Theo Quyết định số 447/QĐ-TTg, các VPĐKQSDĐ một cấp sau khi kiện toàn phải thử nghiệm hoạt động đối với một số nhiệm vụ chủ yếu như: xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai cho một sốđịa bàn lựa chọn; thực hiện đăng ký và cung cấp thông tin đất đai thường xuyên; sắp xếp, quản lý hồ sơđịa chính theo mô hình mới để đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình. Tình hình thực hiện và kết quả cụ thể như sau:
3.3.3.1. Kết quả xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu đất đai
a. Về thiết kế tổng thể hệ thống
Việc quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu đất đai tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất một cấp áp dụng theo mô hình tập trung:
- Cơ sở dữ liệu đất đai được lưu trữ, quản lý thống nhất tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất một cấp (gọi là cơ sở dữ liệu cấp tỉnh). Các cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất một cấp truy cập vào cơ sở dữ liệu trên thông qua mạng cục bộ LAN.
- Chi nhánh Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất một cấp quận Ngô Quyền và huyện Thủy Nguyên truy cập vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh thông qua mạng diện rộng (WAN) theo thẩm quyền.
- Dự kiến mở rộng đến các cán bộđịa chính cấp xã truy cập vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh thông qua mạng Internet để khai thác thông tin phục vụ nhu cầu quản lý ởđịa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64
- Các tổ chức khác và cá nhân có nhu cầu sử dụng thông tin thì tra cứu thông tin qua cổng thông tin đất đai của Văn phòng Đăng ký QSDĐ một cấp.
b. Về quy chế quản lý, vận hành, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính
- Quy chế về sao lưu dữ liệu: Cơ sở dữ liệu đất đai được sao lưu và các thiết bị nhớ theo định kỳ hàng tháng.
- Quy chế quản lý, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu: Khai thác và sử dụng dữ liệu thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu.
- Chế độ bảo mật dữ liệu về tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Thông tư số 07/2009/TT-BTNMT.
c. Về xây dựng, cập nhật, chuẩn hóa dữ liệu địa chính của các xã, phường thử nghiệm:
- Quận Ngô Quyền đã được đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơđịa chính, cơ sở dữ liệu đất đai dạng số; quản lý, khai thác, vận hành theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Huyện Thủy Nguyên do là đơn vị chưa được đo vẽ bản đồ địa chính bằng công nghệ số; hệ thống hồ sơđịa chính lạc hậu, không được cập nhật thường xuyên nên khi thực hiện Đề án thí điểm kiện toàn hệ thống Văn phòng ĐKQSDĐ trong đó có nội dung xây dựng, quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên - Môi trường ưu tiên đo vẽ bản đồ địa chính cho 06 xã thuộc địa bàn huyện Thủy Nguyên trong dự án đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống hồ sơđịa chính và cơ sở dữ liệu đất đai (giai đoạn 1) được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2054/QĐ-UBND ngày 29/11/2010 để huyện Thủy Nguyên lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, lập hồ sơ địa chính theo phương pháp cuốn chiếu (đo đến đâu, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính đến đó). Đến nay, huyện Thủy Nguyên đã in ấn xong bộ hồ sơ địa chính phát đến từng xã để người dân kê khai, ĐKQSDĐ đồng thời lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên cơ sở hồ sơ cấp GCNQSDĐđã cấp cho hộ gia đình, cá nhân qua các thời kỳ;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
- Phối hợp với Ban Quản lý dự án thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn;
- Đã thực hiện in mã vạch trên Giấy chứng nhận từ tháng 9/2014;
- Văn phòng ĐKQSDĐ một cấp đang lập bộ hồ sơ địa chính gồm: Sổ địa chính, Sổ theo dõi cấp GCNQSDĐ, Sở Đăng ký biến động đất đai cho 4.074 tổ chức đã được cấp GCNQSDĐ.
