Cách xây dụng BĐTD

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học phần bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản công nghệ 10 (Trang 30 - 32)

2.2.1.1. Các bước vẽ BĐTD

- Bước 1: Chọn tù trung tâm, có hình ảnh.

Chọn từ trung tâm (hay còn gọi là từ khoá, key word) là tên của một bài hay một chủ đề hay một nội dung kiến thức cần khai thác.

- Bước 2: Vẽ nhánh cấp 1.

Các nhánh cấp 1 chính là nội dung chính của bài học hay chủ đề đó. - Bước 3: Vẽ nhánh cấp 2,3.. .hoàn thiện BĐTD.

Các nhánh con cấp 2, 3,... chính là các nhánh con của nhánh trước nó (là các ý triển khai của nhánh trước đó).

HS sau khi vẽ xong có thể dùng một cái kẹp, cặp để giữ lại các BĐTD mà các em đã thiết lập để khi học đến phần sau hoặc trước các kỳ thi hoặc

cuối các năm sau, các em có thể mở ra xem rất nhanh các kiến thức mình quên hoặc nhớ chưa chinh xác.

Trong quá trình dạy học, GV có thể cho tù khoá, tên chủ đề hoặc hình vẽ, hình ảnh chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn: quang hợp, tế bào, virut, quần thể, sinh trưởng, hướng động,...đề học sinh có thể tự mình vẽ thêm

hình ảnh và ghi kiến thức vào các nhánh “con”, “cháu”, “chắt” theo cách hiểu của các em. Luôn hướng cho HS có thói quên tư duy logic theo hình thức sơ đồ hoá trên BĐTD. Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ ba,...mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn,...các nhánh có thể là đường thẳng hoặc đường cong (lưu ý: theo các kết quả nghiên cứu cho thấy đường cong giúp kích thích não và mắt tiếp cận tốt hơn).

2.2.1.2. Một sổ chú ỷ khỉ vẽ BĐTD

- Bắ t đầu từ trung tâm với hình ảnh hay một cụm từ chủ đề. Tên chủ đề có thể là tên bài học, tên chương,...Dùng hình ảnh, hình vẽ ở trung tâm sẽ giúp ta tập trung được vào chủ đề và làm cho ta hưng phấn hơn.

- Sử dụng màu sắc, vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. - Vẽ các nhánh chính (cấp 1) từ hình ảnh trung tâm, vẽ các nhánh cấp 2 từ nhánh cấp l,...bằng đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau. Nhánh màu nào thì nên viết chữ cùng màu để dễ phân biệt.

- Mỗi cụm từ hay hình ảnh, hình vẽ,... liên quan đến nhánh nào nên đứng độc lập và nằm gần đường cong của nhánh đó.

- Tạo ra một kiểu BĐTD riêng cho mình, theo sở thích

- Nên dùng các đường cong thay cho đường thẳng vì các đường cong sẽ thu hút sự chú ý của mắt hơn và mắt cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

- Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.

- Chỉnh sửa, thêm bớt thông tin, thêm bớt nhánh, điều chỉnh sao cho hình thức đẹp, chữ viết rõ. Nếu vẽ trên giấy, bìa thì nên vẽ phác bằng bút chì trước để có thể tẩy, xoá, điều chỉnh.

- Những điều càn tránh khi ghi chép: + Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài. + Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết. + Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.

- Chỉ nên vẽ những hình ảnh có liên quan đến chủ đề kiến thức, tránh vẽ hoặc đưa vào những hìn ảnh liên quan đến bài học làm mất nhiều thời gian vẽ và khi sử dụng lại phân tán sự tập trung.

- Khi thiết kế BĐTD cần chọn lọc những ý cơ bản kiến thức cần thiết, ví dụ minh hoạ để có nhiều thông tin cho bài học. Thiết kế BĐTD của một bài học phải thể hiện được kiến thức trọng tâm, cơ bản cần chốt lại. Tránh khuynh hướng vẽ quá cầu kỳ những hình ảnh không cần thiết hoặc quá sơ sài không có thông tin (chỉ ghi các đề mục của bài học).

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học phần bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản công nghệ 10 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w