Nghiên cứu 600 mẫu nước tiểu của hai nhóm bệnh nhân khám tiết niệu và phẫu thuật tiết niệu có chẩn đoán nghi ngờ NKTN, kết quả có 198 mẫu nước tiểu dương tính (có NKTN). Phân bố NKTN của nhóm bệnh nhân khám Tiết niệu và phẫu thuật Tiết niệu này được thể hiện trong bảng 13:
Bảng. 13: Phân bố NKTN ở nhóm bệnh nhân khám tiết niệu và phẫu thuật tiết niệu
Bệnh nhân Mẫu nghiên cứu Mẫu dương tính
Khám tiết niệu 255 125
Ở phòng khám tiết niệu ngoại khoa chủ yếu là bệnh nhân đã từng phẫu thuật ở khoa Tiết niệu. Tuy nhiên vì thời gian nghiên cứu ít, nên việc theo dõi được số bệnh nhân khám tiết niệu này rất phức tạp, vì vậy chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm (được trình bày sau) trên bệnh nhân điều trị nội trú có cấy nước tiểu.
♦ Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu trước, trong và sau phẫu thuật
Nghiên cứu trên 345 bệnh nhân điều trị nội trú có cấy nước tiểu, thu được 73 mẫu nước tiểu dương tính (có nhiễm khuẩn). Tỷ lệ NKTN trước phẫu thuật, trong phẫu thuật và sau phẫu thuật của nhóm bệnh nhân này được thể hiện trong bảng 14:
B ảns 14: Tỷ lệ NKTN trước, trong và sau phẫu thuật Trước phẫu
th u ật Trong phẫu thuật Sau phẫu thuật
n % n % n %
Nhiễm khuẩn 15 30,0 20 16,7 38 21,7
Không nhiễm
khuẩn 35 70,0 100 83,3 137 78,3
Tổng cộng 50 100,0 120 100,0 175 100,0
* Nhiễm khuẩn tiết niệu trước phẫu thuật.
Bảng 14 cho thấy kết quả soi cấy 50 mẫu nước tiểu của bệnh nhân có triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu trước phẫu thuật thì 15 mẫu có vi khuẩn niệu dương tính, chiếm 30,0%.
Kết quả nghiên cứu này thấp hơn Nguyễn Trọng Chính nghiên cứu tại bệnh viện TWQĐ - 108 là 42,7 % [5]. Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn để có chỉ định điều trị kháng sinh trước phẫu thuật là cần thiết, tránh nguy cơ lây
nghiên cứu này chỉ tiến hành trên bệnh nhân có triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu, thường gặp ở bệnh nhân nặng có ứ nước thận, chưa đánh giá được bệnh nhân NKTN tiềm tàng. Vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu về tỷ lệ bệnh nhân nhiễm khuẩn trước phẫu thuật. Theo nghiên cứu Đoàn Thị Hồng Hạnh thì bệnh nhân trước mổ sỏi tiết niệu chiếm tỷ lệ NKTN tiềm tàng cao nhất (5,6%)[10].
* Nhiễm khuẩn tiết niệu trong phẫu thuật.
Bảng 14 cho thấy trong 120 mẫu nước tiểu được cấy đếm thì có 20 mẫu có vi khuẩn niệu dương tính, chiếm 16,7%.
Theo dõi được NKTN trong mổ rất quan trọng, tránh được những hậu quả nguy hiểm, dẫn đến nhiễm trùng hậu phẫu cho bệnh nhân và đánh giá chính xác NKTN không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan. Ở nghiên cứu này chỉ tiến hành lấy bệnh phẩm trên những bệnh nhân ứ nước thận do sỏi trong mổ. Vì vậy số liệu chỉ có tính chất tham khảo.
Kết quả nghiên cứu NKTN trong mổ ít thấy đề cập, theo Nguyên Trọng Chính nghiên cứu tại bệnh viện TWQĐ - 108 tỷ lệ nhiễm khuẩn trong phẫu thuật tiết niệu là 42,7% [5].
* Nhiễm khuẩn tiết niệu sau phẫu thuật.
Bảng 14 cho thấy kết quả soi cấy trên 175 mẫu nước tiểu ở bệnh nhân có triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu sau phẫu thuật thì có 38 mẫu có vi khuẩn niệu dương tính, chiếm 21,7%.
Kết quả này cũng gần vói kết quả của Nguyễn Kỳ và cộng sự nghiên cứu tại bệnh viện Việt Đức 23,4% [12].
Đánh giá nhiễm khuẩn tiết niệu sau phẫu thuật rất quan trọng cho việc đánh giá nhiễm khuẩn bệnh viện và biện pháp vô trùng của bệnh viện. Tuy nhiên việc đánh giá nhiễm khuẩn tiết niệu sau phẫu thuật rất phức tạp, vì bệnh nhân được chỉ định cấy nước tiểu khi có triệu chứng nhiễm khuẩn hoặc
phác đồ điều trị không có kết quả. Vì vậy đánh giá NKTN tiềm tàng chưa có. Và bệnh nhân sử dụng kháng sinh trước khi cấy nước tiểu là phổ biến, dẫn đến kết quả âm tính nhiều hơn. Theo Trần Đức tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu sau phẫu thuật lên đến 84,0% và dai dẳng sau 6 tháng còn 10,4% [8]. Vì vậy việc điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu hậu phẫu cần dựa trên kháng sinh đồ.
