Một số đề xuất liên quan đến hoàn thiện quy định về hình phạt tử hình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về hình phạt Tử hình trong Bộ luật Hình sự Việt Nam (Trang 43 - 69)

Trong định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam cũng đang dần tiến tới hạn chế và xóa bỏ những quy định về hình phạt tử hình. Trên cơ sở Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, đã chỉ đạo: “Xây dựng đề án thay đổi việc tổ chức thi hành án hình phạt tử hình và nghiên cứu hạn chế tử hình trong Bộ luật Hình sự”. Tiếp đó, NQ 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 tiếp tục khẳng định: “Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội đặc biệt nghiêm trọng”. Cũng như để phù hợp với chuẩn mức quốc tế liên quan hình phạt tử hình, theo em trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện một số vấn đề sau liên quan việc quy định hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự Việt Nam.

Thứ nhất, tại thời điểm hiện nay và một vài chục năm tiếp theo ở Việt Nam vẫn nên duy trì hình phạt tử hình.

Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của Nhà nước, tước đi quyền quan trọng và thiêng liêng nhất của con người, đó là quyền sống. Xuất phát từ quan điểm hình phạt tử hình (cho dù thể thức thi hành nó trong thực tế như thế nào cũng là một hình phạt dã man, phi luân lý, vô ích, không có tác dụng răn đe người phạm tội). Việc duy trì hình phạt này không có tác dụng làm giảm tội phạm, kể cả các tội đặc biệt nghiêm trọng (bởi vì, tình trạng phạm tội đã không tăng lên trong các nước sau khi đã bị xóa bỏ loại hình phạt này), không sửa chữa được trong trường hợp có sai lầm về tư pháp, nên nhiều quốc gia đã và đang nghiên cứu loại bỏ hình phạt này và thay thế bằng các hình phạt khác. Cho đến nay, có rất nhiều nước (trong đó có toàn bộ các nước thuộc Liên minh Châu Âu) đã loại bỏ hình phạt này đối với không chỉ các tội phạm theo luật chung, mà còn với cả các tội phạm chính trị, quân sự và tội phạm quốc tế. Mặc dù vậy, loại hình phạt này vẫn còn được duy trì trong pháp luật hình sự của nhiều nước, trong đó có nhiều tiểu bang ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Việc áp dụng hình phạt này cần phải căn cứ vào đặc điểm và điều kiện cụ thể của mỗi nước. ở Việt

Nam, tử hình vẫn được coi là hình phạt cần thiết và cần phải có nhằm trừng trị những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng để giữ nghiêm kỷ cương phép nước, bảo đảm cho an ninh và trật tự an toàn xã hội, tức là loại hình phạt này vẫn có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa tội phạm và bảo vệ hữu hiệu lợi ích công cộng. Việc áp dụng đúng đắn hình phạt tử hình được dư luận quần chúng đồng tình ủng hộ.

Việc tiếp tục duy trì hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự Việt Nam phải trên cơ sở hai yêu cầu đó là phải tương thích với chuẩn mực quốc tế, thứ hai là phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, đấu chống tội phạm tại Việt Nam, trong đó yêu cầu thứ hai là quan trọng hàng đầu, điều này lý giải tại sao có quốc gia sau khi xóa bỏ hình phạt từ hình trong một thời gian phải khôi phục lại hình phạt này do tình hình tội phạm gia tăng đột biến. Thực tế cho thấy nước ta đang phát triển nến kinh tế thị trường định hướng XHCN, những thành tựu đáng kể mà đất nước ta đạt được kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới là điều không thể phủ nhận. Theo đó, căn cứ vào tình hình thực tế của nước ta, việc giữ lại hình phạt tử hình là có cơ sở. Lịch sử đất nước đã trải qua bao cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm mới giành được độc lập, tự do cho dân tộc, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn luôn tìm mọi âm mưu chống phá những thành quả mà cách mạng mang lại. Nhà nước và nhân dân ta phải đấu tranh không ngừng. Trong cuộc đấu tranh mới này, pháp luật hình sự được xem là công cụ sắc bén, hữu hiệu nhất. Hiện nay, đất nước đã chuyển sang nền kinh tế thị trường với chính sách mở cửa giao lưu quốc tế. Bên cạnh những thành quả mà chúng ta đạt được là những hạn chế tất yếu. Một số tội phạm vốn dĩ đã nguy hiểm, nay có điều kiện càng nâng cao tính nguy hiểm, gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, chẳng hạn nhóm tội phạm về tham nhũng, buôn lậu ma túy, xâm phạm tình dục trẻ em...v.v...

