Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 (Trang 47 - 49)

2000 đến năm 2005

2.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

- Số lượng khách du lịch

Trong những năm từ 2000 đến 2005, nhờ những chủ trương đúng đắn của Đảng bộ tỉnh trong việc huy động, thu hút các nguồn lực đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa, tôn tạo các di tích, danh thắng, các khu du lịch, khách sạn, nhà nghỉ; cùng với việc ngành du lịch Ninh Bình chú trọng nhiều hơn cho công tác tuyên truyền, quảng bá, tăng cường đầu tư các dự án phát triển du lịch quy mô lớn… nên lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày một tăng.

Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến Ninh Bình thời kì 2001 - 2005

Đơn vị tính: Lượt khách Tổng số khách du lịch Khách quốc tế Khách nội địa Năm Số lượng % tăng

so với năm trước Số lượng % tăng so với năm trước Số lượng % tăng so với năm trước 2001 510.700 13,24 159.850 44,01 350.850 3,19 2002 647.072 26,70 254.375 59,13 329.697 11,93 2003 739.671 14,31 218.805 -13,98 520.866 32,64 2004 877.343 18,61 287.900 31,58 589.443 13,17 2005 1.021.236 16,46 329.847 14,57 619.389 17,30

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình

Bên cạnh việc tăng lên về lượng khách, cơ cấu khách cũng có sự thay đổi rõ nét. Khách quốc tế đến Ninh Bình chiếm trung bình khoảng trên 30% so với

43

tổng lượng khác. Lượng khách du lịch nội địa đến Ninh Bình ngày một tăng. Trong các điểm du lịch ở Ninh Bình, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch sinh thái Vân Long,… là nơi có lượng khách du lịch lớn nhất và có xu hướng tăng mạnh nhất. Ngoài ra còn phải kể đến một số điểm du lịch khác như: cố đô Hoa Lư, vườn quốc gia Cúc Phương, khu suối nước nóng Kênh Gà…

- Doanh thu du lịch

Trong những năm 2000 - 2005, do chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào kinh doanh du lịch của Đảng bộ tỉnh nên trên địa bàn tỉnh đã nhanh chóng hình thành một mạng lưới du lịch và dịch vụ du lịch rộng khắp. Nhờ đó, họat động kinh doanh du lịch của Ninh Bình đạt hiệu quả cao hơn và doanh thu của ngành du lịch tăng một cách đáng kể.

Bảng 2.2: Doanh thu của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình(2001 - 2005)

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

Tổng DT 30,5 40,4 41,6 51 63,1

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình

Với mức tăng trưởng về doanh thu du lịch nói trên, ngành du lịch Ninh Bình cũng có đóng góp đáng kể trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, trở thành nguồn vốn đầu tư phát triển những ngành khác trong tỉnh Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung. Tính tổng các khoản mà ngành du lịch Ninh Bình đã nộp cho ngân sách Nhà nước (bao gồm cả nghĩa vụ thuế và các khoản lệ phí khác) từ năm 2001 đến năm 2005 là 26,15 tỷ đồng và mức đóng góp cũng tăng lên theo từng năm.

Bảng 2.3: Đóng góp vào ngân sách Nhà nước của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình (2001 - 2005)

44

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

Nộp NSNN 3,5 4,63 4,5 6,06 7,46

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình

Những năm gần đây, dịch vụ phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh bắt đầu đã có sự đa dạng, sôi động, với nhiều loại hình như dịch vụ lưu trú, giải trí, vận tải, ăn uống, trao đổi sản phẩm truyền thống, hàng lưu niệm, tranh ảnh nghệthuật… Nhiều địa phương như Ninh Hải (Hoa Lư), Gia Vân (Gia Viễn)… nhờ khai thác và đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ du lịch như chở đò, thêu ren, bán hàng lưu niệm mà kinh tế địa phương có sự chuyển biến rõ nét. Ở các xã này tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đã chiếm trên 50% trong cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 (Trang 47 - 49)