♦ Yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn tiết niệu.
Yếu tố thuận lợi đóng vai trò khá quan trọng trong nhiễm khuẩn tiết niệu, đặc biệt là nhiễm khuẩn tiết niệu ngoại khoa. Nghiên cứu trên 73 bệnh nhân điều trị nội trú cấy nước tiểu có vi khuẩn niệu dương tính và làm kháng sinh đồ, xác định yếu tố thuận lợi chiếm 71,2%
Bấĩiíỉ 15: Các yếu tố thuận lợi gây NKTN.
Yếu tố thuận lợi Số lượng %
Sỏi tiết niệu 21 28,8
u xơ tiền liệt tuyến 15 20,5
Có tiền sử hoặc đang đặt ống thông bàng quang
20 27,4
Sau phẫu thuật 10 13,7
Chấn thương niệu đạo 2 2,7
Dị vật bàng quang - tiết niệu. 4 5,5
Tổng 52/73 71,2
Bảng 15 cho thấy chiếm tỷ lệ cao nhất trong các yếu tố nguy cơ là sỏi tiết niệu (28,8%). Đứng thứ hai là bệnh nhân đặt ống thông bàng quang (27,4%). Bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến chiếm 20,5%. Bệnh nhân sau phẫu thuật cũng chiếm tỷ lệ cao trong các yếu tố thuận lợi (13,7%).
sỏi gây ứ đọng nước tiểu, gây xây sát đường niệu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập đường niệu. Rất nhiều tác giả đã nghiên cứu và thấy rằng trong các nguyên nhân gây ứ đọng nước tiểu tạo điều kiện thuận lợi cho NKTN thì yếu tố hàng đầu phải kể đến là sỏi tiết niệu[10,12,15]. Kiều Chí Thành nghiên cứu trên bệnh nhân sỏi tiết niệu thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu chiếm 48,8%[15]. Theo Đoàn Thị Hồng Hạnh nghiên cứu tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển (Uông Bí) tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân sỏi tiết niệu là 44,4%[10]. Các nghiên cứu trên cho thấy đứng trước một bệnh nhân sỏi tiết niệu cần cấy nước tiểu để phát hiện sớm nhiễm khuẩn tiết niệu.
Về nguy cơ đặt ống thông bàng quang ở nghiên cứu này chiếm 27,4% đứng thứ hai trong số các yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn tiết niệu. Kết quả này cao hơn các tác giả nghiên cứu ở bệnh viện Bạch Mai Ỉ3%[11], ở bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển 5,5%[10] và thấp hơn kết quả của Nguyễn Duy Cường nghiên cứu trên bệnh nhân hồi sức cấp cứu có đặt ống thông bàng quang cho thấy 64,0% bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiết niệu [6]. Điều này cũng phù hợp với thực tế lâm sàng ở ngoại khoa, hầu hết bệnh nhân vào viện đều sử dụng ống thông bàng quang. Các số liệu trên cho thấy NKTN sau đặt ống thông bàng quang là khá phổ biến, do vậy việc đặt ống thông tiểu được chỉ định khi thật cần thiết, nên rút ra ở thời điểm sớm nhất có thể. Yà nhiễm khuẩn tiết niệu do đặt ống thông tiểu phần lớn do p.aeruginosa, một vi khuẩn hiện nay kháng rất nhiều kháng sinh và rất khó điều trị [6,20].
Tiền liệt tuyến là yếu tố quan trọng nhất liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu ở nam giới. Vói vai trò bài tiết chất kháng khuẩn hữu hiệu, tiền liệt tuyến góp phần vào cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại tình trạng nhiễm khuẩn, khi tiền liệt tuyến bị viêm nó dễ dàng trở nên nguồn gốc cho sự tái nhiễm khuẩn của đường niệu. Theo Benjamin A.lipsky nghiên cứu tại Hoa Kỳ năm (1977 - 1978) trong 1000 nam giới có bệnh đường niệu thì có 40% có NKTN trong đó viêm tiền liệt tuyến chiếm 25% [18]. Theo một nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tiền liệt tuyến NKTN chiếm 6,5% [11]. Kết quả
nghiên cứu này cao hơn các kết quả của các tác giả khác, nhưng phù hợp vói thực tế lâm sàng bệnh u xơ tiền liệt tuyến là một trong những bệnh hay gặp trong phẫu thuật tiết niệu ở nam giới lứa tuổi 61 - 92. Việc điều trị nhiễm khuẩn ở những bệnh nhân này rất khó, vì tại ổ nhiễm khuẩn kháng sinh rất khó đạt được nồng độ tác dụng, nên làm kháng sinh đồ là rất cần thiết để lựa chọn kháng sinh trong điều trị và cho liệu trình điều trị dài ngày.
Yếu tố nguy cơ sau phẫu thuật cũng làm gia tăng NKTN, gặp ở bệnh nhân vào viện với tiền sử phẫu thuật sỏi hoặc u bàng quang, niệu đạo.