KẾT QUẢ PHÂN LẬP VI KHUẨN.

Một phần của tài liệu Theo dõi và đánh giá tình hình kháng sinh của một số chủng vi khuẩn thường gặp trong nhiễm khuẩn tiết niệu tại bệnh viện việt đức (Trang 35 - 38)

Nghiên cứu trên 198 mẫu nước tiểu có cấy vi khuẩn niệu dương tính gồm bệnh nhân khám Tiết niệu và phẫu thuật Tiết niệu, của bệnh nhân khoa phẫu thuật Tiết niệu chúng tôi phân lập được các chủng vi khuẩn sau:

Bảns 16: Kết quả phân lập vi khuẩn

STT Loại vi khuẩn Số lượng %

Các vi khuẩn Gram âm 181 80,1

1 Escherichia coli 60 26,5 2 Pseudomonas aeruginosa 50 22,1 3 Enterobacter 35 15,6 4 Citrobacter 12 5,3 5 Proteus mirabilis 11 4,9 6 Klebsiella pneumoniae 7 3,1 7 Acinetobacter 5 2,2 8 Proteus cepacia 1 0,4

Các vi khuẩn Grant dương 45 19,9

1 Enterococus faecalis 32 14,1

2 Staphylococus epidermidis 9 4,0

3 Streptococcus pyogenes 4 1,8

14.1%

Enterobacter

15.6%

p.aeruginosa

22.1%

Biểu đồ 2 : Tỷ lệ vi khuẩn phân lập được

Nhân xét:

Bảng 16 và biểu đồ 2 cho thấy vi khuẩn phân lập được rất đa dạng. Trong số các vi khuẩn phân lập được thì trực khuẩn Gram âm chiếm đa số (181/226 = 80,1%), còn các cầu khuẩn Gram dương chiếm tỷ lệ thấp (45/226

= 19,9%).

Vi khuẩn đứng đầu trong trực khuẩn Gram âm là E.coli ( 26,5%), sau đó là p .aeruginosa (22,1%); Enterobacter (15,6%).

Trong các cầu khuẩn Gram dương thì E.faecalis gặp nhiều nhất (14,1%), đứng thứ tư trong số các vi khuẩn phân lập được.

Tỷ lệ các vi khuẩn phân lập được các nghiên cứu có sự khác nhau do địa điểm nghiên cứu, thời gian nghiên cứu khác nhau. So sánh tỷ lệ phân lập các chủng vi khuẩn chính gây NKTN nghiên cứu này với nghiên cứu của Đặng Thành Đông tại bệnh viện Viêt Tiệp - Hải Phòng được trình bày ở bảng 17:

Bans 17: So sánh các vi khuẩn chủ yếu gây NKTN tại bệnh viện Việt Đức và bệnh viện Việt Tiệp.

^ \ B ệ n h viện Vi k h u í m \ ^ Việt Đức (% ) Việt Tiệp (%)[7] X2 p E.coli 26,5 23,5 0,00057 0,9809 P.aeruginosa 22,1 19,6 0,00053 0,9816 Enterobacter 15,6 19,6 0,00109 0,9737

Tỷ lệ phân lập E.coli, p .aeruginosa, Enterobacter ờ kết quả này cũng gần với kết quả nghiên cứu của Đặng Thành Đông tại khoa ngoại bệnh viện Viêt Tiệp - Hải Phòng [7]. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các tỷ lệ này (p>0,05). Hầu hết các nghiên cứu E.coli vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong NKTN, sau đó là p.aeruginosaEnterobacter, kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả của các tác giả (bảng 1).

Tỷ lệ phân lập E.faecalis chiếm 14,1 % thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Duy Cường ở bệnh nhân đặt ống thông bàng quang là 33% [6] và Phan Thị Bích Hồng là 15,2% [11]. Nhưng cao hơn kết quả của các tác giả khác (bảng 1), điều này cũng phù hợp vói lâm sàng ngoại khoa vì E.faecalis có khả năng xâm nhập vào tế bào niêm mạc đường tiết niệu đặc biệt khi biểu mô đường tiết niệu bị tổn thương và chiếm tỷ lệ cao nhất trong NKTN ở bệnh nhân có đặt dụng cụ ở đường niệu [6,10].

Citrobacter là trực khuẩn Gram âm gây nhiễm khuẩn cơ hội, gặp tỷ lệ ít trong các nghiên cứu, kết quả phân lập được Citrobacter ở nghiên cứu này cũng gần vói các nghiên cứu của các tác giả trong nước (bảng 1).

Theo các nghiên cứu thì proteus là trực khuẩn Gram âm hay gặp nhất trong sỏi tiết niệu, theo Kiều Chí Thành thì proteus chiếm 32,02% trong nhiễm khuẩn sỏi tiết niệu [15]. Nghiên cứu của Đặng Thành Đông trong phẫu thuật sỏi

tiết niệu thì chủng vi khuẩn phân lập được không có proteus [7], còn trong nghiên cứu này tại bệnh viện Việt Đức chỉ chiếm tỷ lệ 5,3 %-

3.3. KẾT QUẢ CHUNG VỂ TÍNH NHẠY CẢM VỚI KHÁNG SINH CỦAMỘT SỐ VI KHUẨN CHỦ YÊU GÂY NHIỄM k h u ẩ n t i ế t n i ệ u

Một phần của tài liệu Theo dõi và đánh giá tình hình kháng sinh của một số chủng vi khuẩn thường gặp trong nhiễm khuẩn tiết niệu tại bệnh viện việt đức (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)