Mô tả các biến trong mô hình và phương pháp đo lường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM (Trang 48)

3.5.1. Biến phụ thuộc (Cash) –Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt

Biến phụ thuộc CASH là tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của công ty i trong năm t.

Trong bài nghiên cứu trước của Ogundipe và cộng sự (2012), Kafayat và cộng sự (2014) đưa ra công thức tính tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của công ty.

Tuổi côngty

Biến phụ thuộc

Biến độc lập

CASH

Quy mô công ty

Vốn lưu động ròng Dòng tiền Đòn bẩy tài chính Chi tiêu vốn ROA Tỷ lệ sở hữu Nhà Nước Chi trả cổ tức Ngành nghề

Cash = Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng Tài sản ròng

Tổng Tài sản ròng = Tổng Tài sản –Tiền và các khoản tương đương tiền.

3.5.2. Các Biến độc lập Quy mô Công ty (Size)

Một trong những biến cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc nắm giữ tiền mặt

của công ty là quy mô. Theo mô hình đánh đổi thì chi phí huyđộng vốn ở các công

ty lớn ít hơn nên họ đã dự kiến nắm giữ tiền mặt ít hơn. Còn theo lý thuyết trật tự

phân hạng cho rằng các công ty lớn thì muốn thành công nhiều hơn do đó họ cần

phải có nhiều tiền hơn sau khi kiểm soát các khoản đầu tư của họ.

Mặt khác trong bài nghiên cứu của Ogundipe và cộng sự (2012), Kafayat và cộng sự (2014) cũng cho rằng quy mô công ty có mối tương quan dương đến việc

nắm giữ tiền mặt của công ty. Theo nghiên cứu của Ogundipe và cộng sự (2012),

Kafayat và cộng sự (2014) đo lường biến Quy mô công ty bằng cách lấy logarit tự

nhiên của Tổng tài sản.

Size = ln (Tổng tài sản)

Tác giả kỳ vọng biến này có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt.

Vốn lưu động ròng (Net working capital - NWC)

Vốn lưu động ròng cũng là nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng nắm giữ

tiền của các công ty.Theo mô hìnhđánh đổi thì các tài sản lưu động khác ngoài tiền

có thể thanh lý trong trường hợp thiếu hụt tiền mặt, thì các tài sản lưu động đó xem như là một cách thay thế của việc nắm giữ tiền mặt. Do đó, các công ty có nhiều tài sản lưu động thay thế thường được mong đợi nắm giữ ít tiền mặt. Còn theo Wenfeng Wu và cộng sự (2011), Kafayat và các cộng sự (2014) thì cho rằng vốn lưu động ròng có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt.

Theo Ogundipe và cộng sự (2012), Kafayat và cộng sự (2014) đo lường biến

bằng cách tính như sau:

NWC = Tài sản ngắn hạn –Nợ ngắn hạn Tổng tài sản ròng

Dòng tiền (Cash Flow –CF)

Dòng tiền của công ty được xác định là lợi nhuận sau thuế và khấu hao chia

cho tổng tài sản. Khi dòng tiền mặt của công ty tăng lên có khuynh hướng là hoạt động kinh doanh đang hoạt động tốt, công ty sẽ giảm nắm giữ tiền mặt còn theo lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng các công ty có dòng tiền cao sẽ nắm nhiều tiền

mặt hơn. Nghiên cứu của Frreira và Vilela (2004), Hofmann (2006), Afza và Adnan (2007), Drobetz và Grüninger (2007), Ogundipe và các cộng sự (2012) cũng cho

rằng dòng tiền có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt.

Biến dòng tiền có 2 cách tính. Cánh tính thứ 1 theo Ogundipe và cộng sự

(2012):

CF = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao

Tổng Tài sản ròng

Còn cách tính thứ 2 thì theo Nahandi và cộng sự (2011), Chen và Liu (2013) dòng tiền được tính như sau:

CF = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Tổng Tài sản

Trong bài này nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách tính số 2 để làm biến độc

lập xác định nhân tố quyết định việc nắm giữ tiền mặt công ty.

Tác giả kỳ vọng biến này có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền

mặt.

