2000 đến năm 2005
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnhNinh Bình về kinh tế du lịch từ năm
năm 2010
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về kinh tế du lịch từ năm 2006 đến năm 2010 2006 đến năm 2010
Dựa trên những chủ trương chung của Đảng về phát triển kinh tế du lịch. Đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế với những thuận lợi và khó khăn của tỉnh khi bước vào thời kì mới, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình chú trọng hơn đến phát triển kinh tế du lịch với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Giai đoạn 2006 - 2010, hoàn chỉnh tổng thể dự án khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư để tham gia kỷ niệm 1000 năm Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội. Hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch khác như: Trung tâm thị xã Ninh Bình, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, hệ thống hồ Yên Đồng, Yên Thắng, động Mã Tiên, động Trà Tu. Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, tổ chức phục vụ thu hút khách, phấn đấu đến
45
năm 2010 có đủ năng lực đón được 3 đến 4 triệu lượt khách quốc tế. Doanh thu đạt khoảng 450 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước khoảng 40 tỷ đồng.
Trong Chương trình công tác toàn khóa (số 02-CTr/TU) của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã đề ra Chương trình phát triển du lịch, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu “Tập trung đầu tư phát triển du lịch một cách đồng bộ trên 3 lĩnh vực: xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm du lịch và xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch, đặc biệt quan tâm một số dự án trọng điểm nhằm tạo bước đột phá, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh”.
Trên cơ sở đó, ngày 3/9/2006, Tỉnh ủy Ninh Bình ra kế hoạch số 19- KH/TU thực hiện Chương trình phát triển du lịch, dịch vụ và xuất nhập khẩu đến năm 2010 với các nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp cụ thể nhằm đưa du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Quan điểm chỉ đạo là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, dứt điểm, tạo ra các tuyến du lịch liên kết giữa các khu du lịch trong nước và nước ngoài. Mục tiêu hàng đầu được đặt ra trong thời gian tới là: kêu gọi đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ khách du lịch; nâng cao hiệu quả công tác quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến du lịch để lưu giữ khách ở lại dài ngày, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Đối với công tác quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết các khu du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình cũng có nhiều quan tâm. Ngày 31/8/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ra Quyết định số2025/QĐ-UBND Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu núi chùa Bái Đính thuộc khu du lịch sinh thái Tràng An. Ngay sau đó, ngày 17/12/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số
46
2845/QĐ- UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2010, định hướng đến năm 2015, thay thế cho Quyết định số 949/QĐ-UB ngày 29/9/1995 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 1995 - 2010. Quyết định này được ban hành nhằm quy hoạch lại du lịch Ninh Bình cho phù hợp với chiến lược phát triển du lịch cả nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch của các ngành, lĩnh vực có liên quan. Mục tiêu được đề ra là phát triển du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, từng bước trở thành một trong những trung tâm lớn về du lịch của cả nước, có cơ sở hạ tầng phát triển, với nhiều loại hình và sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo thu hút ngày càng đông khách du lịch đến thăm quan và nghỉ lại dài ngày ở Ninh Bình. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh, bền vững và hiệu quả, gắn với việc bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân. Theo quy hoạch này,tổ chức không gian phát triển du lịch Ninh Bình bao gồm 7 khu du lịch chính; 9 tuyến du lịch nội tỉnh và 10 tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2010 doanh thu du lịch đạt 435,6 tỷ đồng (39,6 triệu USD) năm 2015 đạt 1.518 tỷ đồng (138 triệu USD).
Đặc biệt , ngày 13/7/2009, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đánh giá lại những kết quả phát triển du lịch trong những năm qua, từ đó đề ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, trong thời gian này, du lịch Ninh Bình cần hướng tới những mục tiêu chủ yếu sau:
47
Huy động các nguồn lực, tập trung khai thác hợp lý tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, xây dựng Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước.
Phấn đấu đến năm 2015 đón 3 triệu lượt khách du lịch trở lên, trong đó có 1 triệu lượt khách quốc tế; thu hút 900.000 - 1000.000 trở lên khách lưu trú tại Ninh Bình, trong đó có 350.000 - 400.000 khách quốc tế. Từ năm 2015 trở đi, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân 10%/năm.
Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cho du lịch, đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên. Ưu tiên đầu tư xây dựng các khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng (Resort) từ 3 - 5 sao. Đồng thời quan tâm đúng mức việc phát triển các làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê để phát triển loại hình du lịch ở nhà dân (Homestay)
Hoàn chỉnh đầu tư xây dựng và phương thức quản lý các khu du lịch lớn. Từ nay đến 2015 tập trung hoàn chỉnh khu Tràng An, chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư và sông Sào Khê, kênh Gà Vân Trình, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, sân golf, khu du lịch hồ Đồng Thái, Tam Cốc - Bích Động,…
Đào tạo nghề và việc làm cho người lao động: đến năm 2015, lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 8000 - 10.000 người (2009 là 1000), lao động gián tiếp là 20.000 người (2009 là 5350).
Thu nhập du lịch đến năm 2015 đạt 1500 tỷ đồng, các năm tiếp theo tăng trưởng bình quân 15%/năm. Thu nhập từ du lịch năm 2020 trở đi chiếm trên 10% GDP toàn tỉnh.
Nghị quyết cũng nêu lên những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, sát thực cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đó. Thứ nhất, xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch. Thứ hai, đầu tư phát triển hạ tầng du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch. Thứ ba, huy động các nguồn lực
48
về tài chính, các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, kêu gọi đầu tư, ưu đãi đầu tư; tranh thủ nguồn bổ sung vốn đầu tư có mục tiêu từ Trung ương; hàng năm dành tỷ lệ thích đáng vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh cho phát triển du lịch. Thứ tư, tăng cường công tác quả lý Nhà nước về du lịch. Thứ năm, phát triển thị trường, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch. Thứ sáu,
chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Thứ bảy,
nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về phát triển du lịch.
Như vậy, từ sau khi tái lập tỉnh, trải qua 4 nhiệm kì đại hội Đảng bộ, chủ trương đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn được đề ra như một mục tiêu chiến lược và có tính xuyên suốt. Vì thế du lịch Ninh Bình luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. Các cơ chế, chính sách pháp luật về du lịch luôn được đổi mới và hoàn thiện nhằm tạo môi trường pháp lý cho công tác quản lý hoạt động du lịch, thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch.
2.2.2. Quá trình đẩy mạnh kinh tế du lịch ở tỉnh Ninh Bình từ năm 2006 đến năm 2010 đến năm 2010
- Công tác quản lý Nhà nước về du lịch
Ngày 3/8/2006, Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định về việc Ban hành Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch tỉnh Ninh Bình. Việc cơ cấu lại tổ chức của Sở Du lịch và kiện toàn Ban quản lý Nhà nước về du lịch là nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh du lịch Ninh Bình lên ngang tầm với các địa phương khác trong cả nước.
Năm 2008, thực hiện chủ trương của Trung ương, nhằm tiếp tục hoàn thiện bộ máy Quản lý Nhà nước về du lịch, ngày 3/3/2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ra Quyết định số 422/QĐ-UBND về việc hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch và Sở Văn hóa, Thông tin thành Sở Văn hóa, Thể thao và
49
Du lịch.
Tiếp đó, ngày 16/10/2009, theo chủ trương được đề ra tại Nghị quyết 15- NQ/TU, Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định số 399/QĐ-CT Về việc thành lập Hiệp hội Du lịch Ninh Bình. Hiệp hội ra đời với mục đích là tập hợp, liên kết các doanh nghiệp để hợp tác, hỗ trợ nhau trong kinh doanh, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm du lịch, bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên, cùng nhau góp sức phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
Đối với các huyện, thị, Ủy ban nhân tỉnh đã phối hợp với Sở Du lịch từng bước xây dựng hệ thống quản lý Nhà nước về du lịch ở cấp địa phương, nơi có điểm du lịch, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch, quy hoạch du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đồng thời tích cực tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án phát triển du lịch, tạo điều kiện cho các chủ dự án đầu tư phát triển du lịch thực hiện đúng tiến độ đầu tư đã được Ủy ban nhân tỉnh phê duyệt. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng chỉ đạo các đơn vị kinh doanh du lịch đẩy mạnh công tác đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh du lịch ở các khu, các điểm du lịch và các cơ sở kinh doanh lưu trú.