Tuy nhiên, do không được đầu tư kinh phí nên kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể: mới thực hiện cập nhật biến động cơ sở dữ liệu địa chính cho 01 phường (phường Cầu Tre thuộc quận Ngô Quyền); chuẩn hóa dữ liệu địa chính cho 01 xã (xã Gia Đức thuộc huyện Thủy Nguyên) nhưng chưa thực hiện được việc thiết kế tổng thể, tích hợp cơ sở dữ liệu địa chính của quận Ngô Quyền để thử nghiệm việc quản lý, vận hành thống nhất trong hệ thống cơ quan đăng ký nên hiệu quả sử dụng cơ sở dữ liệu chưa cao.
Trong khi đó, tại 03 địa phương được thí điểm đều đã thiết kế lai tổng thể hệ thống thông tin đất đai của tỉnh/thành phố, lựa chọn và cài đặt phần mềm mới thống nhất cho toàn tỉnh. Đặc biệt, VPĐKQSDĐ một cấp tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hoàn thiện, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính cho 84 xã theo quy mới; tổng số thửa đất được xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là 317.284 thửa, thuộc các huyện: Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Tân Phú, Long Thành, Định Quán, Cẩm Mỹ và Thống Nhất; tỉnh đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu cho 36 xã mới thuộc huyện Nhơn Trạch và thành phố Biên Hòa. Trên cơ sở dữ liệu đất đai đã xây dựng, hoàn thiện, VPĐKQSDĐ một cấp tỉnh Đồng Nai đã tổ chức quản lý chặt chẽ, thực hiện việc cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu đất đai trong toàn bộ hệ thống VPĐKQSDĐ một cấp và các Chi nhánh, khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ cho quản lý nhà nước vềđất đai ở các cấp và nhu cầu thông tin của tổ chức, cá nhân.
3.3.3.2. Thực hiện đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận thường xuyên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66
- Tham mưu đểỦy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 1355/KH- UBND ngày 04/3/2013 về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với mục tiêu đến hết năm 2013 cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận lần đầu; Kế hoạch số 1565/KH-UBND ngày 13/3/2013 về cấp Giấy chứng nhận cho các cơ cở tôn giáo;
- Tham mưu đểỦy ban nhân dân thành phố ban hànhQuyết định số 802/QĐ- UBND ngày 09/5/2013 về việc thành lập Ban chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận theo Quyết định số 1355/KH-UBND ngày 04/3/2013 và Kế hoạch số 1565/KH-UBND ngày 13/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố;
- Tham mưu để Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chỉ thị số 15/CT- UBND ngày 03/6/2013 về tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố;
- Đôn đốc, chỉ đạo các Chi nhánh trực thuộc đẩy mạnh việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận lần đầu theo Nghị quyết của Quốc hội, các Kế hoạch và Chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố;
