4.4.5.1. Quy mô công ty
Giả thuyết 1: Quy mô công ty có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt.
Theo kết quả hồi quy ở bảng 4.7 cho thấy Giá trị Sig = 0.282 > mức ý nghĩa
5%. Tác giả bác bỏ giả thuyếtnghiên cứu đưa ra.
Điều này cho thấy rằng Quy mô của các công ty niêm yết trên thị trường
tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của công ty. Kết quả này khác với các nghiên cứu trước đây
của các nước trên thế giới, trong khi đó ở Việt Nam thì chưa có nghiên cứu nào đưa
ra kết quả này. Do quy mô công ty được tính bằng cách lấy logarit của tổng tài sản
mà tổng tài sản tăng lên hay giảm xuống phụ thuộc vào các khoản mục trên bảng cân đối kế toán như tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản
phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu,…nên thực tế
các công tyở Việt Nam chỉ quan tâm đến vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản,.. chưa quan tâm đến việc nắm giữ
tiền mặt theo mức độ quy mô bởi vì theo lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết dòng tiền tự do dự đoán mối quan hệ giữa quy mô công ty và nắm giữ tiền mặt tương quan dương bởicác công ty lớn thường đạt được nhiều thành công.
Theo mô hìnhđánh đổi thì quy mô công ty và nắm giữ tiền mặt có mối tương
quan âm. Các nghiên cứu củaFerreira và Vilela (2004), Saddour (2006) và Drobetz
và Grüninger (2007) cũng cho rằng quy mô công ty và việc nắm giữ tiền mặt có mối tương quan âm với nhau.
Cùng với quan điểm vớilý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết dòng tiền tự do
nghiên cứu của Afza và Adnan (2007), Megginson và Wei (2010), Kafayat và các cộng sự (2014) cho rằng các công ty cóquy mô càng lớnthì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn.
4.4.5.2. Sở hữu Nhà nước
Giả thuyết 8: Sở hữu Nhà nước có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt
Dựa vào kết quả bảng 4.7, cho thấy Giá trị Sig = 0.391 > mức ý nghĩa 5%.
Bác bỏ giả thuyết nghiên cứu đưa ra, nghĩa là sở hữu Nhà nước không mối quan hệ
với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM. Điều này có thể giải thích bởi đa phần các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM đều có tỷ lệ sở hữu Nhà nướcnên các công ty này có khả năng vẫn còn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước và vẫn
còn giữ được một số đặc quyền trong kinh doanh như khả năng tiếp cận nguồn vốn
tín dụng, quyền sử dụng đất, độc quyền mua hoặc độc quyền bán... nên việc nắm
tâm và ở Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu nào liên quan đến việc nắm giữ tiền
mặt của các công ty có sở hữu nhà nước.
Còn theo nghiên cứu của Megginson and Wei (2010) nghiên cứu ở các công
ty Trung Quốc cho thấy rằng mức độ của việc nắm giữ tiền mặt giảm xuống khi tăng sở hữu Nhà nước.
4.4.5.3. Chi trả cổ tức
Giả thuyết 9: Chi trả cổ tức có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt
Kết quả hồi quy cho thấy Giá trị Sig = 0.795 > mức ý nghĩa 5%. Bác bỏ giả
thuyếtnghiên cứu đưa ra.
Với kết quả này cho thấy việc chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM không có mối tương quan với việc nắm giữ tiền mặt.
Nghĩa là các công ty có chi trả cổ tức hay không có chi trả cổ tức không có ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của công ty. Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu
nào tìmđược kết quả việc chi trả cổ tức có liên quan đến việc nắm giữ tiền mặt của
công ty, có thể là do các công tyở Việt Nam chỉ quan tâm đến chỉ số tài chính khác, hoặc có thể đem lượng tiền mặt dư thừa (nếu có) đầu tư vào những dự án có lợi
nhuận cao hơn là đem tiền đi trả cổ tức… vì chi trả cổ không tạo ra lợi nhuận nên ít
quan tâm đến việc nắm giữ tiền mặt nhiều hay ít.
Kết quả hồi quy này của tác giả cũng giống với kết quả nghiên cứu ở Việt
Nam của Nguyễn Ngọc Thiện (2014) việc chi trả cổ tức không có ảnh hưởng đến
việc nắm giữ tiền mặt. Mặt khác, trong lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết dòng tiền tự do cũng không đưa ra việc nắm giữ tiền mặt và chi trả cổ tức.