Đòn bẩy tài chính (Leverage–LEV)

Theo mô hình đánh đổi sự gia tăng của đòn bẩy tài chính có thể làm cho công ty phá sản, với đòn bẩy tài chính cao hơn được dự kiến sẽ nắm giữ tiền mặt

nhiều hơn. Theo lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng nợ tăng trưởng khi đầu tư vượt

quá lợi nhuận giữ lại và thấp xuống khi đầu tư ít hơn lợi nhuận giữ lại. Các nghiên cứu trước cũng chỉ ra rằng có mối tương quan âm giữ đòn bẩy tài chính và nắm giữ

tiền mặt. Đòn bẩy tài chính được Ogundipe và cộng sự (2012), Kafayat và cộng sự

(2014) tính bằng:

LEV = Tổng nợ

Tổng Tài sản

Chi tiêu vốn(Capital Expenditure–CAPEX)

“Chi tiêu vốn là chi phí tiền mặt dự kiến tạo ra một dòng các lợi ích tiền mặt trong tương lai kéo dài hơn một năm. Ví dụ:

-Đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng để mở rộng sản xuất hoặc để bước vào một

lĩnh vực kinh doanh mới.

- Thay thế một tài sản cố định hiện có.

- Chi phí cho một chiến dịch quảng cáo, một chương trình nghiên cứu phát

triển.

- Các đầu tư vào việc gia tăng thường xuyên mức hàng tồn kho hay các

khoản phải thu mục tiêu.

- Các đầu tư và việc giáo dục và huấn luyện nhân viên.” (Trần Ngọc Thơ và

cộng sự, 2005, trang197).

Các nghiên cứu trước cho thấy rằng những công ty có chi tiêu vốn nhiều hơn

thì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Còn theo nghiên cứu của Kim và cộng sự (2012),

Kafayat và cộng sự (2014) cho rằng chi tiêu vốn có mối tương quan âm với việc

nắm giữ tiền mặt.

Chen và Liu (2013) và Kafayat và cộng sự (2014) đo lường chi tiêu vốn bằng

cách:

CAPEX = (TSCĐ năm nay – TSCĐ năm trước) + Khấu hao Tổng Tài sản ròng

Tác giảkỳ vọng biến này có mối tương quanâm với việc nắm giữ tiền mặt.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổngtài sản (Return on Asset- ROA)

Biến độc lập ROA được tính theo như trong bài nghiên cứu củaOgundipe và cộng sự (2012), và kỳ vọng rằng ROA có mối tương quan dương với việc nắm giữ

tiền mặt của công ty.

ROA = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Tổng Tài sản

Tuổi công ty (Firm age)

Theo nghiên cứu củaGao và cộng sự (2013) thì tuổi công ty là số năm kể từ

Tác giả kỳ vọngnhững công ty có thời gian hoạt động lâu thì tình hoạt động

kinh doanh của công ty càng ổn định nên việc nắm giữ tiền mặt của công ty sẽ

nhiều hơn.

Sở hữu nhà nước(STATE)

Phần vốn góp sở hữu nhà nước là phần vốn góp được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn khác của Nhà nước do một cơ quan nhà nước

hoặc tổ chức kinh tế làm đại diện chủ sở hữu. Cấu trúc vốn chủ sở hữu của nhà

nước bằng tỷ lệ giữa vốn nhà nước trên tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Ký hiệu là STATE

Tỷ lệ Sở hữu nhà nước= tỷ lệ % sở hữu nhà nước của các công ty.

Tác giả sử kỳ vọng rằng có mối tương quan dương việc nắm giữ tiền mặt ở

các công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước.

Chi trả cổ tức (Dividend)

Theo mô hình đánh đổi cho rằng, các công ty chi trả cổ tức có thể gia tăng

thêm quỹ bằng cách cắt giảm chi trả cổ tức thay vì tiếp cận thị trường vốn, do đó người chi trả cổ tức sẽ dự kiến nắm giữ ít tiền mặt hơn. Ngược với các nghiên cứu

trên thì nghiên cứu của Nguyen (2005), Drobetz và Grüninger (2007), Kafayat và các cộng sự (2014) nhận định rằng các công ty phải có lượng tiền mặt nhiều hơn để

chi trả cổ tức cho các cổ đông, do đó chi trả cổ tức có mối tương quan dương với

việc nắm giữ tiền mặt của công ty. Vì vậy, tác giả kỳ vọng có mối tương quan dương giữ chi trả cổ tức và nắm giữ tiền mặt.