- Tổ chức kiểm tra, rà soát, hưỡng dẫn các Chi nhánh cập nhật, quản lý, chỉnh lý hồ sơđịa chính; hướng dẫn kịp thời những vướng mắc đảm bảo việc thực hiện thống nhất ở các cấp trong phạm vi địa bàn thử nghiệm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 Bảng 3.6. Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất STT Đơn vị Tổng số thửa đất cần cấp Kết quả cấp GCN đến ngày 31/12/2012 Kết quả cấp GCN đến ngày 31/12/2013 Kết quả cấp GCN đến ngày 31/12/2014 Số lượng GCN đã cấp trong năm 2012 Số lượng GCN đã cấp đến ngày 31/12/2012 Tỷ lệ đạt (%) Số lượng GCN đã cấp trong năm 2013 Số lượng GCN đã cấp đến ngày 31/12/2013 Tỷ lệ đạt (%) Số lượng GCN đã cấp trong năm 2014 Số lượng GCN đã cấp đến ngày 31/12/2014 Tỷ lệ đạt (%) I VPĐKQSDĐ một cấp 6.125 315 3.992 65,2 1.260 5.252 85,8 281 5.533 90,3 II Chi nhánh 111.818 4.719 90.141 80,6 11.329 101.470 90,8 3.300 104.770 93,7 1 Quận Ngô Quyền 29.871 1.876 21.212 71,0 6.544 27.756 93,0 850 28.606 95,8 2 Huyện Thủy Nguyên 81.947 2.843 68.929 84,1 4.785 73.714 90,0 2.450 76.164 93 Tổng 117.943 5.034 94.133 79,8 12.589 106.722 90,5 3.581 110.303 93,5
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 * Kết quả thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận năm 2013 Tổng số Giấy chứng nhận đã cấp trong năm 2013 (từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2013) đạt 12.589, nâng tổng số Giấy chứng nhận đã cấp đến thời điểm ngày 31/12/2013 lên 106.722 (đạt tỷ lệ 90,5% tổng số thửa đất cần cấp, tăng 10,7% so với trước năm 2013), trong đó: - VPĐKQSDĐ một cấp đã cấp 1.260 Giấy chứng nhận, nâng tổng số Giấy chứng nhận đã cấp đạt 5.252 Giấy chứng nhận (đạt tỷ lệ 85,8 % tổng số thửa đất cần cấp, tăng 20,6 % tỷ lệ thửa đất cần cấp so với trước năm 2013); tuy nhiên kết quả thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận của VPĐKQSDĐ một cấp chỉ đạt 50,2% kế hoạch được giao.
- Chi nhánh VPĐKQSDĐ một cấp đã cấp 11.329 Giấy chứng nhận, nâng tổng số Giấy chứng nhận đã cấp đạt 101.470 (đạt tỷ lệ 90,8 % tổng số thửa đất cần cấp, tăng 10,2 % tỷ lệ thửa đất cần cấp so với trước năm 2013), trong đó Chi nhánh VPĐKQSDĐ một cấp quận Ngô Quyền cấp 6.544 giấy chứng nhận (đạt tỷ lệ 93 % tổng số thửa đất cần cấp, tăng 22 % tỷ lệ thửa đất cần cấp so với trước năm 2013); Chi nhánh VPĐKQSDĐ một cấp Thủy Nguyên cấp 4.785 giấy chứng nhận (đạt tỷ lệ 90 % tổng số thửa đất cần cấp, tăng 5,1 % tỷ lệ thửa đất cần cấp so với trước năm 2013). Kết quả thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận của cả 02 chi nhánh đều vượt chỉ tiêu kế hoạch do UBND thành phố giao, trong đó Chi nhánh VPĐKQSDĐ một cấp huyện Thủy Nguyên đạt tỷ lệ 683,6 % kế hoạch được giao, Chi nhánh VPĐKQSDĐ một cấp quận Ngô Quyền đạt tỷ lệ 163,6 % kế hoạch được giao.
Năm 2013 là năm trọng điểm trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cả nước nhằm đảm bảo cơ bản hoàn thành cấp Giấy chứng nhận theo tinh thần Nghị quyết số 30/2013/QH-13 ngày 21/6/2013 của Quốc hội nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đất đai là tiền đề xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Vì vậy, kết quả thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận của thành phố Hải Phòng nói riêng và các địa phương nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực với khối lượng công việc đạt được rất lớn.
