Thiết lập thông số của hệ thống lực đẩy

Một phần của tài liệu ứng dụng x plane trong mô phỏng máy bay không người lái loại nhỏ (Trang 37 - 41)

Động cơ cùng với cánh quạt hoặc các thiết bị tạo lực đẩy máy bay được gom chung vào nhóm hệ thống lực đẩy. Để bắt đầu thiết lập các thông số động cơ ta vào mục “Engine Specs”, sử dụng bảng “Location” để thiết lập số lượng cũng như loại động cơ, việc chọn số lượng và loại động cơ sẽ có ảnh hưởng đến những thiết lập sau đó. Ở đây ta chọn động cơ điện và số lượng là 1, thấy trên Hình 1-18

Hình 1-18 Thông số cơ bản của động cơ

1.3.1.1Thiết lập thông số cơ bản

Những thông số cơ bản này là giống nhau với tất cã các loại động cơ.

 Vị trí: ngoài 3 thông số cơ bản về vị trí ta sẽ còn có thêm , “vertical cant” có góc dương sẽ làm cho động cơ hướng mũi lên, “side cant” có giá trị dương sẽ làm cho động cơ xoay theo chiều kim đồng hồ khi nhìn từ trên nhìn xuống.

X-Plane và các phần mềm hỗ trợ

Nguyễn Khôi Nguyên 14

 Cần ga: trong hộp “GENERAL ENGINE SPECS” như hình, ta sẽ chọn “max forwards throttle” là 1.00 tương ứng với vị trí cần ga cao nhất sẽ cho ra 100% công suất động cơ, “max reverse throttle” là 0.00 vì mô hình không có chế độ đảo chiều động cơ. Các thông số khác không quan trọng với động cơ điện có cánh quạt cố định (fixed pitch), Hình 1-19.

Hình 1-19 Thông số cần ga

1.3.1.2Thiết lập thông số cho động cơ cánh quạt

Với các mô hình chúng ta xây dựng, chủ yếu là dùng hệ thống lực đẩy bằng cánh quạt. Do đó phần trình bày sẽ chỉ tập trung vào cách thiết lập thong số cho động cơ cánh quạt. Trước hết vào bảng “Location” thiết lập thông số bao gồm số cánh quạt và loại cánh, ở đây ta chọn “fixed”. Kế đến là số lá cánh quạt cũng như chiều quay là cùng chiều kim đồng hồ, “CW” hay ngược lại, “CCW”. Các ô bên cạnh là dành cho trực thăng do đó không cần đánh vào, tham khảo Hình 1-18.

Ngay dưới là bảng thông số hình học của cánh quạt, Hình 1-20, bao gồm các thông số:

 “prop radius”: bán kính của cánh quạt tính theo feet.

 “root and tip chord” : chiều rộng của lá cánh quạt tại gốc, và bên phải là tại ngọn.

X-Plane và các phần mềm hỗ trợ

 “min and max pitch”: chỉ dành cho các cánh quạt có thể thay đổi góc pitch.

 “design RPM”: là thông số vận tốc cánh quạt tối ưu, thông số này do nhà sản xuất cánh quạt cung cấp.

 “design spd acf, prop”: ô bên trái là vận tốc thiết kế của gió qua cánh quạt, thường là vận tốc tới của máy bay cộng với một nữa vận tốc xoay của cánh quạt (propwash), tính theo knot. Ô bên phải là vận tốc dòng đi qua tại mũi cánh quạt.

 “engine to gear ratio” là hiệu suất truyền của động cơ đến cánh quạt, do mô hình dẫn động trực tiếp, ta chọn giá trị 1.

Hình 1-20 Thông số hình học của cánh quạt

Tiếp tục thiết lập thông số cho động cơ, Hình 1-21. Vào bảng “Description” các thông số cần nhập vào là:

 “maximum allowable power” : công suất cực đại của động cơ cung cấp được tại mặt biển. Do động cơ điện nên công suất không thay đổi theo độ cao.

X-Plane và các phần mềm hỗ trợ

Nguyễn Khôi Nguyên 16

 “idle: chọn bằng không do là động cơ điện.

 “Transmission losses” là tổn hao do truyền động, chọn bằng không do dùng động cơ điện.

Các thông số khác không sử dụng đến do mô hình dùng động cơ điện có bước cánh quạt cố định.

Sau đó vẫn trong bảng “Description” sẽ có mục như hình 23 để thiết lập thông số cho cánh quạt, trong các thông số này chỉ có “prop mass ratio”, tỉ lệ khối lượng riêng của vật liệu làm cánh quạt so với khối lượng riêng của nhôm, là cần thiết lập. các thông số khác không liên quan đến cấu hình hệ thống lực đẩy ta đã chọn.

X-Plane và các phần mềm hỗ trợ

Hình 1-22 Thiết lập cánh quạt

Một phần của tài liệu ứng dụng x plane trong mô phỏng máy bay không người lái loại nhỏ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)