gian từ tháng 8/2012- tháng 8/2013, Bộ Kế hoạch Đầu tư được Chính phủ giao chủ trì soạn thảo nhiều đề án về lĩnh vực TCC DNNN, trong đó các đề án tiêu biểu là: Quyết định số 339/QĐ – TTg, ngày 19 tháng 2 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể TCC kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020; Nghị định 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào DN… Vì thế, BĐT bám rất sát vấn đề và thông tin kịp thời. Ngoài ra, việc công bố tổng hợp số liệu của các cơ quan chức năng hay ý kiến chỉ đạo, điều hành cũng
được báo cập nhật đầy đủ. Việc truyền đạt ý kiến các cấp, các nhà quản lý cũng là thông điệp kịp thời để các DN triển khai. Đồng thời việc trích dẫn thông điệp đó giúp người dân có điều kiện giám sát, kiểm chứng trách nhiệm cơ quan quản lý giữa nói và làm.
Một số bài viết tiêu biểu nhóm bài này là: “CPH với tái cấu trúc DNNN” [7 (102), tr1-14]; “Khắc phục hạn chế trong đề án TCC” [7 (103), tr5]; “Tái cấu trúc DNNN phải bắt đầu từ lãnh đạo cao nhất” [7 (129), tr5]; “Xác định rõ cơ quan thực hiện chủ sở hữu nhà nước DNNN” [7 (127), tr5]; “Lấp đầy khoảng trống pháp lý về DNNN” [7 (131), tr5]; “Quy định rõ trách nhiệm chủ sở hữu nhà nước” [7 (134), tr3]; “Không có kịch bản chung khi TCC vốn nhà nước” [7 (131), tr5]; “Thúc đẩy tiến trình CPH DNNN: đề xuất loại bỏ một số lĩnh vực” [8 (90), tr5].
Trên TBKTSG: Ngoài những thông tin chủ trương lớn như trên BTT, TBKTSG thông tin chuyên sâu hơn và rộng hơn bao gồm cả các chủ trương của cơ quan quản lý về một số DN. Do là báo tuần, nên báo cũng không phải là thế mạnh trong khâu cập nhật thông tin về chủ trương chính sách của cơ quan quản lý. Thay vào đó, ngoài việc truyền tải thông tin này báo thường có sự cập nhật từ tình hình thực tế của DN để soi vào ý kiến chỉ đạo, điều hành đó.
Các tác phẩm tiêu biểu: “Phân quyền mạnh hơn cho quản lý DN”, [53 (32), tr8]; “Giải tán bớt tập đoàn”, [53 (34), tr9-67]; “Quản trị và giám sát tập đoàn KTNN” [53 (39), tr13-14]; “Cải cách DNNN: Chấn chỉnh DNNN bằng luật mới”, [53 (42); tr12-13]; “Tìm lối ra cho Vinashin”, [53 (43), tr9+10]; “Vẫn được đầu tư ngoài ngành”, [53 (46), tr53]; “Đầu tư ngoài ngành: Vẫn được bật đèn xanh”, [54 (26), tr50]; “Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp các DN thuộc Vinashin”, [54 (30), tr7]; “Giám sát đặc biệt DNNN: quyền được phá sản, giải thể”, [54 (31), tr53]; “Nhiệm vụ bất khả thi”, [54 (11), tr19];
Ở TCTCDN: Chỉ riêng năm 2013, Cục Tài chính DN (cơ quan chủ quản của TCTCDN) được Bộ Tài chính giao nhiệm vụ soạn thảo 5 nghị định và một số thông tư hướng dẫn, các báo cáo về tình hình hoạt động của DNNN trình Bộ Chính trị,
Quốc hội, Chính phủ… Đây là những vấn đề cốt lõi, trọng tâm trong quá trình TCC DNNN. Vì vậy, TCTCDN đã phát huy lợi thế “người nhà” nên bám sát các chủ trương này ngay khi còn là bản dự thảo đầu tiên. Việc đưa tin một số quy định từ lúc còn manh nha đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc và đóng góp ý kiến của các chuyên gia, DN. Chẳng hạn: “Phê duyệt đề án TCC DNNN” [51 (8), tr8]; “Hoàn thiện dự thảo Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh” [52 (4), tr2]; “TCC DNNN: Quy định chung và trách nhiệm riêng” [52 (7), tr2]; “Đầu tư vốn nhà nước vào DN: Điều đến đâu, chỉnh thế nào?” [52 (7), tr 4-5]; “Một số điểm mới khi đầu tư vốn nhà nước vào DN” [52 (8), tr8-9].
