Đảng bộ tỉnhNinh Bình lãnh đạo kinh tế du lịch từ năm 2000 đến

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 (Trang 38 - 41)

6. Bố cục khóa luận

2.1.Đảng bộ tỉnhNinh Bình lãnh đạo kinh tế du lịch từ năm 2000 đến

năm 2005

2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về kinh tế du lịch từ năm 2000 đến năm 2005

Giai đoạn 2000 - 2005 có một vị trí đặc biệt quan trọng với các tỉnh thành trong cả nước nói chung và Ninh Bình nói riêng. Đây là giai đoạn mở đầu thế kỉ XXI, mở đầu thiên niên kỉ mới, cả nước cùng chung sức thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng, tiếp tục cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, có vùng đồng bằng, ven biển, đồi núi có điều kiện phát triển nền nông nghiệp hàng hóa toàn diện; có tiềm năng lớn về đá vôi chất lượng cao và ngành nghề truyền thống để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến; có tiềm năng lớn và phong phú để phát triển du lịch; có lực lượng lao động dồi dào, có tuyến đường giao thông quan trọng đi qua, với cơ sở vật chất, kĩ thuậtvà những kết quả, kinh nghiệm đã đạt được trong những năm qua, Ninh Bình hoàn toàn có thể tạo được những chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tháng 1/2001, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIV được tiến hành đã tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII; thảo luận, quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu trong 5 năm tới (2001 - 2005) nhằm phát

34

huy sức mạnh của Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh. Phương hướng chung được đề ra trong 5 năm tới là “Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,… khai thác, phát huy nội lực, tiềm năng, thế mạnh của địa phương… xây dựng Ninh Bình ngày càng giàu đẹp” [28, tr. 42].

Tiếp đó, trong bản báo cáo chính trị được trình bày tại Đại hội ngày 2/1/2001 đã nêu lên những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnhtrong thời gian tới là: “Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu và tăng trưởng kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp toàn diện, theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng nhanh nhịp độ tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [28, tr. 45]. Báo cáo cũng chỉ rõ nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đối với từng ngành kinh tế. Riêng đối với ngành du lịch, Báo cáo tiếp tục nhấn mạnh: “Tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh phong phú về cảnh quan thiên nhiên, về di tích lịch sử, kiến trúc, về điều kiện giao thông thuận lợi, những cơ sở vật chất đã được đầu tư xây dựng và những kinh nghiệm trong các năm qua, tạo bước phát triển mới về du lịch trong 5 năm tới. Tập trung làm tốt việc xây dựng và thực hiện quy hoạch các điểm du lịch, trước hết là khu Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư và thị xã Ninh Bình, từng bước quy hoạch, khai thác các nơi khác một cách vững chắc, có hiệu quả, đồng thời bảo đảm tốt dịch vụ khách sạn, hàng lưu niệm, tạo điều kiện hết sức thuận lợi và hấp dẫn đối với khách du lịch tại các điểm du lịch và nơi ăn ở, để thu hút khách đến ngày một đông và ở lại dài ngày” [28, tr. 52 - 53].

Cũng nhằm cụ thể hóa đường lối đó của Đảng bộ tỉnh, ngày 18/12/2001 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình ra Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển du lịch từ nay đến 2010. Nghị quyết 03-NQ/TU có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với du lịch Ninh Bình trong những năm đầu của thế kỉ mới. Nghị quyết khẳng định lại quyết tâm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

35

của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình. Bên cạnh việc đánh giá tình hình hoạt động du lịch của tỉnh trong giời gian qua, cũng như những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, Nghị quyết đưa ra những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh từ năm 2001 đến năm 2010.

Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu chung cho du lịch Ninh Bình: “Tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh phong phú về cảnh quan thiên nhiên, về di tích lịch sử, kiến trúc, về điều kiện giao thông thuận lợi, những cơ sở vật chất đã được đầu tư xây dựng và những kinh nghiệm đã có, tạo bước phát triển mới về du lịch trong những năm tới… Phấn đấu đến năm 2005, giá trị kinh tế du lịch và các ngành kinh tế dịch vụ khác chiếm tỉ trọng 30% trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, tạo đà vững chắc cho du lịch những năm tiếp theo” [29, tr. 2 - 3].

Bên cạnh đó, trong từng giai đoạn cụ thể, Nghị quyết cũng đề ra những mục tiêu thích hợp. Giai đoạn 2000 - 2005, tập trung xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, tranh thủ mọi nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời tạo đà và thu hút đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ có năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài. Hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và một số hạng mục chủ yếu thuộc khu di tích Tam Cốc - Bích Động, khu cố đô Hoa Lư, thị xã Ninh Bình; từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình, Vân Long - Địch Lộng - Động Hoa Lư. Lập dự án khả thi các khu du lịch: phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, hồ Yên Đồng, Yên Thắng, động Mã Tiên. Khuyến khích phát triển du lịch sinh thái khu vực hồ Đồng Chương, du lịch tắm ngâm Cúc Phương; xây dựng, sửa chữa, nâng cấp một số cơ sở ăn nghỉ phục vụ khách. Đa dạng hóa các loại hình du lịch, làm tốt các khâu dịch vụ, phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng để thu hút khách đến thăm quan du lịch ngày một tăng, phấn đấu đến năm 2005 đón được 1 triệu lượt khách, trong đó khác quốc tế 300.000 người,

36

doanh thu đạt 100 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 10 tỷ đồng.

Sau khi Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh ủy được ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ra Quyết định số 1811/QĐ-UB ngày 9/10/2002 về việc phê duyệt Chương trình hành động du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2002 - 2005. Theo chương trình này, toàn tỉnh bố trí đầu tư, khai thác các khu du lịch tập trung từ 2001 đến 2010 bao gồm: Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động và cố đô Hoa Lư; Khu du lịch trung tâm thị xã Ninh Bình với Dục Thúy Sơn - Ngọc Mỹ Nhân và Hồ Kỳ Lân; Khu du lịch Vườn quốc gia Cúc Phương, Kỳ Phú, Đồng Chương; Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình, Vân Long, Địch Lộng, động Hoa Lư; Khu du lịch phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn và thị xã Tam Điệp; Khu du lịch hồ Yên Đồng, hồ Yên Thắng, động Mã Tiên; Khu du lịch Nhà thờ Đá Phát Diệm - Vùng ven biển Cồn Thoi.

Tháng 12 năm 2005, Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần XIX được tổ chức đã tổng kết tình hình 5 năm xây dựng và phát triển Ninh Bình theo các chương trình, phương hướng, kế hoạch phát triển giai đoạn 2001 - 2005. Đại hội cũng tiếp tục khẳng định một lần nữa Chủ trương “Coi kinh tế du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2010, doanh thu đạt 350 tỷ đồng” [30, tr. 66]. Trong thời gian tới, tỉnh Ninh Bình cần “có biện pháp mạnh hơn nữa để phát triển du lịch, dịch vụ, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử và danh thắng trên địa bàn” [30, tr. 16].

2.1.2. Quá trình đẩy mạnh kinh tế du lịch ở tỉnh Ninh Bình từ năm 2000 đến năm 2005 đến năm 2005

- Công tác quản lý Nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 (Trang 38 - 41)