Đặc biệt, ngành du lịch Ninh Bình đã quan tâm, chú trọng hơn đến việc xây dựng cơ chế quản lý và mô hình quản lý các khu du lịch lớn, thực hiện Luật Du lịch, Ninh Bình là tỉnh đầu tiên trong cả nước đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu áp dụng mô hình Ban quản lý khu du lịch để quản lý khu du lịch. Ban quản lý khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý, giải quyết những vướng mắc đã tồn tại nhiều năm ở điểm du lịch Tam Cốc - Bích Động như tổ chức, sắp xếp, bố trí hợp lý các bộ phận: bán vé, điều hành đò, hướng dẫn, chụp ảnh, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Năm 2007, gắn biển số đò cố định cho 650 chiếc thuyền. Hàng tháng, Ban quản lý tổ chức giao ban với công an và Ủy ban nhân dân xã Ninh Hải
50
(Hoa Lư) đánh giá tình hình phục vụ khách, những việc đã làm được và chưa làm được đồng thời bàn biện pháp khắc phục những khó khăn, tồn tại. Do đó, khách đến du lịch ngày một đông, hình ảnh khu du lịch sạch đẹp đã được lập lại. Đối với khu núi chùa Bái Đính là một khu du lịch mới, đang thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình cũng đã xây dựng quy chế quản lý hoạt động bán hàng, xe ôm, chụp ảnh, trông giữ xe… Để đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực này, Giám đốc công an tỉnh đã ra quyết định thành lập cụm an ninh khu vực Bái Đính, gồm 5 - 6 cán bộ chiến sĩ công an chính quy, phụ trách cụm 4 xã Gia Minh, Gia Phong, Gia Lạc, Gia Sinh. Ngay sau khi thành lập, cụm an ninh này đã tích cực phối hợp với công an các xã trong khu vực nhất là công an xã Gia Sinh duy trì thường xuyên chế độ trực, bảo vệ tại địa bàn khu vực quanh núi chùa Bái Đính. Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân, vấn đề văn minh du lịch tại các khu, điểm trên địa bàn tỉnh dần đi vào nề nếp.
Năm 2006, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 1556/2006/QĐ-UBND về ưu đãi, đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Theo đó, các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình sẽ được nhận nhiều chính sách ưu đãi về đơn giá thuê đất, thuê mặt trước; ưu đãi về vốn đầu tư; ưu đãi lãi suất vay vốn, lãi suất cho thuê tài chính và phí cung cấp các dịch vụ của ngân hàng và các tổ chức tín dụng; ưu đãi về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng và giải phóng mặt bằng; hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương; ưu đãi về thông tin quảng cáo; về thủ tục hành chính; hỗ trợ các dịch vụ xúc tiến kêu gọi đầu tư. Đặc biệt, đối với một số dự án quan trọng có quy mô lớn, có tác động mạnh đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ từng trường hợp cụ thể và khả năng ngân sách của tỉnh để có những ưu đãi riêng và được báo cáo Hội đồng nhân
51 dân tỉnh tại kì họp gần nhất.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân tỉnh còn thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc triển khai đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh du lịch của các dự án đã được chấp thuận đầu tư trong lĩnh vực du lịch và việc sử dụng đất của các chủ dự án; thẩm định chất lượng các hạng mục công trình.
Đối với vấn đề quản lý các cơ sở lưu trú, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên tổ chức thẩm định và tái thẩm định các cơ sở lưu trú du lịch. Qua đó đã lập được danh sách chi tiết các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung, những năm 2006 - 2010, các mặt quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã dần đi vào nề nếp, bộ máy tổ chức được điều chỉnh hợp lý. Đã tạo ra được cơ chế, chính sách thông thoáng, hấp dẫn nhằm thu hút vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư và kinh doanh du lịch tại Ninh Bình. Công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh các vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch được duy trì, chất lượng dịch vụ, phục vụ được nâng lên. Việc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp đã làm tích cực và đang trong quá trình củng cố, phát huy kết quả.
- Lao động ngành du lịch