Giải trình về dự thảo bộ luật Hình sự sửa đổi trước UB Tư pháp QH chiều ngày 31/3/2015, Thứ trưởng Tư pháp Đinh Trung Tụng cho biết sẽ hạn chế hình phạt tử hình: “Giảm tử hình là chủ trương lớn của Đảng, thể hiện trong các nghị quyết về cải cách tư pháp và trong thực tiễn luật pháp hình sự. Chủ trương này hoàn toàn phù hợp với tinh thần bảo vệ các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013, và xu hướng hội nhập của nước

ta. Vì vậy, việc tiếp tục giảm hình phạt tử hình nhận được sự ủng hộ tuyệt đối trong quá trình xây dựng bộ luật Hình sự sửa đổi.”

Tại thời điểm hiện nay và một vài chục năm tiếp theo ở Việt Nam vẫn nên duy trì hình phạt tử hình do những tiền đề, điều kiện để xóa bỏ hình phạt tử hình chưa hình thành rõ nét. Các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, pháp lý… của chúng ta đang còn ở mức độ thấp chưa đủ tạo ra những bảo đảm cho việc thay thế cho hình phạt tử hình mà vẫn thực hiện được mục đích của hình phạt, duy trì được trật tự xã hội. Theo các khảo sát mới đây có thể thấy đa phần người dân coi việc có hình phạt tử hình trong cơ cấu của hệ thống hình phạt là một lẽ đương nhiên mà thiếu nó là sự trống vắng, sự không công bằng của pháp luật, nhất là đối với vụ án về tham nhũng hoặc những vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng gây ra hậu quả đặc biệt lớn.

Như vậy, đa số người dân vẫn có quan điểm muốn duy trì hình phạt tử hình trong điều kiện đất nước hiện nay. Điển hình là vụ án cướp tiệm vàng ở Bắc Giang xảy ra năm 2011 là minh chứng cụ thể cho nhận định này. Mặc dù bị cáo phạm vào những tội đặc biệt nghiêm trọng: Tội giết người (3 người trong đó có 1 trẻ em), Tội cướp tài sản, Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với nhiều tình tiết tăng nặng nhưng do bị cáo chưa đủ 18 tuổi tại thời điểm thực hiện tội phạm nên theo qui định của pháp luật bị cáo sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình (Luyện bị phạt 18 năm về tội giết người, 18 năm cho tội cướp tài sản, 9 tháng tù do lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo quy định của pháp luật, bị cáo gây án khi chưa đến tuổi thành niên (17 tuổi, 10 tháng 6 ngày) nên tổng hợp các hình phạt không quá 18 năm tù.). Biết được điều này nhiều người dân đã tỏ thái độ bức xúc trên các phương tiện truyền thông và người đại diện cho các cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh Bắc Giang đã phải giải thích, trấn an dư luận. Thái độ đó ẩn chứa các điều kiện, đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa và ý thức pháp luật của người dân đối với hình phạt tử hình. Nói cách khác, người dân Việt Nam chưa sẵn sàng cho việc loại bỏ hình phạt tử hình trong cơ cấu của hệ thống hình phạt nước ta. Nếu ngay lập tức bãi bỏ hình phạt tử hình dễ dẫn đến phản ứng của người dân, gây bất ổn xã hội.

Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập quốc tế, đồng thời với yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, đòi hỏi cấp thiết là phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự với việc bảo đảm các quyền con người, nhân đạo hóa các biện pháp trừng trị hình sự, phù hợp với điều kiện phát triển và đạo đức của người Việt Nam. Bởi vậy, trong giai đoạn những năm tiếp theo, việc loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống luật Hình sự Việt Nam là hoàn toàn không khả thi. Bên cạnh việc đưa ra các lập luận cho sự cần thiết phải duy trì hình phạt tử hình cũng phải thừa nhận nội dung quan trọng, đó là: Việc duy trì hình phạt tử hình chỉ là quá độ đến một lúc nào đó khi điều kiện cho phép sẽ xóa bỏ hình phạt này và trong khi còn duy trì thì phải thu hẹp phạm áp dụng cũng như tìm ra những hình thức thi hành không gây đau đớn, hoảng loạn cho người phải chịu hình phạt tử hình.

Trước mắt, để tạo bước đệm cần thiết, chúng ta chỉ nên giảm bớt các tội được quy định khung hình phạt cao nhất là tử hình, sao cho phù hợp với các điều kiện phát triển của đất nước, nguyện vọng của nhân dân cũng như các điều kiện hội nhập quốc tế.

Thứ hai, sửa đổi và hoàn thiện cơ sở pháp lý đầu tiên về hình phạt tử hình Điều 35 BLHS.

Cần phải sửa đổi, hoàn thiện Điều 35 quy định về hình phạt tử hình. Điều luật này còn chưa đưa ra được định nghĩa pháp lý đầy đủ về khái niệm pháp lý của hình phạt tử hình, cũng như chưa quy định hoặc quy định chưa đầy đủ và rõ ràng về nội dung cưỡng chế, giới hạn (phạm vi) và điều kiện áp dụng hình phạt này; Về đối tượng áp dụng hình phạt tử hình, còn có hạn chế chưa thể hiện được tận cùng của nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật hình sự.

Theo Điều 35 của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”. Tử hình là hình phạt đặc biệt. Tính chất đặc biệt của nó thể hiện ở tính nghiêm khắc mà không hình phạt nào có thể sánh được - tước đi mạng sống. Khi hình phạt tử hình được thi hành, người bị kết án không còn cơ hội cải tạo, ăn năn hối cải. Hơn thế nữa, nếu có sai sót trong quá trình tố tụng, việc sửa chữa là không thể khi hình phạt đã được thi hành. Trước hết, luật quy định hình phạt tử hình “chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”. Trong khi đó, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng lại được xác định là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thân

hoặc tử hình (Khoản 3, Điều 8 BLHS). Cách định nghĩa này và nội hàm của khái niệm rõ ràng là không thật logic và khá luẩn quẩn. Hơn nữa, khái niệm hình phạt tử hình trong BLHS cũng không thể hiện được bản chất của hình phạt này, đó là việc tước đi mạng sống của người phạm tội. Như vậy là không hợp lý.

Vì vậy, khái niệm hình phạt tử hình tại Điều 35 của BLHS cần được sửa đổi thành: “Hình phạt tử hình là hình phạt đặc biệt, tước đi mạng sống của người phạm tội và chỉ được áp dụng đối với người phạm tội có tính nguy hiểm đặc biệt cao cho xã hội do Bộ luật này quy định”.

Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự cần quy định có áp dụng hình phạt tử hình nhưng không thi hành án tử hình trên thực tế với cả người già từ 70 tuổi trở lên mà chuyển thành tù chung thân. Việc bổ sung quy định không thi hành án tử hình với người từ 70 tuổi trở lên thể hiện chính sách hình sự nhân đạo đối với người cao tuổi, vốn được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, phù hợp với quy định của Luật Người cao tuổi. Bởi lẽ họ là những người tuổi cao sức yếu, cuộc sống không còn dài lâu, được Nhà nước chăm sóc, bảo vệ đặc biệt… Theo Tổng cục thống kê, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam năm 2014 là 73,2 tuổi, như vậy đối với những người phạm tội tử hình từ 70 tuổi trở lên đã kề cận với bản án tử của cuộc đời. Liên quan đến đề xuất bỏ tội tử hình với người 70 tuổi trở lên, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nêu quan điểm: ”Hiện nay, người 70 tuổi nhìn chung vẫn còn khả năng về thể lực và trí lực. Thực tế, nhiều người ở lứa tuổi này còn phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng... Vì vậy, cần có sự phân hóa cụ thể nhóm tội và trường hợp phạm tội cụ thể để áp dụng, bảo đảm hiệu quả trong phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tội phạm, còn lại nên quy định từ 80 tuổi trở lên.” Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác Luật sư Ngô Ngọc Thủy - nguyên Trưởng khoa Luật hình sự - Trường ĐH Luật Hà Nội cho rằng: “Thực tế những người ở độ tuổi từ 70 trở lên phạm tội đến mức phải tuyên phạt án tử hình thời gian qua là không nhiều. Việc đề xuất như vậy vừa phù hợp với thực tế, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam, đồng thời cũng phù hợp với thông lệ quốc tế”… Theo quan điểm của em vẫn nên quy định áp dụng hình phạt tử hình đối với các đối tượng trên nhằm đảm bảo tính răn đe của pháp luật. Trong thực tế một số trường hợp người trên 70 tuổi vẫn phạm tội đặc biệt nghiêm trong như hiếp dâm trẻ em, giết người, buôn bán, tàng trữ trái phép ma túy... Điển

hình là vụ án Huỳnh Văn Siêng phạm tội hiếp dâm trẻ em và Nguyễn Văn Tài phạm tội giết người, nhưng trên thực tế các bản án này đều tuyên tù có thời hạn. Vì thế đối với những trường hợp người phạm tội ở độ tuổi 70 tuổi trở lên vẫn nên có quy định áp dụng khung hình phạt tử hình khi đưa ra xét xử nếu phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng quy định không thi hành án tử hình trên thực tế đối với những trường hợp này. Điều này vừa có tính răn đe tội phạm trên thực tế, vừa phù hợp với chính sách nhân đạo của Nhà nước ta. Việc quy định không áp dụng hình hình phạt tử hình đối với người già cũng đã được nhiều quốc gia ghi nhận như Trung Quốc, LB Nga… thậm chí trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam tại Điều 16 Bộ luật Hồng Đức cũng quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ 90 tuổi trở lên. Vì vậy cần quy định người già thuộc đối tượng không thi hành án tử hình và theo em thì người già là người tử 70 tuổi trở lên theo quy định của Luật người cao tuổi. Một trường hợp nữa đó là không thi hành án tử hình đối với những người phạm tội đang mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư, HIV bởi những người này cũng đang mang trong mình bản án tử hình.

Đối với người bị thiểu năng trí tuệ hoặc bị hạn chế lớn về năng lực hành vi theo em cũng cần quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với những đối tượng này. Bởi vì đối với những người này thì việc thực hiện hành vi phạm tội cũng bị ảnh hưởng nhất định về mặt tâm thần hoặc thể chất, đồng thời đối với những đối tượng này thì tâm lý rất dễ bị hoảng loạn, lo sợ trước sự tác động bên ngoài, khi đó họ có những phản ứng khó kiểm soát. Ngoài ra, khả năng tái phạm tội của những người này là rất thấp. Chính vì vậy việc áp dụng hình phạt tử hình đối với họ là không cần thiết. Do đó cần quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về hình phạt Tử hình trong Bộ luật Hình sự Việt Nam (Trang 43 - 69)