Nghiên cứu của Kafayat và cộng sự (2014) đo lường chi trả cổ tức bằng

cách:

DIV = 1 nếu công ty có chi trả cổ tức bằng tiền mặt vào năm t, ngược lại là 0.

Đặc điểmNgành nghềkinh doanh (Kind)

Trong bài nghiên cứu này, để so sánh việc nắm giữ tiền mặt trong hai lĩnh

vực sản xuất và phi sản xuất. Tác giả sử dụng biến giả (ký hiệu Kind) được đo lường bằng cách: Kind = có giá trị là 1 nếu là công ty thuộc lĩnh vực sản xuất và 0 cho trường hợp khác. Tác giả kỳ vọng rằng ngành nghềcó mối tương quan dương đến việc nắm giữtiền mặt.

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các biến độc lập và kỳ vọng về dấu

Stt Biến Tên biến Cách tính

Giảthuyết về

chiều tương

quan với biến phụthuộc Biến phụthuộc

1 CASH Tỷlệtiền mặt Cash = Tiền và các khoản tương đương tiền / Tổng tài sản ròng

Biến độc lập

1 SIZE Quy mô công ty Size = ln (Tổng tài sản) + 2 NWC Vốn lưu động ròng NWC = (Tài sản ngắn hạn–Nợngắn hạn) / Tổng tài sản ròng + 3 CF Dòng tiền CF = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh/ Tổng tài sản + 4 LEV Đòn bẩy tài chính LEV = Tổng nợ/ Tổng tài sản +

5 CAPEX Chi tiêu vốn

CAPEX = (TSCĐ năm nay – TSCĐ năm trước) + Khấu hao / Tổng tài sản ròng

-

6 ROA Tỷsuất lợi nhuận trên tổng tài sản

ROA = Lợi nhuận từhoạt động kinh

doanh / Tổng tài sản. +

7 AGE Tuổi công ty AGE = ln (tuổi công ty) +

8 STATE Sởhữu Nhà nước STATE = tỷ lệ % sở hữu nhà nước của

các công ty. +

9 DIV Chi trảcổtức Nếu công ty có chi trả là 1, ngược lại là

0 +

10 KIND Ngành nghề

Kind có giá trịlà 1 nếu là công ty thuộc lĩnh vực sản xuất và 0 cho trường hợp khác.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày kết quả nghiên cứu thu được từ quá trình phân tích số liệu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2011–2013 thông qua phần mềm xử lý thống kê SPSS 20.0. Kết quả được trình bày dưới dạng thống kê mô tả, kiểm định tương quan và hồi quy tuyến tính các biến trong mô hình nghiên cứu. Sau đó tác giả nhận xét và phân tích kết quả thu thập được.

Với dữ liệu được thu thập gồm có 246 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM, nhưng trong đó tác giả đã loại 9 công ty ra khỏi mẫu gồm có 2

công ty chứng khoán, 6 công ty là Ngân hàng–Bảo hiểm và 1 công ty trong năm có thay đổi chính sách kế toán từ năm dương lịch sang năm tài chính. Dữ liệu được

nghiên cứu trong thời gian từ 2011 đến năm 2013 gồm có 711 mẫu quan sát được

tác giả tập hợp lại theo dạng dữ liệu bảng.

4.1. Phân tích thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc

4.1.1. Phân tích thống kê tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty chi trả cổ tứcvà không có chi trả cổ tức và không có chi trả cổ tức

Bảng 4.1. Bảng thống kê nắm giữ tiền mặt của các công ty chi trả cổ tức và không có chi trả cổ tức Tên biến Mẫu quan sát Phần trăm % Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn DIV Không có chi trả cổ tức 321 45.1 .07975 .308820 Có chi trả cổ tức 390 54.9 .16256 .257901 Total 711 100.0 .12518 .284826

Nguồn: Kết quả phântích SPSS từ số liệu thu thập

Qua bảng trên cho thấy trong 711 mẫu quan sát có 321 mẫu không có chi trả

cổ tức, chiếm tỷ lệ 45,10%. Số mẫu có chi trả cổ tức là 390 mẫu, chiếm 54,90%

trong tổng số mẫu quan sát. Như vậy trong giai đoạn nghiên cứu nắm giữ tiền mặt

của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM cho thấy số lượng

Mặt khác, bảng trên cũng cho thấy những công ty không có chi trả cổ tức có

tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình là 7,975%. Trong khi đó ở các công ty có chi trả

cổ tức có tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình là 16,256%. Như vậy, chứng tỏ rằng các

công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2011 –

2013, nếu có chi trả cổ tức thì tỷ lệ nắm giữ tiền mặt nhiều hơn so với công ty

không có chi trả cổ tức.

