Yêu cầu hoàn thiện quy định về hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về hình phạt Tử hình trong Bộ luật Hình sự Việt Nam (Trang 40 - 43)

HÌNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

3.1. Yêu cầu hoàn thiện quy định về hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự Việt Nam Nam

Theo Tờ trình của Chính phủ, sau hơn 14 năm thi hành, Bộ luật hình sự năm 1999 đã có những tác động tích cực đối với công tác phòng, chống tội phạm, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên, kể từ đó tới nay tình hình đất nước ta đã có những thay đổi lớn về mọi mặt. Việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà nội dung cơ bản là ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền cơ bản của công dân; chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp và chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam đã mang lại những chuyển biến lớn, tích cực về kinh tế - xã hội, đối ngoại của đất nước. Bên cạnh đó, tình hình tội phạm nhìn chung vẫn diễn biến hết sức phức tạp với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Số lượng tội phạm luôn có xu hướng gia tăng, nghiêm trọng hơn cả về quy mô và tính chất, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, môi trường. Điều này đòi hỏi những nhà làm luật phải có những thay đổi phù hợp nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Hiện nay, sự tồn tại của hình phạt tử hình là điều cần thiết để răn đe, đảm bảo tính nghiêm minh và sự trừng phạt của pháp luật một cách nghiêm khắc. Tử hình là hình phạt có tính răn đe, trừng trị nghiêm khắc nhất, được áp dụng đối với những người phạm tội xét thấy không còn khả năng cải tạo và cần phải loại trừ ra khỏi đời sống xã hội. Việc quy định hình phạt này trong các Bộ luật hình sự (BLHS) 1985, 1999, 2009 cũng như áp dụng đúng đắn trong thực tiễn đã khẳng định chính sách hình sự nghiêm minh, công bằng, phù hợp với từng thời kỳ lịch sử của đất nước. Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN và trên tinh thần thực hiện các Nghị quyết của Bộ chính trị như Nghị quyết số 08-NQ/TW (02/01/2002) về một số

nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW (02/6/2005) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, cần phải nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật hình sự và thi hành án hình sự, đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng các chế định của Luật Hình sự trong đó có giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự Việt Nam. Nghiên cứu các quy định về hình phạt tử hình trong các BLHS nêu trên, chúng ta thấy rõ rằng xu hướng giảm hình phạt tử hình đang được quan tâm đặc biệt.

Lần sửa đổi BLHS năm 1997 có 44 tội danh áp dụng hình phạt tử hình, BLHS năm 1999 còn 29 tội, đến BLHS năm 2009 giảm xuống còn 22 tội và hiện nay Chính phủ đang đề xuất giảm còn 15 tội có hình phạt tử hình. Điều này thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta, phù hợp xu hướng chung trên thế giới là ngày càng thu hẹp dần và tiến tới bỏ hình phạt tử hình.Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng cao thì việc thu hẹp dần phạm vi áp dụng tiến tới loại bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình ra khỏi đời sống xã hội là một xu hướng tất yếu.

Điều 27 bộ luật Hình sự hiện hành của nước ta có quy định: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”.

Từ đó có thể suy ra mục đích chính của hình phạt không phải là trừng trị mà là giáo dục cải tạo người phạm tội để họ trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, không nên nhất nhất cứ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì phải tử hình trong khi mọi hành vi phạm tội của cá nhân vẫn có thể ngăn chặn và cải tạo được. Vậy sự tồn tại của hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự là trái với quy định tại điều 27 của bộ luật Hình sự hiện hành, mâu thuẫn với nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật Hình sự. Việc hạn chế tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình không chỉ là loại bỏ sự trái ngược trong bộ luật hình sự hiện hành mà còn phù hợp với đòi hỏi chính đáng của thực tiễn. Như vậy sẽ đảm bảo được tính nhân đạo, hợp với quy luật của tự

nhiên, tránh giết oan người vô tội, ngăn ngừa và trừng trị được tội phạm một cách tốt nhất, đồng thời cũng phù hợp với pháp luật đa số các nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc giảm hình phạt tử hình, một mặt vừa đảm bảo tính nhân đạo đối với người phạm tội nhưng phải bảo đảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm môi trường an lành cho người dân.

Bộ luật cần có quy định chặt chẽ các điều kiện áp dụng hình phạt tử hình nhằm thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt này, theo đó hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với một số đối tượng phạm một số loại tội đặc biệt nghiêm trọng. Về đối tượng: Người phạm tội thuộc một trong các đối tượng là người tổ chức, người phạm tội có tính chất côn đồ, tái phạm nguy hiểm, người thực hiện tội phạm một cách man rợ, dã man, tàn bạo hoặc có nhiều tình tiết tăng nặng. Đảm bảo cho việc bảo vệ quyền con người cũng như thực hiện đúng với định hướng phát triển của pháp luật Hình sự tiến tới một nền pháp luật không còn hình phạt tử hình. Khi có một bộ luật mang tính nhân đạo toàn diện, các quy định rõ ràng, thống nhất thì việc thực thi pháp luật sẽ có tính hiệu quả cao hơn. Trong điều kiện hiện nay thì chỉ nên áp dụng hình phạt tử hình đối với một số ít các tội phạm thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng như khủng bố, giết người, cướp của mà làm chết người…còn đối với các loại tội phạm khác thì mức hình phạt cao nhất là chung thân cũng là thích đáng.

Khi nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về hình phạt tử hình em thấy còn một số quy định còn bộc lộ những điểm hạn chế cần được hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn. Xu thế hội nhập, hợp tác về mọi mặt giữa các nước trong khu vực cũng như trên thế giới đã trở thành yêu cầu mang tính tất yếu khách quan. Để hòa nhập với tiến trình phát triển chung đó, một trong những yêu cầu đặt ra là phải có sự điều chỉnh về chính sách, pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng cho phù hợp, trong đó có sự tương thích các quy định về hình phạt tử hình.

Nhìn chung đề xuất giảm nhóm tội hoặc tội danh có hình phạt tử hình là phù hợp với xu hướng chung trên thế giới. Hiện nay có 94/193 nước là thành viên của Liên Hiệp Quốc vẫn còn áp dụng hình phạt tử hình. Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai nước dân số đông nhất thế giới nhưng hình phạt tử hình vẫn được áp dụng. Điều này cho thấy tùy theo điều kiện của mỗi

nước mà có quy định về hình phạt tử hình cho phù hợp với tiến trình phát triển, hội nhập cũng như thỏa mãn ý chí của đảng và nguyện vọng của nhân dân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về hình phạt Tử hình trong Bộ luật Hình sự Việt Nam (Trang 40 - 43)