Trong khi đó ở mô hìnhđánh đổi cho rằng, các công ty chi trả cổ tức có thể gia tăng thêm quỹ bằng cách cắt giảm chi trả cổ tức thay vì tiếp cận thị trường vốn, do đócác công ty chi trả cổ tức sẽ dự kiến nắmgiữ ít tiền mặt hơn. Đồng quan điểm
với mô hình đánh đổi, nghiên cứu của Hofmann (2006), Afza và Adnan (2007), Kim và các công sự (2011)cũng cho rằng các công ty chi trả cổ tức cao sẽ nắm giữ
tiền mặt ít hơn.
Ngược với các nghiên cứu trên thì nghiên cứu của Nguyen (2005), Saddour (2006), Drobetz và Grüninger (2007), Kafayat và các cộng sự (2014) nhận định
rằng các công ty phải có lượng tiền mặt nhiều hơn để chi trả cổ tức cho các cổ đông, do đó chi trả cổ tức có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt của công
ty.
4.4.5.4. Ngành nghề
Giả thuyết 10: Ngành nghề có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt.
Theo kết quả hồi quy cho thấy Giá trị Sig = 0.339 > mức ý nghĩa 5%. Bác bỏ giả thuyết nghiên cứu đưa ra, cho thấy ngành nghề công ty cũng không có mối tương quan với việc nắm giữ tiền mặt. Đây là biến mới tác giả đưa vào mô hìnhđể
kiểm tra việc nắm giữ tiền mặt của các công ty sản và phi sả xuất trên thị trường
chứng khoán TP.HCM. Ở Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu nào xác định ngành nghề công ty có ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt. Do xu hướng chung của các
công ty Việt Nam chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu như lợi nhuận, doanh thu, tổng tài sản, đòn bẩy tài chính, dòng tiền,….ít quan tâmcác chỉ số tiền mặt cho từng ngành nghề cụ thể.
Còn theo nghiên cứu của Kafayat và cộng sự (2014) nghiên cứu các công ty ở Pakistan thì cho rằng các ngành công nghiệp khác nhau thì việc nắm giữ tiền mặt
cũng khác nhau, tuy nhiên việc nắm giữ tiền mặt của các ngành công nghiệp còn phụ thuộc vào sự khác nhau của vốn lưu động ròng,đòn bẩy tài chính, quy mô công ty, chi tiêu vốn và chi trả cổ tức.
Tóm lại, qua các bước kiểm định mô hình và kết quả hồi quy cho thấy rằng
mô hình nghiên cứu đề xuất phù hợp với dữ liệu mà tác giả đã thu thập trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2011 –2013. Kết quả các biến trong
mô hình nghiên cứu cũng đã giải thích được 67,9% sự biến thiên của việc nắm giữ
tiền mặt của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong đó
biến:
Vốn lưu động ròng (NWC), Dòng tiền (CF), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), Đòn bẩy tài chính (LEV) và tuổi công ty (AGE) có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt.
Chi tiêu vốn (CAPEX) thì có mối tương quan âm đến việc nắm giữ tiền mặt
của các công ty niêm yết.
Riêng biến Quy mô công ty (lnSIZE), sở hữu Nhà nước (STATE), chi trả cổ
tức (DIV) và ngành nghề công ty (KIND) không có mối tương quan.
Bên cạnh đó, kết quả hồi quy cũng chứng minh được một vài điểm mới mà các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam chưa được xem xét là:
Những công ty có tuổi thọ càng cao thì tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công
ty này càng nhiều hơn so với các công ty có tuổi thọ càng ít, bởi vì ở các công ty
này có thời gian hoạt động lâu, thị trường kinh doanh ổn định và có mối quan hệ tốt
với khách hàng cũng như các tổ chức tín dụng nên việc kinh doanh, lợi nhuận sẽ ổn định hơn các công ty còn non trẻ.
Sở hữu nhà nước và ngành nghề kinh doanh không có sự tác động nào đến
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN
Chương này trình bày phần tổng kết sau khi nghiên cứu đề tài, bao gồm những kết luận quan trọng của đề tài nghiên cứu và xem xét những hạn chế của đề tài. Đồng thờitác giả đưa ra những giải phápgợi ý cho việc nắm giữ tiền mặt của các công ty cũng như là các hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài.