Thực trạng hình thức thông tin

Một phần của tài liệu Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ( khảo sát báo đầu tư, báo tuổi trẻ TPHCM, thời báo kinh tế sài gòn, tạp chí tài chính doanh nghiệp (Trang 58)

2.3.1. Cách thức tổ chức thể hiện

2.3.1.1. Bố cục thể hiện và vị trí trang

Cả 4 tờ báo được lựa chọn khảo sát đều rất chú trọng khâu thể hiện, từ cách lựa chọn, sắp xếp tin bài ở trang nhất, tổ chức chuyên mục, chuyên đề và tin bài, hình họa trong mỗi số báo. Các tác phẩm của các báo hầu như đều có tít chính, tít phụ và sapo, ảnh hoặc biểu đồ, bảng biểu minh họa. Ngoài ra, việc trích dẫn các ý kiến hoặc các vấn đề quan trọng làm box cũng đã tạo ra những điểm nhấn và tạo sự dễ đọc, dễ nhận biết vấn đề cho bạn đọc.

BĐT có lựa chọn các chuyên mục phù hợp với việc đăng tải các bài viết về TCC DNNN. Trang 1, ngoài phần măng sét cố định trên đầu trang, Đầu tư cũng lạ chọn phần giữa trang báo (lệch về phía tay trái) cho 01 tít bài và 01 ảnh lớn, cùng với đôi dòng giới thiệu về bài “đinh” của số báo phát hành (Phần này được coi là ở trung tâm trang báo); về phía tay phải, tòa soạn lựa chọn những bài được coi là đặc sắc của số báo, đưa tít bài, trang số và đôi khi kèm ảnh minh họa. Dưới cùng được bố trí lần lượt theo hướng từ phải sang là chuyên mục Góc nhìn đầu tư; rồi đến biểu đồ hoặc ảnh cùng một số tít bài. Do là trang quan trọng của tờ báo, nên những nội dung hình ảnh được đưa ra là thông tin sự kiện có tính thời sự đang được dư luận

quan tâm. Kết quả khảo sát của người viết thì có đến 60% các bài viết liên quan đến chủ đề nghiên cứu đều được rút tít, hình ảnh ra trang đầu.

Một số hình ảnh trang 1 BĐT có thông tin về TCC DNNN

Ngoài ra, các tin, bài về vấn đề TCC DNNN được bố trí trên khá nhiều chuyên trang, chuyên mục của Đầu tư: Góc nhìn đầu tư (trang 1); Tin tức sự kiện (trang 2); Kinh tế đầu tư (trang 4); Tài chính ngân hàng (trang 7); DN doanh nhân (trang 10 hoặc trang 13); Thời sự nhận định (trang 3) còn có nhiều tiểu mục Đối thoại để đăng tải các bài phỏng vấn các đối tác có liên quan đến vấn đề mà bài viết đề cập. Một số tin bài cũng được đưa vào mục Diễn đàn kinh doanh; Cơ hội đầu tư; Đầu tư chứng khoán; Nhịp cầu đầu tư và rất ít khi có ở mục Đời sống pháp luật, CNTT- Viễn Thông. Về dung lượng, các tin thường có độ dài từ 100-200 chữ. Bài từ 800- 1000 chữ và thường có kèm ảnh minh họa.

Đầu tư cũng thực hiện một số báo gộp nhân các ngày lễ lớn trong năm như Tết dương lịch, nguyên đán. Các số gộp có thay đổi về cơ cấu trang, chuyên mục. Thường các số gộp chỉ để tên chuyên mục chung chung như: Chào xuân 2013; Kỷ niệm 30/4-1/5. Hình thức các tờ báo gộp thường bắt mắt hơn, cách làm báo hiện đại hơn, ít chữ và bố trí thoáng hơn.