Việc thông tin về chủ trương chính sách trên Tạp chí thông thường khi chủ trương chính sách đã cơ bản được “chốt” nghĩa là đã ở bản dự thảo cuối cùng trước lúc trình Chính phủ, hoặc được thể hiện thành bài phản ánh thông tin dài nên thường đầy đủ. Tuy nhiên, điều này thường khiến thông tin bị chậm hơn và không thu hút được độc giả bằng những thông tin ngắn gọn, sơ khai ban đầu. Nhưng điều này cũng dễ hiểu bới đây là tạp chí ngành và việc soạn thảo các văn bản do cơ quan chủ quản đảm nhiệm nên thường bị kiểm duyệt chặt hơn.
2.2.2. Thông tin về thực trạng Tái cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước
Bên cạnh thông tin chủ trương chính sách, các báo đều bám sát cơ sở thông tin kịp thời những chuyển biến tại DN, từ lúc soạn thảo, ban hành các đề án đến việc thực hiện. Hàng năm, Chính phủ, Bộ Tài chính đều công bố báo cáo về kết quả tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách, công tác an sinh xã hội của khối DNNN. Trong đó, cũng có những công bố bán niên tại các kỳ họp Quốc hội. Từ khi ban hành đề án TCC, Bộ Tài chính cũng thường xuyên cập nhật về tình hình chuyển động tại các DN chủ yếu là: CPH, thoái vốn, mua bán, sáp nhập, xử lý nợ; thay đổi quản trị, nhân sự, công nghệ… Do đó, các báo đều tích cực chuyển tải các thông tin này. Trong đó có những thông tin riêng từng chủ đề như vấn đề nợ nần của DNNN; vấn đề minh bạch thông tin; vấn đề thoái vốn; chấp hành pháp luật…Tổng trên 4 tờ báo được khảo sát có 83 tin, bài,
chiếm số lượng lớn trong ba tiêu chí tại bảng 2.2b. Việc bám sát thông tin này góp phần cổ vũ động viên các DN thi đua thực hiện chủ trương đẩy nhanh tiến độ TCC. Mặt khác còn kịp thời thông tin những bài học quý, cách làm hay tại DN cũng như phản ánh những vướng mắc của cơ chế chính sách khi được áp dụng vào thực tế để cơ quan chức năng nắm bắt kịp thời có sự điều chỉnh thích hợp.
Trên BTT có 03 bài về TCC tại DN là: “TCC hai tập đoàn xây dựng: Giảm gánh nặng cho nhà nước”, [9 (274), tr6]; “VNA phải CPH”, [10 (19), tr6]; “Tổ chức lại một số tập đoàn” [9 (243), tr2]. Đây là những DNNN có quy mô lớn, việc TCC có ảnh hưởng nhất định tới thị trường. Tuy nhiên, thông tin trên BTT cũng chỉ đưa một cách ngắn gọn.
Ngoài BTT, do các tờ báo được lựa chọn đều là báo kinh tế nên việc thông tin cụ thể tại từng DN được chú trọng hơn. Do đó, số lượng thông tin TCC trên 3 tờ báo còn lại đều lớn hơn.
BĐT đã đăng tải 24 tin bài về thực trạng TCC tại DNNN, gấp đôi số lượng thông tin về chủ trương chính sách. Đây cũng là điều dễ hiểu theo đúng tôn chỉ, mục đích của báo là hướng tới DN, đồng hành cùng DN. Các bài báo chủ yếu đi trực tiếp đến hoạt động TCC của DN như: “VNF1 không thiếu tiền để TCC”, [7 (103), tr5]; “Tập đoàn Dầu khí VN: Lập ra quá nhiều công ty cháu”, [7 (110), tr10]; “Tập đoàn hay TCT NN: Tiêu chí bỏ, chọn” [7 (120), tr5]; “Sắp xếp lại Vinaphone và Mobiphone: VNPT khó được hưởng miễn trừ”, [14 (133), tr10]; “Vinachem rút khỏi hóa dầu”, [7 (140), tr1]; “AMC cứu cánh để xử lý nợ tồn”, [7 (134), tr11]; “Vinacomin rời sân chơi bảo hiểm”, [7 (146), tr6]; “Bật đèn xanh để TCC VNA”, [8 (9),tr5]; “Dồn sức TCC DN viễn thông”, [8 (15), tr10].