Tuy nhiên, khi so sánh với ba địa phương thí điểm thì kết quả của thành phố vẫn còn hạn chế. Điển hình là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Đồng Nai, cụ thể: Văn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69
phòng ĐKQSDĐ một cấp thành phố Đà Nẵng cấp được 39.745 Giấy chứng nhận (đạt tỷ lệ 97,8% tổng số thửa đất cần cấp), Văn phòng ĐKQSDĐ một cấp tỉnh Đồng Nai cấp được 108.238 Giấy chứng nhận . Đặc biệt, tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận các loại đất chính tỉnh Đồng Nai đã cơ bản hoàn thành, Văn phòng ĐKQSDĐ một cấp đã tập trung cho công tác cấp đổi, đăng ký biến động đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên phạm vi toàn tỉnh. * Kết quả thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận năm 2014 - Tổng số Giấy chứng nhận đã cấp trong năm 2014 (từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2014) đạt 3.581, nâng tổng số Giấy chứng nhận đã cấp đến thời điểm ngày 31/12/2014 lên 110.303 (đạt tỷ lệ 93,5% tổng số thửa đất cần cấp, tăng 3 % so với năm 2013), trong đó: - VPĐKQSDĐ một cấp đã cấp 281 Giấy chứng nhận, nâng tổng số Giấy chứng nhận đã cấp đạt 5.533 Giấy chứng nhận (đạt tỷ lệ 90,3 % tổng số thửa đất cần cấp, tăng 4,5 % tỷ lệ thửa đất cần cấp so với năm 2013); - Chi nhánh VPĐKQSDĐ một cấp đã cấp 3.300 Giấy chứng nhận, nâng tổng số Giấy chứng nhận đã cấp đạt 104.770 (đạt tỷ lệ 93,7 % tổng số thửa đất cần cấp, tăng 2,9 % tỷ lệ thửa đất cần cấp so với năm 2013), trong đó Chi nhánh VPĐKQSDĐ một cấp quận Ngô Quyền cấp 850 giấy chứng nhận (đạt tỷ lệ 95,8 % tổng số thửa đất cần cấp, tăng 2,8 % tỷ lệ thửa đất cần cấp so với năm 2013); Chi nhánh VPĐKQSDĐ một cấp Thủy Nguyên cấp 2.450 giấy chứng nhận (đạt tỷ lệ 93 % tổng số thửa đất cần cấp, tăng 3% tỷ lệ thửa đất cần cấp so với trước năm 2013). Kết quả thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận năm 2014 của VPĐKQSDĐ một cấp tiếp tục tăng cả về số lượng Giấy chứng nhận và tỷ lệ % tổng số thửa đất cần cấp tuy nhiên tỷ lệ tăng đã giảm so với năm 2013. So sánh kết quả đạt được so với kế hoạch được UBND thành phố giao thì chỉ riêng VPĐKQSDĐ một cấp có kết quả thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận năm 2014 đạt 210,8 % kế hoạch được giao; 02 Chi nhánh Ngô Quyền và Thủy Nguyên chỉđạt trên 90% kế hoạch được giao.
Nguyên nhân của việc giảm tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận giữa năm 2013 và 2014 có thể kể đến là Luật Đất đai 2013 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 cùng một số văn bản hướng dẫn chưa có điều khoản chuyển tiếp đối với một số thủ tục hành
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70
chính đã tiếp nhận trước ngày 01/7/2014 trong lĩnh vực đăng ký, cấp Giấy chứng nhận dẫn đến việc thực hiện có nhiều lúng túng, vướng mắc như: đã giao kết hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất thuê nhưng chưa đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc tài sản gắn liền với đất chưa được hình thành theo đúng quy định tại điều 189 Luật Đất đai năm 2013, điều 16 Nghịđịnh số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; chưa quy định cụ thể đối với trường hợp góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê hoặc chuyển nhượng một phần dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở, chuyển nhượng đất ở.
3.3.3.3. Các hoạt động khác
- Công tác đăng ký, xóa đăng ký thế chấp:
+ Đối với tổ chức: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất một cấp tiếp nhận và giải quyết 173 hồ sơ gồm 91 đăng ký thế chấp, 69 xóa đăng ký thế chấp, 13 thay đổi nội dung thế chấp.
+ Đối với hộ gia đình cá nhân tại 02 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất một cấp tại quận Ngô Quyền và tại huyện Thủy Nguyên: Tiếp nhận và giải quyết 6.261 hồ sơ, trong đó Ngô Quyền: 1.516 (1.041 đăng ký thế chấp, 464 xóa đăng ký thế chấp, 11 thay đổi nội dung thế chấp), Thủy Nguyên: 4.745 (2.576 đăng ký thế chấp, 2.169 xóa đăng ký thế chấp).