4.1.2. Phân tích thống kê tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty có sở hữu Nhànướcvà không có sở hữu Nhà nước nướcvà không có sở hữu Nhà nước

Bảng 4.2. Bảng thống kê nắm giữ tiền mặt của các công ty có sở hữu Nhà

nướcvà không có sở hữu Nhà nước

Tên biến Mẫu quan sát Phần trăm % Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn STATE Sở hữu khác 315 44.3 .1076 .3685 Sở hữu Nhà nước 396 55.7 .1391 .1935 Total 711 100.0 .1252 .2848

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS từ số liệu thuthập

Theo kết quả thống kêở Bảng 4.2 thì trong 711 mẫu quan sát thì có 315 mẫu

không có tỷ lệ sở hữu nhà nước, chiếm 44,3% và có 396 mẫu là có sở hữu nhà

nước, chiếm 55,7% trong tổng số quan sát. Chứng tỏ rằng trong giai đoạn nghiên cứu các công ty có sở hữu nhà nước chiếm nhiều hơn so với các công ty không có

sở hữu Nhà nước.

Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty có sở hữu Nhà nước là 13,91% trong

khi đó ở các công ty không có sở hữu Nhà nước chỉ có 10,76%. Như vậy tỷ lệ nắm

giữ tiền mặt trong giai đoạn này, các công ty có sở hữu Nhà nước nắm giữ tiền mặt cao hơn so với các công ty không có sở hữu Nhà nước.

4.1.3. Phân tích thống kê tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty sản xuấtvà phisản xuất sản xuất

Bảng 4.3.Bảng thống kê nắm giữ tiền mặt của các công tysản xuấtvà phi sản xuất Tên biến Mẫu quan sát Phần trăm % Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn KIND

Công ty phi sản xuất 438 61.6 .1376 .3428

Công ty sản xuất 273 38.4 .1051 .1494

Total 711 100.0 .1252 .2848

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS từ số liệu thuthập

Một biến khác cũng được xem xét trong bài là công ty sản xuất và công ty phi sản xuất, trong dữ liệu nghiên cứu thì đa số chủ yếu là các công ty phi sản xuất,

có 438 mẫu chiếm 61,6% còn công ty sản xuất chỉ có 273 mẫu, chiếm 38,4% trong

tổng số mẫuquan sát việc nắm giữ tiền mặt của các công ty.

Sau khi phân tích, Bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty

niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn nghiên cứu 2011 –

2013,ở lĩnh vực phi sản xuất là 13,76% và lĩnh vực sản xuất là 10,51%.

4.1.4. Phân tích thống kê tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty sản xuấtvà phisản xuất có chi trả cổ tức hoặc không có chi trả cổ tức sản xuất có chi trả cổ tức hoặc không có chi trả cổ tức

Bảng 4.4. Bảng thông kê kết hợp giữa biến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt, ngành nghề và chi trả cổ tức.

Tên biến

KIND

Công ty phi sản xuất Công ty sản xuất

DIV DIV Không có chi trả cổ tức Có chi trả cổ tức Không có chi trả cổ tức Có chi trả cổ tức

Mean Mean Mean Mean

CASH .0927 .1776 .0565 .1405

Qua bảng 4.4 cho thấy kết quả như sau:

- Ở các công ty phi sản xuất: Các công ty không có chi trả cổ tức thì tỷ lệ

nắm giữ tiền mặt trung bình là 9,27% và có chi trả cổ tức thì nắm giữ tiền mặt trung

bình là 17,76%.

- Ở các công ty sản xuất: Các công ty không có chi trả cổ tức thì tỷ lệ nắm

giữ tiền mặt trung bình là 5,65% và các công ty có chi trả cổ tức thì tỷ lệ nắm giữ

tiền mặt trung bình là 14,05%.

Như vậy nhìn chung, các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2011 –2013 dù thuộc ngành nghề sản xuất hay không sản

xuất nếu công ty có chi trả cổ tức thì việc nắm giữ tiền mặt sẽ tăng lên nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)