Trên BTT, do là tờ báo chính trị xã hội lại là nhật báo nên các thông tin về chính trị xã hội hàng ngày được chú trọng hơn. Phía trên cùng trang 1 của báo là măng séc. Ngay phía dưới là sự kiện trọng đại nhất trong ngày, thường là hoạt động của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Tiếp xuống là bài đinh của số báo được thiết kế to nổi bật nhất. Các bài đinh của các trang báo thường được để ở phía bên tay trái từ trên xuống và có thể có ảnh minh họa đi kèm. Do là tờ báo chính trị xã hội hàng ngày nên thông tin trên trang nhất về chủ đề TCC DNNN không nhiều. Báo vẫn ưu tiên các vấn đề dân sinh liên quan trực tiếp đến người dân hơn là bàn các vẫn đề vĩ mô. Do vậy thông tin về TCC DNNN nếu không gắn với hoạt động của Đảng, Chính phủ, Quốc hội thì mới có cơ hội xuất hiện trang 1 và tiếp theo là trang 3 (trang thời sự). Còn các tin thường ở trang 2 (trang tin). Nếu là bài viết thì đăng ở trang 6-7 (trang kinh tế).

Một số trang BTT đăng tin, bài về TCC DNNN

Trên TBKTSG, thông qua số lượng tin bài về vấn đề nghiên cứu đã thấy được mức độ quan tâm của tòa soạn TBKTSG đến chủ đề này. Do vậy, cách thức tổ chức thể hiện cũng được quan tâm đặc biệt. Là báo khổ giấy A4 – khổ thường được xem là khó trình bày đối với báo, chỉ hợp với Tạp chí, nhưng tờ báo này đã có nhiều sáng tạo, trình bày trên giấy couse mart và in 4 màu. Riêng trang bìa 1 có thể đi

thẳng vào chủ đề kèm ảnh minh họa, cũng có thể chọn ảnh cho bài PR vì mục đích thương mại, nhưng luôn có Tít với phông chữ cho nổi bật cho bài đinh.

Một số trang bìa 1, TBKTSG đăng thông tin về TCC DNNN

Một số chuyên đề TCC DNNN trên TBKTSG

Các tin bài về TCC DNNN của TBKTSG thương đăng ở các trang: Trang 1 (Lời Ban Biên tập); Trang 8 (Tin trong tuần); Trang 11-14-15 (Sự kiện và vấn đề) – Đây là trang thường được đăng tải nhiều nhất. Thời báo thường xuyên có những

chuyên đề được tổ chức một cách bài bản ở các trang này. Mỗi chuyên đề thường có 3-5 trang, khoảng 3 bài.

Các chuyên đề tiêu biểu như: “Giải pháp TCC DNNN” ngày 9/5/2013 có 2 bài: “Bán DNNN cứu DNNN tại sao không?” Và “Có ai mua cảng biển không” từ trang 20 đến trang 22.

Bên cạnh các chuyên đề ở mục vấn đề sự kiện các tin bài về DN có thể được đăngở trang 20-50 (trang tài chính, chứng khoán) với các mục: Cải cách DNNN, trên đường phát triển.

Trên TCTCDN: Về hình thức có thể nói Tạp chí là tờ kém mềm mại hơn cả so với các tờ báo được khảo sát. Do là tạp chí khoa học nên việc thiết kế vẫn theo hướng truyền thống và thường là thiết kế liền 2-3 trang/bài và thường chỉ có 1 ảnh phụ họa đi kèm.

Một số bìa TCTCDN có chủ đề TCC DNNN

Duy chỉ có trang bìa 1 của Tạp chí thì được in 4 màu bằng giấy couche khá đẹp, thể hiện chủ đề rõ ràng của số báo, và trong đó có không ít bìa mang đậm dấu

ấn “TCC DNNN”. Các bìa này ngoài hình ảnh còn có tít lớn, có thể đó là tít của riêng một tin bài hoặc chùm bài về TCC DNNN.

Các bài về chủ đề này thường được đăng ở các chuyên mục tin tức sự kiện, vấn đề hôm nay, nghiên cứu – trao đổi và DN – thị trường. Tạp chí cũng có gộp một số nhân dịp Tết Nguyên đán. Với các số gộp thường được in màu trên giấy couse chất lượng tốt. Theo đó, hình thức thể hiện cũng ấn tượng hơn, các chuyên mục được lược bỏ, và còn tổ chức bàn tròn ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, DN...

Một số trang TCTCDN thông tin TCC DNNN

Dù là tạp chí khoa học, song các bài viết đều được thể hiện một cách khá nhẹ nhàng (ngoại trừ bài Nghiên cứu khoa học của các học giả), ngôn ngữ không quá chuyên ngành gây khó hiểu. Và việc giật tít cũng khá ấn tượng: “CPH DNNN: Định giá đang phá tiến độ”, “Thoái vốn không trốn không chờ”, “Nợ xấu biến mất, hay biến chất”, “Cổ tức nghìn tỉ: Bỏ quên có chủ ý?”

2.3.1.2. Ảnh và hình họa, biểu đồ

Có thể thấy, việc sử dụng các ngôn ngữ phi văn tự trên mỗi trang báo với nhiều hình thức như: Biểu đồ, đồ thị, bản đồ, bảng biểu, ảnh, tranh minh họa… ngày càng đa dạng hơn, sinh động hơn và quan trọng hơn với việc thể hiện thông tin, đặc biệt là thông tin kinh tế. Theo thạc sĩ Hà Huy Phượng, trong sự độc đáo của thông tin đồ họa có nhiều ưu điểm rõ nét. Nó không chỉ dành riêng cho sách, báo in

và còn sử dụng cả trên truyền hình hoặc báo điện tử trên mạng Internet. Thông tin bằng đồ họa lợi thế hơn cả chữ viết và hình ảnh chụp. Nhờ ngôn ngữ tạo hình riêng biệt, thông tin đồ họa còn có khả năng diễn đạt chi tiết, sắp xếp hài hòa có ý đồ về nội dung và hình thức… Thông tin đồ họa giúp người tiếp nhận thông tin nhanh, dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng và đặc biệt tiết kiệm đáng kể diện tích mặt báo. Tuy nhiên, thông tin phi văn tự chỉ là kênh thông tin phụ của báo chí. Nó chỉ có tác dụng đối với một số thể loại, một số chủ đề, đề tài nhất định và chỉ phù hợp với một số tờ báo nhất định và hấp dẫn với một số độc giả nào đó.

Qua 4 tờ báo khảo sát cho thấy, ảnh minh họa được các báo dùng nhiều nhất. Trong 175 tin bài về chủ đề TCC của các báo có 98 ảnh được dùng, tương đương 56%. Có bài được dùng 2 ảnh kèm. Điều này cũng dễ hiểu vì thực tế có nhiều người khi cầm tờ báo trên tay ngay lập tức đọc tít, sapo, tiếp đến là xem ảnh có thông tin, có đẹp không, có gì thu hút không? Cả 4 tờ báo được khảo sát thì hầu như đều rất ưa dùng ảnh minh họa. Đó có thể là ảnh báo chí, ảnh chân dung, hay đơn giản hơn là ảnh minh họa về một đề tài cụ thể nào đó. Có tác phẩm ảnh do chính phóng viên, tác giả viết thực hiện, cũng có ảnh phóng viên trích dẫn nguồn minh họa, có ảnh mua của Thông tấn xã. Hầu hết các ảnh thời sự (Hội nghị, hội thảo, các cuộc họp của Quốc hội, Chính phủ); ảnh chân dung các nhà quản lý, chuyên gia, lãnh đạo DN phù hợp với từng bài viết.

Với BĐT, ngoài ảnh minh họa thì có một số biểu đồ rất đáng chú ý. Báo gần như cố định có biểu đồ minh họa về các bài đinh ở trang 1.

Chủ đề TCC DNNN cũng có nhiều biểu đồ thể hiện được sự chuyển biến của cộng đồng DN trong quá trình thực hiện chủ trương này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Riêng TBKTSG có ưu điểm nổi trội trong hình thức thể hiện đó là hình họa. Trong 77 tin bài tin bài về TCC DNNN thì có 13 hình họa. Các hình họa này chủ yếu do họa sĩ riêng của báo thiết kế căn cứ vào nội dung tin bài. Các hình họa nhìn rất bắt mắt và tạo được dấu ấn riêng cho tờ báo, đồng thời cũng góp phần thư giản, giảm áp lực thông tin nặng nề của một tờ báo kinh tế chuyên sâu.

Một số hình ảnh minh họa trên TBKTSG

Tuy nhiên, TBKTSG lại chưa chú trọng đến các ngôn ngữ vi văn tự khác. Bảng biểu gần như không có, và biểu đồ cũng chỉ có 2/73 tin bài.

2.3.2. Các thể loại báo chí được thể hiện

Thống kê các thể loại báo chí được sử dụng trên 04 tờ báo khảo sát cho kết quả như sau:

Tên ấn phẩm Tin Bài phản ánh Phỏng vấn Bình luận Bài báo khoa học Tổng tin bài về TCC DNNN BTT Số lượng 3 4 2 1 0 10 Tỷ lệ % 30 30 20 10 0 100% BĐT Số lượng 8 31 4 1 1 45 Tỷ lệ % 17,78 68,89 8,89 2,22 2,22 100% TBKTSG Số lượng 7 61 3 2 4 77 Tỷ lệ % 9,09 79,22 3,89 2,59 5,18 100% TCTCDN Số lượng 8 24 2 0 8 43 Tỷ lệ % 18,6 58,14 4,65 0 18,60 100% Tổng số (số lƣợng) 27 120 11 4 13 175

Bảng 2.3.2: Thống kê các thể loại được 04 báo sử dụng thông tin TCC DNNN

2.3.2.1. Tin

Trên BTT: Vốn là tờ nhật báo hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, có thể nói, Tuổi trẻ sống bằng thể loại tin là chính. Tuy nhiên, do tôn chỉ mục đích của báo chủ yếu hướng vào các hoạt động dân sinh nên đây là là chủ đề mà báo tương đối “kén”. Điều này thể hiện rõ ở việc tổng tin bài về đề tài này rất ít, và việc đưa tin cũng rất vắn tắt. Trong 10 tin bài về TCC DNNN thì có 3 tin là: “Tổ chức lại một số tập đoàn” [9, (242), tr17]; “TCC hai tập đoàn ngành xây dựng: Giảm gánh nặng cho nhà nước” [9, (274), tr7]; “VNA CPH ” [10, (19), tr4];

Trên BĐT: Số lượng tin về TCC DNNN xuất hiện nhiều hơn BTT. Đầu tư có 8 tin. Đây là số lượng khá khiêm tốn về đề tài này đối với một tờ báo kinh tế. Tuy nhiên, Đầu tư không phải là báo ngày, nên tin cũng không phải là thể loại được lựa chọn số một ở báo. Mặt khác, có rất nhiều tin hàng ngày có thể được cập nhật ở báo điện tử. Còn trên báo giấy sẽ được thể hiện dạng bài phản ánh thông tin, hoặc bài tường thuật dài hơn, sâu hơn. Các tin trên BĐT chủ yếu được đăng ở trang 2, trang tin tức sự kiện hoặc trang DN – doanh nhân.

Tìm giải pháp TCC DNNN” [7, (127), tr2]; “Vinachem rút khỏi hóa dầu” [7, (140), tr1]; “5 DN lọt vào danh sách hỗ trợ TCC của ADB” [8, (31), tr2]; “Hoàn

thành đề án TCC VNA” [8 (7), tr2]; “Vicem hoàn thiện phương án thực hiện CPH ” [8, (10), tr2]; “DATC được chủ động TCC DNNN” [8, (86), tr2]

Trên TBKTSG, như trên đã nói do là báo tuần vốn gĩ không xem tin là thế mạnh, báo chủ yếu chỉ điểm qua các tin về cơ chế chính sách và tiếp tục phân tích sâu hơn ở các thể loại khác. Lượng tin trên TBKTSG chỉ ở mức 7/77 tổng số tin bài của báo này về TCC DNNN và chỉ bằng 1/9 lượng bài phản ánh. Các tin trên báo cũng chỉ khoảng 100-200 chữ.

Một số tin trên báo: “Phân quyền mạnh hơn cho quản lý DN ” [53, (32), tr8]; “Đầu tư ngoài ngành mỗi cơ quan một con số” [53, (34), tr8]; “Nợ xấu DNNN tới 200 nghìn tỷ đồng” [53, (41), tr7]; “Cải cách DNNN vẫn chậm chạp”, [54, (21), tr8]; “Đẩy nhanh các tiến độ sắp xếp các DN thuộc Vinashin” [54, (30), tr7]; “Vinashin chính thức thoái các vụ kiện quốc tế” [54, (32), tr6]; “Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN đạt hơn 45.000 tỷ đồng” [54, (33), tr6].

Trên TCTCDN, cũng tương tự như TBKTSG, Tạp chí chỉ đưa 8/43 tin bài về chủ đề này. Cách đưa tin cũng không có nhiều khác biệt, gần như không có tin phát hiện kiểu độc quyền. Thông tin chủ yếu tập trung vào các quy định mới do cơ quan chủ quản đưa ra. Vị trí các tin thường ở 4 trang đầu của Tạp chí và được in giấy couse bốn màu, trong lúc đó các bài ở giữa đều giấy bãi bằng và in hai màu. Các tin trên Tạp chí là: “Phê duyệt đề án TCC DNNN” [51, (8), tr8]; “Các TĐ, TCT tiết kiệm 14.000 tỷ đồng” [51, (10), tr5]; “Hoàn thiện dự thảo Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh” [52, (4), tr2]; “TCC DNNN: Quy định chung và trách nhiệm riêng” [52, (7), tr2]; “Cục TCDN : Tiếp tục xây dựng các đề án về TCC DNNN” [52, (7), tr2-3]; “Góp ý vào dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào DN” [52, (7), tr5]; “Ban hành quy chế giám sát tài chính DN” [52, (7), tr8];

2.3.2.2. Bài phản ánh

Theo tác giả Trần Quang trong giáo trình Các thể loại báo chí chính luận, bài phản ánh được phân thành 03 nhóm lớn: Bài phản ánh thông tin, bài phản ánh phân

tích và bài phản ánh nêu vấn đề. Kết quả khảo sát cho thấy các báo đều ưu chuộng sử dụng thể loại này. Có tờ sử dụng bài phản ánh chiếm đa số, trong đó nhiều nhất là bài phản ánh phân tích và nêu vấn đề.

Tên ấn phẩm Phản ánh Thông tin Phản ánh phân tích Phản ánh nêu vấn đề Tổng bài phản ánh về TCC DNNN BTT Số lượng 3 1 0 4 Tỷ lệ % 90 10 0 100 BĐT Số lượng 16 8 7 31 Tỷ lệ % 51,61 25,81 22,59 100 TBKTSG Số lượng 11 43 7 61 Tỷ lệ % 18,03 70,49 11,48 100 TCTCDN Số lượng 8 11 5 24 Tỷ lệ % 33,33 45,83 20,83 100 Tổng số (số lượng) 38 63 19 120

Bảng 2.3.2.2: Thống kê các loại bài phản ánh về TCC DNNN trên 04 báo

Thứ nhấtbài phản ánh thông tin

Đây là thể loại được 04 cơ quan báo chí dùng khá nhiều chiếm 38/120 tổng số bài phản ánh về TCC DNNN và chỉ sếp 2 sau loại bài phân tích là 63 bài. Các bài phản ánh thông tin có thể phản ánh thông tin về cơ chế chính sách, cũng có thể về tình hình cộng đồng DN hay cụ thể tại một DN nào đó. Do các báo được khảo sát ngoài Tuổi trẻ, không còn tờ nào là nhật báo, do đó để không bị lỗi thời trong thể loại tin tức, các báo có xu hướng chuyển thành bài phản ánh để cập thông tin sâu hơn, đầy đủ hơn đối với các nội dung tại cuộc họp, một chủ trương, một cơ chế, hay một cuộc tổng kết về chương trình, kế hoạch...

Một phần của tài liệu Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ( khảo sát báo đầu tư, báo tuổi trẻ TPHCM, thời báo kinh tế sài gòn, tạp chí tài chính doanh nghiệp (Trang 58)