Một số bài có tính chất cổ vũ động viên rất lớn, góp phần thúc đẩy các DN khác làm theo như: “DN ngành giao thông tự cứu mình qua TCC”, [8 (38), tr5]. Bài báo đã đưa ra những khó khăn hiện tại của các DN ngành giao thông và những kết quả bước đầu sau CPH. Điều này một lần nữa khẳng định CPH đã và đang mang lại hiệu quả và là cách làm không thể thoái lui.
Tuy nhiên, BĐT cũng không chỉ dừng lại ở việc thông tin đơn thuần về TCC tại DNNN mà còn cập nhật tình hình của cộng đồng DN cũng như chỉ rõ nguyên nhân tồn tại như: “CPH DNNN: bó chân vì ôm đồm” [7 (120), tr5], bài báo nêu rõ: “CPH DNNN là một bài toán khó, phải cân nhắc về mặt lợi ích. Khi thị trường xuống thấp, cộng với tình hình kinh doanh không hiệu quả, khả năng bán đi không được, hoặc có thể không được giá, thậm chí là lỗ nên tâm lý tiếc, thậm chí là sợ trách nhiệm vì bán lỗ, không đảm bảo trách nhiệm bảo toàn vốn, nên chưa muốn bán. Nhưng nhìn lại, khi thị trường lên “phơi phới”, có tâm lý không muốn bán vì nhỡ thị trường lên nữa”. Từ đó, tác giả đưa ra khuyến nghị: “Câu chuyện đặt ra ở đây là nếu muốn được cả thì sẽ không làm được việc gì, nhất là trong lúc nền kinh tế đang rất khó khăn. Lời giải là phải chọn được đâu là mục tiêu ưu tiên, mục tiêu cơ bản trong cổ phần hoá DNNN để từ đó giải toả những lấn cấn”.
Trên TBKTSG có 43 tin bài (gấp đôi BĐT) thông tin về thực trạng DN. Đây là một con số khá bất ngờ đối với tác giả, bởi báo này chủ yếu tập trung các vấn đề vĩ mô và do là báo tuần nên ít đưa tin. Tuy nhiên, do đặc điểm báo tuần, các bài thông tin hoạt động của DN trên TBKTSG thường được phân tích một cách sâu sắc hơn. Các bài viết trong phần này không chỉ thông tin đơn thuần mà còn phân tích về tình hình TCC tại DN đó, hơn nữa còn đưa ra những nhận định, kiến nghị về DN đó, khái quát thành vấn đề lớn như: “DATC nên thuộc Chính phủ” [53 (39), tr16- 17]; “TCC VNPT: Phục hồi độc quyền” [53 (34), tr52]. Từ thông tin về chức năng nhiệm vụ và số liệu nợ DNNN, tác giả Tư Giang cho rằng để Công ty Mua bán Nợ Việt Nam hoàn thành sứ mệnh của mình phải nâng tầm DATC thuộc chính phủ thay vì thuộc Bộ Tài chính như hiện nay. Hay từ bài viết phân tích TCC tại VNPT, Luật gia Vũ Xuân Tiền đã đề cập đến một vấn đề đang được quan tâm là “độc quyền”…
Báo cũng có những bài viết dạng vấn đề phản ánh tình trạng chung tại DN như: “Những cục nợ chạy lòng vòng”, [53 (39), tr15-16]; “Luật lệ bị phớt lờ” [53, (16), tr20-21]; “Cải cách DNNN vẫn chậm chạp” [54, (21), tr8]; “DNNN cắt lỗ” [53, (33), tr19]; “Nợ xấu DNNN tới gần 200 nghìn tỷ đồng” [53 (41), tr7]. Bên cạnh đó, còn nhiều bài viết trực tiếp thông tin hoạt động TCC tại DN: “Tìm lối ra cho
Vinashin” [53 (43), tr9-10]; “Trục vớt Vinashin” [53 (46), tr12-13]; “TCC Vinaline: Phụ thuộc Vinashin” [54 (9), tr10].
Trên TCTCDN có 13 bài viết về thực trạng TCC tại DN. So với 4 tờ báo được khảo sát, thì Tạp chí và TBKTSG có điểm tương đồng hơn ở cách thông tin. Dù là thông tin về tại DN nhưng không chỉ dừng lại ở việc đưa tin hoặc nêu vấn đề. Do phát hành mỗi tháng một số nên số lượng tin không nhiều. Các bài viết về hình hình TCC của cộng đồng DNNN hoặc tại cụ thể tại một DN đều được phân tích sâu hơn. Thậm chí việc công bố một đề tài nghiên cứu ở cấp thạc sĩ còn có trích dẫn cả kết